Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Liệu có cách giải trừ khẩu nghiệp, tránh được ác nghiệp do mình đã gây ra?

Thứ Ba, 22/06/2021 10:06 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Cách giải trừ khẩu nghiệp cũng tuân theo cách thức của những nghiệp ác mà chúng ta đã gây ra. Nhưng phải nhớ rằng điều này phải xuất phát từ tâm từ bi, sám hối của bạn mới có hiệu quả.
 

Cách giải trừ khẩu nghiệp


Khẩu nghiệp có thể là nghiệp lành nếu điều đã nói gây ra những quả tốt lành do làm lợi cho người xung quanh mình. Khẩu nghiệp có thể là nghiệp ác nếu lời nói gây ra những hậu quả xấu làm hại người khác.

Con người vốn không hoàn hảo nên hầu hết chúng sinh không ít thì nhiều ta cũng đã từng gây ra những hậu quả do khẩu nghiệp. Ta không đủ khôn ngoan hay trí tuệ để lời nào nói ra cũng là lời hay ý đẹp. Vậy làm thế nào để có thể hạn chế hoặc tiêu trừ đi những ảnh hưởng của khẩu nghiệp, không cho chúng tạo ra QUẢ xấu về sau?

Để trị bệnh ta có thể dùng thuốc, liệu pháp tâm lý, thay đổi cách sinh hoạt khoa học hơn... Tương tự như vậy, để trị khẩu nghiệp, ta cũng có nhiều phương pháp để chuyển hóa nghiệp, trong đó có khẩu nghiệp vì chúng ta luôn có cơ hội thay đổi, không có bất thiện nghiệp nào mà không thể giải trừ được, nếu không ai cũng đầy tội lỗi và không có cơ hội để đến cõi Niết Bàn.
 
Vậy làm thế nào để giải trừ khẩu nghiệp, tránh hậu họa về sau? Ta có thể thực hành và sử dụng bốn năng lực đối trị:
 
- Cảm thấy hối hận, biết sám hối về những lời nói bất thiện mà mình đã gây ra
 
- Đặt niềm tin vào sự giúp đỡ của Phật, Pháp và Tăng
 
- Thực hành thiện nghiệp để cân bằng ác nghiệp
 
- Quyết tâm không tái phạm.

Trước hết, việc quan trọng nhất sau khi gây ra khẩu nghiệp, chúng ta phải nhận ra lỗi lầm của mình và ăn năn, sám hối về những gì mình đã làm. Với những gì mình đã gây ra, có trốn tránh hay che giấu cũng chẳng ích gì vì quả ác cũng sẽ tìm đến bạn không sớm thì muộn mà thôi. Do đó, nếu không sám hối thì tội ác ngày càng sâu dày, tốt hơn hết là đối mặt và tìm cách để sửa sai.

Sẽ có người nghi ngờ việc sám hối có xóa sạch được tội lỗi hay không, câu trả lời không cụ thể là CÓ hay KHÔNG vì nó còn tùy thuộc vào rất nhiều điều kiện khách quan lẫn chủ quan, nhưng dù sao khi gây ra tội thì nhất định phải nghĩ tới việc sám hối đầu tiên. Sám hối không chỉ có lợi cho mình, mà còn có lợi cho người, cho tất cả lục đạo pháp giới chúng sinh. 
 
Nếu có thể, trước khi đi ngủ ta nên quán chiếu lại những gì mình làm trong ngày để cảm thấy ăn năn, sám hối về những hành động bất thiện đã tạo trong ngày. Tuy nhiên, ta vẫn có thể giải trừ ác nghiệp cũng như khẩu nghiệp từ nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm trước đó, trong thời thơ ấu, thậm chí là nhiều đời trước đều được, hãy cứ thực hành vì không bao giờ là muộn cả. 

cách giải trừ khẩu nghiệp
 
Nếu thực hành quán chiếu về nghiệp trong đời sống hàng ngày, bạn sớm đủ trí tuệ để nhận thức ra rằng mình chính là chủ nhân của nghiệp và sẽ có trách nhiệm với những hành động của mình. Nhờ đó, bạn sẽ chọn cách sống để tạo ra thiện nghiệp, nghiệp lành bằng việc duy trì thái độ sống đúng đắn, biết chấp nhận những điều bất như ý và tự tìm cách để thích nghi với nó, không còn cảm giác sân hận như trước đây nữa.

