Ngày 1 tháng 1 âm lịch hàng năm là ngày vía Phật Di Lặc, một trong những vị Phật quen thuộc và được chúng sinh tôn sùng. Với nét mặt rạng rỡ, thân hình đầy đặn, tai to mặt lớn, thờ Phật Di Lặc còn được coi là Thần Tài mang tới may mắn, phúc lộc và sung túc.
Ngày vía 8/2, hiểu đúng về cách thờ Phật Di Lặc |
Di Lặc nguyên ngữ theo tiếng Phạn có nghĩa là “vô năng thắng”. Theo kinh sách nhà Phật, Di Lặc Bồ Tát trải qua 4000 năm tuổi thần tiên tu trong nội viện, tương đương 56 triệu năm nhân gian. Sau khi giáng thế tu tập dưới tàng cây trở thành Phật, là Hiền Kiếp Ngàn Phật ngũ vị.
Phật giáo có câu chuyện Tam Thế Phật, lại phân thành Hoành Tam Thế Phật, Thụ Tam Thế Phật. Thụ Tam Thế Phật, đời trước là Già Diệp Phật, đời hiện tại Thích Ca Mâu Ni Phật, đời tương lai là Phật Di Lặc. Kinh Phật ghi chép, Phật Di Lặc là vị Phật được kế thừa Phật vị của Thích Ca Mâu Ni, gọi là Vị Lai Phật.
Hiện nay, trong tất cả các ngôi chùa đều có thờ Phật Di Lặc với tạo hình là vị sư có dáng người mập mạp, bụng to tròn, cổ đeo chuỗi tràng hạt, nét mặt tươi cười, tai to, thân khoác thiên y, tay phải cầm cành hoa sen, tay trái cầm nhành hoa vô ưu, ngồi kiết già trên tòa đài sen.
Cũng vì vị Phật này tướng phúc hậu, nét mặt tốt lành nên nhiều nơi coi là một vị Thần Tài, thờ cúng tại gia hoặc đặt tượng ở nhà với mong muốn làm ăn phát đạt, thịnh vượng và mọi chuyện hanh thông như ý.
Tuy nhiên, cần phải nhớ Phật Di Lặc là một vị Phật chứ không phải Thần Tài, mà trước Phật thì không thể cầu xin tiền tài danh vọng hay những thứ vật chất khác. Hơn thế nữa, Thần Tài có thể cúng cỗ mặn còn Phật thì lại tuyệt đối cấm kị. Nên nắm rõ điều này để thờ cúng đúng chuẩn.
Ngày 1 tháng 1 âm lịch là ngày sinh của Phật Di Lặc, trong dịp này chúng Phật tử và những người hướng Phật nên đi lễ chùa, cung dưỡng Phật Di Lặc và làm nhiều việc thiện, kết nhiều thiện duyên để tâm thanh tịnh, hưởng phúc báo.
Tin bài cùng chuyên mục:
Tin bài cùng chuyên mục: