Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Bạn có biết: SUY NGHĨ trong từng giây từng phút cũng đã tạo NGHIỆP?

Thứ Hai, 14/06/2021 10:16 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Tuy 5 cách phản ứng với tượng Phật sau đây hoàn toàn khác nhau và không phải cách nào bạn cũng cảm thấy hài lòng nhưng điều quan trọng nhất không nằm ở đó. Bạn hãy cùng khám phá nhé!

Cách phản ứng với tượng Phật hoàn toàn khác biệt

 
Một người nọ khi vô tình đi trên đường bắt gặp một pho tượng Phật chơ vơ một góc mà không biết của ai, anh ta nghĩ thầm:

- Nếu cứ để thế này, lát nữa nếu như có người không biết, lại bước qua pho tượng Phật sẽ tạo nên ác nghiệp mất thôi.
 
Nghĩ vậy nên anh này thỉnh tượng Phật rồi đặt gọn bên đường. Được biết, động cơ của anh ta thuần thiện, cho nên đã tạo thiện nghiệp.
 
Không lâu sau đó, một người khác cũng đi qua nơi này và nhìn thấy tượng Phật để bên đường không biết vì sao lại ở đây, anh này thầm nghĩ:

- Sao người ta để tượng Phật ở đây, trên tượng Phật này chẳng có bất cứ thứ gì che đậy cả, trải qua mưa nắng lâu ngày chắc chắn sẽ hỏng mất.
 
Anh tìm kiếm xung quanh xem có gì che đậy cho pho tượng hay không nhằm mục đích muốn bảo vệ tượng Phật khỏi nắng mưa. Khi tìm thấy một chiếc giày cũ rách ở cạnh đó, anh cầm chiếc giày để lên đầu bức tượng kia rồi mới đi tiếp. 
 
Ở trong tình huống thông thường, hành động như vậy chắc chắn không thể chấp nhận được, nhưng bởi vì động cơ khi ấy của anh ta vô cùng thuần thiện, nên cũng tạo nên thiện nghiệp cho anh ta.
 
Một lát sau, có một người nữa cùng đi ngang qua và tò mò vì thấy có chiếc giày trên tượng Phật, nghĩ bụng:

- Ai lại dám đặt giày lên tượng Phật cao quý như vậy? Đúng là quá đáng giận.
 
Nghĩ vậy, anh ta vội vàng ném chiếc giày đi. Động cơ của người này thuần thiện, cũng coi như đã tạo thiện nghiệp.
 
Tiếp sau đó lại có một người đi tới, anh ta nhìn thấy tượng Phật bị đặt bên đường, nghĩ bụng:

- Thật là thiếu tôn kính, không nên đặt tượng Phật ở chỗ này.
 
Vậy là anh ta tiện tay đặt tượng Phật lên chóp tường gần đó. Do đó, anh ta cũng đã tạo thiện nghiệp.
 
Cuối cùng có một người nữa đi tới, anh ta lại có suy nghĩ hoàn toàn khác:

- Tượng Phật sao lại có thể vứt bỏ ở đây cơ chứ, ta nên đặt ở nhà thành kính cúng dường mới phải chứ.

Vậy là anh ta thỉnh tượng Phật về nhà, lau rửa sạch sẽ, tìm được một nơi thanh tịnh rồi bắt đầu cúng dường, mỗi ngày đều thắp hương vái lạy cúng dường. Người này cũng đã tạo nên thiện nghiệp.
 
Cách phản ứng với tượng Phật
 

Bài học:

 
Bạn có thể không hoàn toàn hài lòng với cách hành động của một vài trong 5 người trên nhưng điều đó không thật sự quan trọng. Điều đáng nói là tất cả ý nghĩ lý giải cho các hành động của họ cho thấy, những người này đều là người có suy nghĩ thiện lành nên sẽ tạo nghiệp lành.