Hiểu biết sâu sắc về nghiệp nói chung cũng như khẩu nghiệp nói riêng, giúp bạn thận trọng, cân nhắc trong từng hành động tạo tác để tránh xa các bất thiện nghiệp và phát triển các nhân của hạnh phúc và giải thoát. Điều này chắc chắn sẽ đem đến cho bạn những trải nghiệm an lạc trong hiện tại và tương lai.
 
Với cái nhìn hiểu biết về nghiệp, bạn thấy rằng đời người thật quý giá bởi đó là cơ hội cho bạn tích lũy vô lượng công đức và tịnh trừ vô số ác nghiệp, là nơi duy nhất cho phép bạn tự do quyết định tính chất hạnh phúc hay đau khổ cho đời sống hiện tại cũng như tương lai của mình.

Do đó hãy sử dụng thân người của bạn một cách hiệu quả nhất, tránh xa những dục vọng ảo tưởng thế gian, để có thể tu thân, tu tâm từ nay về sau.
 

Chớ nên tái phạm khẩu nghiệp


Chỉ sám hối thôi chưa đủ, bạn phải lưu ý để tránh việc tái phạm khẩu nghiệp, hạn chế việc này lặp đi lặp lại quá nhiều trong tương lai.

Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, vì thế đừng để xảy ra khẩu nghiệp rồi mới tìm cách sửa sai, hối lỗi. Do đó, không chỉ nhờ dựa vào sám hối hay sự giúp đỡ của Thần Phật mà ngay tự bản thân chính chúng ta cũng phải hàng ngày tìm cách bồi dưỡng trí tuệ và rèn luyện sự tỉnh giác để luôn canh phòng tâm chúng ta không rơi vào những thái độ và trạng thái tiêu cực gây ra khẩu nghiệp.

Giữ được khẩu nghiệp, thành Phật một nửa - Đó là lời răn của sư bà Chiếu Pháp ở Phật Hóa Thiền Tự. Do đó ta luôn nhắc nhở bản thân tránh nói gian dối, nói lời ác, nói hai lời, nói thêu dệt để có được cuộc sống thanh tịnh, an lành hơn từ trong tâm mình.

Khi đối nhân xử thế, không nên thích gì nói nấy, phải nên cẩn thận giữ gìn lời ăn tiếng nói của mình kẻo lại gieo rắc nghiệp xấu, tiếp tục bị đọa lạc trong luân hồi, chịu khổ nơi đường ác. Vì thực ra, chỉ một lần sơ sẩy, một lời nói ác trong mấy giây mà phải chịu quả báo đau khổ nơi ác đạo trong nhiều đời nhiều kiếp thì thật là không đáng.
 
Phật dạy nên kiểm soát lời nói của mình
 
Hãy chọn lời để mà nói ra, ta chỉ nói thì phải nói lời hay ý đẹp, nói những điều lợi ích. Nếu không nói được những điều tốt đẹp thì chúng ta im lặng, chứ tuyệt đối không nói những lời xấu ác để khỏi mang họa vào thân.

Khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất đời người vì vậy Đức Phật dạy chúng sinh phải thực hành khẩu nghiệp sao cho không gây nên nghiệp ác, tức là ăn nói phải đúng pháp để tránh nghiệp dữ do lời nói gây ra, tức là phải thực hành các điều lành về khẩu nghiệp.

Đức Phật dạy: “Nói năng như Chánh pháp, im lặng như Chánh pháp” là vậy. Dân gian cũng có câu ca dao rất hay: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Chúng ta học cách dùng lời nói thiện, dùng những lời hay ý đẹp để ca ngợi, tán dương, an ủi, giúp đỡ mọi người thì sẽ được quả báo an lạc, hạnh phúc lâu dài. Nhất là chúng ta dùng lời hay, ý đẹp mà xưng tán, ca ngợi Tam bảo, cha mẹ, bạn bè, người thân, những người xung quanh thì sẽ được phước báu vô lượng.

Nói những lời thiện lành bằng tâm chân thật cũng đã phần nào phản ánh tâm ta đã được rèn giũa, trở nên tốt đẹp và bình an hơn. Do đó, hãy tin rằng làm điều phúc mới mong hưởng phúc, muốn có tướng mạo đẹp thì tâm ta cũng phải đẹp trước đã.

Trong kinh thường nói, Đức Phật có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp. Trong đó có các tướng tốt của Đức Phật như: răng bốn mươi hai cái trắng đều và đẹp, lưỡi dài đến tai, miệng tỏa ra hương thơm và thường lưu xuất vị cam lồ ngọt ngào tươi mát. Sở dĩ Đức Phật có được những tướng tốt này là do nhiều đời, nhiều kiếp tu khẩu nghiệp mà được. 
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X