1. Cách lập bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên
Việc thờ Phật không phải là việc bắt buộc và với Đức Phật cha mẹ mình chính là hai vị Phật gần gũi nhất mà mình phải phụng thờ, vì thế những ai không còn ông bà cha mẹ thì thờ phụng bát hương tổ tiên, ông bà, cha mẹ là việc cần ưu tiên nhất, sau đó thờ Phật cũng không vấn đề gì.
Với những ai là người đã quy y thì nên thờ cả Phật và gia tiên. Nhưng nên lưu ý Phật thờ trên cao, Gia tiên thờ thấp hơn nếu không sẽ bị quở trách.
Cách thờ thông thường của người miền Trung và miền Nam theo cách “tiền Phật hậu Linh”, nghĩa là Phật ở trước, cao hơn, bàn thờ khác ở sau thấp hơn, trong khi đó, đa số ở miền Bắc thờ ban vong trước thấp, ban Phật sau cao hơn.
Không phải ai cũng có điều kiện để sắp xếp một phòng riêng để thờ Phật, hầu hết các gia đình có nhà nhỏ, thường là chung cư thì có thể thờ phụng ở phòng khách bằng việc để ban thờ nhỏ treo tường.
Nên dùng bát hương to phù hợp với diện tích ban thờ để thắp hương cho sạch sẽ, đường kính từ 20cm đến 25cm đối với bàn thờ rộng và từ 15cm đến 18cm đối với bàn thờ nhỏ.
Trong nhà nên có mấy bàn thờ mới là đúng vì nếu ít quá sợ không đủ chỗ để thờ phụng nhưng nếu nhiều quá sẽ tạo cảm giác ngôi nhà vô cùng lạnh lẽo.
2. Bốc bát hương
Cho dù ban thờ mới, bát hương mới cũng không cần phải thắp hương liên tục, không nên thắp hương 100 ngày đêm theo quan niệm cũ. Phải biết tỉa chân hương vào lúc nào, không nên theo quan niệm cũ là để càng nhiều càng thiêng vì sẽ dễ gây ra cháy, hỏa hoạn.
Hương vòng hiện nay bị trộn rất nhiều bột keo nhựa để tăng độ dẻo, không bị gãy, vì thế khi đốt lên chúng ta ngửi thấy mùi khét, không có lợi cho sức khỏe các thành viên trong gia đình. Một số nơi dùng hương tẩm nước hoa, khi đốt lên rất độc hại, không nên sử dụng loại này.
3. Đốt vàng mã
Nói đến việc đốt vàng mã cho người âm nhận và có cuộc sống no đủ nơi âm gian là quan niệm mê tín. Vì thế phải hiểu rõ về phong tục đốt vàng mã để thấy chúng ta đã làm sai đi ý nghĩa ban đầu của nó đến thế nào.
Từ đó chúng ta mới ý thức lại hành động của mình, chứ việc cấm đoán thường không có ý nghĩa thực sự. Việc đốt vàng mã chỉ có ý nghĩa tinh thần, tưởng nhớ người quá cố mà thôi. Trong ba tạng kinh điển của Phật giáo không có một câu nào khuyên con người đốt vàng mã cả.
Những Phật tử luôn khuyến khích mọi người không nên đốt vàng mã và GHPG chúng ta bằng mọi cách cần loại bỏ được tục đốt vàng mã.
Việc hạn chế đốt vàng mã còn giúp bảo vệ môi trường nói chung và thậm chí còn tiết kiệm được tiền bạc. Nếu làm được điều này, mỗi năm nước ta sẽ tiết kiệm được hơn 1000 tỷ đồng.
Đốt vàng mã không phải là mê tín, bản chất cũng không phải là xấu nhưng nếu cứ đốt vô tội vạ mà không hiểu được ý nghĩa thực sự thì vô tình đã vướng phải
4. Ý nghĩa của việc cúng nước trên bàn thờ Phật
Họa - phúc là do nghiệp duyên của mỗi người, không liên quan gì đến việc động chạm bát hương hay đồ thờ. Quan niệm “không động bát hương” chỉ có ở một số nơi miền Bắc nước ta thôi, ở những nơi khác họ vẫn nhấc bát hương và tượng thờ để lau chùi hàng ngày hoặc hàng tuần.
Việc bao sái lau chùi ban thờ, bát hương, tượng thờ hàng ngày hoặc hàng tuần. Đây là một việc làm hết sức lợi lạc, thực tế và tích được nhiều phước.
Các đồ thờ trên ban thờ phải sắp xếp gọn gàng, ngay hàng thẳng lối, không so le, thò thụt, nên sắm đồ thờ đối xứng nhau cho đẹp, bên trái bên phải hai thứ cân nhau. Ban thờ càng sạch sẽ, trang nghiêm thì phước đức có được từ việc thờ phụng của chúng ta càng lớn!
5. Hoa cắm trên bàn thờ
Từ xa xưa, việc dâng hoa cúng lên bàn thờ gia tiên vào các ngày lễ chạp (Rằm, mùng Một) và thờ phụng tâm linh… là tập tục lâu đời, thể hiện tấm lòng thành kính
6. Bàn thờ Phật thể hiện sự thành tâm
Cúng Phật chỉ cần cúng hoa thơm, quả sạch, nước tinh khiết, xôi chè hoặc cơm trắng, không cần cúng thức ăn khác. Cỗ cúng thần thánh hoặc gia tiên cũng chỉ cần đơn giản, chay mặn tùy hoàn cảnh nhưng khi đã mời Tăng Ni đến cúng thì nên cúng chay, vì tụng kinh, trì chú, niệm Phật trước một mâm toàn cá thịt thì thật không hay và mất hết ý nghĩa.
Tổ tiên ông bà cũng chỉ nhận tấm lòng của chúng ta mà thôi. Cỗ sau khi cúng là để phục vụ người sống chứ ông bà đâu có ăn được gì! Sát sinh hại mạng chỉ gây thêm nghiệp giết hại cho cả tổ tiên lẫn con cháu, âm dương đều tổn hại, cần nhận thức đúng đắn để tránh tạo tội đáng tiếc.
Cúng chay, tụng kinh, trì chú, niệm Phật, phóng sinh…là những việc làm “âm dương lưỡng lợi”. Tại sao chúng ta lại không làm mà nhất định phải giết gà mổ lợn?