Pho tượng Phật bị bỏ bên đường thực ra lại tượng trưng cho chính tấm lòng của chúng ta:

- Có người lo sợ bị người đời giẫm đạp nên đặt lòng mình ở bên cạnh

- Có người muốn bảo vệ lòng mình, lại đậy một chiếc giày cũ lên

- Có người tấm lòng vô tư, bèn vứt chiếc giày đi

- Có người đặt lòng mình ở trên chóp tường cao để đối xử với thế gian này
 
- Người cuối cùng nhặt lại lòng mình, trân trọng lòng mình.

Trong cuộc đời này, chúng ta đều giống nhau, không ai sang quý hơn ai cả, như Phật từng nói, chính mỗi chúng ta cũng là một vị Phật rồi.

Nghiệp mà con người tạo ra chủ yếu nằm ở động cơ của họ, hành vi chỉ được xếp ở phía sau. Thứ mà chúng ta ít để ý tới nhất chính là suy nghĩ của con người chính là nghiệp. 
 
Bởi vậy, muốn để nghiệp của mình thanh tịnh, nhất định phải có một suy nghĩ thanh tịnh trước
 

Hãy cẩn thận với ý nghĩ của mình

comment leftCon người thích làm việc thiện, dù phúc lành chưa tới, nhưng tai hoạ sẽ cách rất xa.
Tăng Tử
comment right
Cùng một hành động nhưng xuất phát từ tâm ý khác nhau thì nghiệp sẽ khác nhau, chính Đức Phật đã căn dặn: “Này các Tỳ kheo, chính tác ý là nghiệp".
 
Ví dụ, một người lái xe bị mất lái làm chết người thì họ có tội nhưng không kết tội tài xế ấy là giết người được. Thầy thuốc vô tình làm bệnh nhân thiệt mạng cũng không thể kết tội là kẻ sát nhân được. Trường hợp không cố ý giết, chỉ là một việc vô tình thì sẽ không bị kết tội như một kẻ có chủ tâm giết người ngay từ đầu.

Vì thế, ý nghĩ của chúng ta còn đáng sợ hơn cả hành động. Vậy mà ta chỉ thường được khuyên là chớ nên khẩu nghiệp chứ không ai nhắc nhở mình cẩn trọng với từng suy nghĩ.

Thực tế là vì lời nói ra là thứ dễ thấy nhất, dễ bị phát giác nhất nên khi được nhắc nhở, ta dễ dàng lưu ý. Thế nhưng thứ còn có sức mạnh vô hình và có tính quyết định hơn đó là SUY NGHĨ chúng ta lại ít biết, ít để ý tới.

Ví dụ bạn định chửi mắng, trù ẻo ai đó ngay lập tức người ở bên sẽ từ tốn khuyên răn bạn không nên nói lời độc địa như thế, vậy nhưng nếu bạn có suy nghĩ xấu thì chỉ mỗi bạn biết, không ai đọc được suy nghĩ của bạn để mà nhắc nhở.

Theo câu chuyện về cách phản ứng với tượng Phật trên đây có thể thấy 5 người trên tuy chọn cách hành động tuy khác nhau nhưng đều xuất phát từ ý nghĩ tốt lành nên đều tạo ra thiện nghiệp. Từ đó có thể thấy thậm chí hành động còn không quan trọng bằng suy nghĩ!

Vì thế, bạn cần lưu ý rằng, từ nay về sau, không chỉ cẩn thận với ngôn từ của bạn khi ở chốn đông người mà còn phải cẩn thận với những suy nghĩ của bạn khi ở một mình.
 
Phật dạy nên suy nghĩ thiện lương
 
Chúng ta thường không phân biệt quả báo nhãn tiền và quả báo tương lai nên cứ sống ung dung trong tội lỗi mà không biết sợ hãi. Đừng vì thiếu hiểu biết mà cho rằng mình không hành động thì không sao, vì động cơ xúi giục, hại người có thể qua mắt được một số người nhưng bạn đã được "ghi nợ" và có lãi suất từng ngày, đợi ngày đủ duyên bạn sẽ lãnh tội.

Có thể ta không làm chủ được hay điều khiển cuộc sống này diễn ra theo ý mình, nhưng chắc chắn rằng ta có thể làm chủ được những suy nghĩ của mình. Và điều này không thể có được sau một sớm một chiều vì thói quen thường khó bỏ, ta phải học cách từ từ thích nghi với những thói quen suy nghĩ tốt và chúng sẽ dần thay thế những suy nghĩ cũ kỹ, không hay ho gì của bạn trước đây.

Hãy nuôi dưỡng suy nghĩ thiện lành


Thiện ý không phải tự nhiên mà có, hoặc khi ta tự bảo bản thân rằng: Phải nghĩ thiện là ta chuyển sang suy nghĩ thiện ngay được, đó là quá trình ta phải quan sát suy nghĩ của mình để điều chỉnh, việc điều chỉnh cũng chỉ thành công khi ta biết thấu hiểu, cảm thông cho người khác.

Những thứ không thiện lành thực sự không phải ở bên ngoài mà ở bên trong, nằm trong những trái tim của chúng ta. Chúng ta có thể gột sạch vết nhơ với nước nhưng để xóa bỏ những ý nghĩ xấu đang gắn chặt trong tim chúng ta nó cần cả trí tuệ và sự hiểu biết nhất định.
  
Vì theo lời Phật dạy, thứ bạn làm tưởng là cho người nhưng thực ra, mọi việc bạn làm với người khác đều quay về chính mính. Bởi vậy, bất cứ thứ gì bạn mong mình có được, hãy để người khác có được trước.
 
Sự thật là dù bạn tốt với ai, nhìn về lâu dài đều là tốt với bản thân mình. Hãy cứ mãi thiện lương, chỉ cần hỏi lòng mình, chớ so đo được mất. 

Theo góc nhìn của khoa học thì mỗi suy nghĩ, lời nói hay hành động đều phát ra 1 tần số năng lượng nhất định. Đó là lý do Lực Hấp Dẫn được hình thành, và điều đó có nghĩa là khi bạn nghĩ gì nhiều bạn sẽ bị ảnh hưởng và chiêu cảm đến điều đó nhiều, vũ trụ tự nhiên vốn biến hóa tuần hoàn để rồi cuối cùng thứ gì bạn phát ra hay cho đi bạn sẽ nhận lại những cái tương tự ở hình thức khác.

Vì thế, muốn điều gì tốt đẹp đến với mình hãy nghĩ tốt cho người khác trước. Về bản chất ta cũng có ưu - khuyết điểm và người khác cũng vậy, thay vì tập trung vào khuyết, ta chọn ca ngợi cái ưu của họ xem sao. Cứ thử đi bạn sẽ thấy họ vui đến mức nào và sẵn sàng đối xử tốt đẹp với bạn theo cách bạn muốn.

Thay vì quan tâm người khác nghĩ thế nào về mình, ta quan sát tâm ý, xem mình đang nghĩ gì. Hãy tự nhắc nhở mình rằng, luôn nghĩ điều tốt lành về người khác, thân thiện và cởi mở với họ, để thân tâm mình luôn được nhẹ nhàng, an lành, vì nghĩ tốt về người khác tự nó tạo ra hạnh phúc cho mình mà không cần phụ thuộc vào việc người khác nghĩ gì hay có thái độ như thế nào với mình.
 
Nhưng ngược lại, nếu bạn toan tính để lợi cho bản thân càng nhiều, bạn sẽ càng gặp nhiều người toan tính. 
 
Lương thiện là gốc rễ, là nền tảng cơ bản không thể thiếu trong việc làm người, hãy chọn sống lương thiện để có thể bỏ qua cho những thiếu sót của nhau, giúp đỡ chia sẻ với nhau không vụ lợi… cuộc sống cũng nhờ vậy mà trở nên dễ dàng, yên ổn hơn.

Tin cùng chuyên mục

X