Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Đâu mới là cách đọc Om Mani Padme Hum chính xác?

Thứ Hai, 06/08/2018 10:45 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Cách đọc Om Mani Padme Hum ở mỗi quốc gia một khác mặc dù giới Bà La Môn ở Ấn Độ quy định nghiêm ngặt về sự phát âm tuyệt đối chính xác của tiếng Phạn trong các câu thần chú.
 
Trong rất nhiều thần chú, người ta thường nghe nhắc đến thần chú Om Mani Padme Hum (tiếng Tây Tạng là Om Mani Peme Hung). Đây gọi là thần chú “Lục tự đại minh” hay gọi nôm na là thần chú sáu âm, thần chú sáu chữ... Tác dụng của chú Om Mani Padme Hum rất đặc biệt, được cho là có ảnh hưởng đến thanh lọc trên người tụng kinh thần chú cũng như người dân và chúng sinh với một bán kính nhất định của người đó. 
 
Các câu chú thường là tên các vị Phật, Bố Tát, hoặc thần thánh và thần chú Om Mani Padme Hum cũng không phải ngoại lệ. Đây là cách gọi ngài Chenrezig (Quán Âm). Từ quan điểm tuyệt đối, Chenrezig không có tên, nhưng trong phạm vi ý nghĩa tương đối hoặc nghĩa đen, ngài có tên gọi riêng.

Những tên này là trung gian của lòng từ bi, vẻ thanh nhã, và sức mạnh cùng các nguyện ước của ngài làm lợi ích cho chúng sinh. Bằng cách niệm danh hiệu của ngài để những phẩm chất tâm thức được truyền đến ta.

Khi một người niệm chú, người ấy nhận được vẻ thanh nhã của vị thần, bằng cách hình dung vị thần, vị thánh ấy, người niệm chú nhận được vẻ thanh nhã không khác biệt của các vị thánh.
 
cau than chu om mani padme hum la gi
Đâu mới là cách đọc Om Mani Padme Hum chính xác? 
 

Đặc điểm thần chú Om Mani Padme Hum 

 
Theo Stuholme, Alexander thần chú được tìm thấy đầu tiên trong kinh Karaṇḍavyūha (Phật Thuyết Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Kinh) trong Phật giáo Trung Quốc.

Trong kinh đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói rằng: “Đây là câu thần chú lợi lạc nhất. Ngay cả ta cũng gởi ước vọng này tới tất cả triệu vị Phật và nhờ đó đã nhận được lời dạy từ đức Phật A Di Đà”.
 
Tuy nhiên, một số học giả Phật học khác lại cho rằng câu thần chú đã được sử dụng để tu tập trong Phật giáo Tây Tạng là dựa vào tác phẩm Sādhanamālā được xuất bản vào thế kỷ 12.

Có nhiều người dân Tây Tạng chọn câu thần chú này làm pháp môn tu tập cho cả đời mình. Người Phật tử Tây Tạng tin rằng trì chú (niệm chú) “Om Mani Padme Hūm” hoặc bằng cách phát âm to lên, hoặc thầm lặng cho riêng mình nghe, hoặc niệm trong tâm trí, hoặc nhìn câu chữ của thần chú, thì cũng có tác dụng như nhau: Thỉnh được lòng yêu thương và cứu độ của Bồ-tát Quán Thế Âm, ngài là hiện thân của lòng Từ Bi của đức Phật.
 
Chính vì nhìn bản viết của thần chú cũng đươc cho là có cùng hiệu quả, cho nên câu thần chú thường được khắc trên đá, và được đặt ở những nơi người ta có thể thấy được.
 
Mani wheel là guồng quay Mani nổi tiếng có các câu thần chú được viết bên trong các guồng quay được bằng tay, đây được xem là guồng quay cầu nguyện (prayer wheel) để cho Phật tử (Tây Tạng) quay guồng và đồng thời nhìn thấy câu thần chú quay trong guồng. 

Tìm hiểu ý nghĩa của Thần chú trong Bát Nhã Tâm Kinh
Chỉ có duy nhất một câu Thần chú trong Bát Nhã Tâm Kinh nhưng dường như mỗi người lại có cách hiểu khác nhau nhưng đều dựa vào tính Không.
 
 
cach doc om mani padme hum
 

Cách đọc Om Mani Padme Hum

 
Om là âm “Om” đã được dùng trong Yoga nhiều ngàn năm. Khi ngồi Thiền, yogi có tạo tâm Om. Ta có thể thấy âm Om vang rền trong đầu và ngực của ta, làm cho hệ thần kinh rất thư giãn và ngơi nghỉ.
 
Âm cuối “hum” cũng có cũng công dụng khoa học như âm Om.
 
Mani là viên ngọc. Padme là hoa sen.

Thần chú Om Mani Padme Hum có nguồn gốc từ Ấn Độ; Khi nó được chuyển từ Ấn Độ sang Tây Tạng, cách phát âm đã thay đổi bởi vì một số âm thanh trong Phạn ngữ Ấn Độ rất khó cho người Tây Tạng phát âm.

Các vị bồ tát và thần chú là một nguyên thể, nghĩa là một người có thể niệm chú mà không cần thiết phải hình dung, tưởng tượng. Niệm chú vẫn có hiệu quả.

Ở Tây Tạng, nơi mà mặc dầu câu thần chú nầy luôn được vô cùng coi trọng, và luôn ở trên môi của nhiều người trong tất cả những giờ thức dậy, nó được người Tây Tạng đọc thành: “Om mani peme hung” hay “Om Mani Beh Meh Hung”, thay vì: “Om Mani Padme Hūm” (nguyên âm tiếng Phạn).

Các cao tăng nhiều nơi trên thế giới đã phiên âm câu thần chú trực tiếp từ tiếng Phạn ra nhiều thứ tiếng khác như Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản, Triều Tiên, Thái Lan… Phiên âm ra tiếng Trung Quốc thành: 唵嘛呢叭咪吽 (pinyin: Ǎn Mání Bāmī Hōng ). Trong kinh 佛 說 大 乘 莊 嚴 寶 王 : Phật Thuyết Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Kinh (Karaṇḍavyūha Sūtra) thì viết là: 唵麼抳缽訥銘吽 (Ǎn Mání Bōnàmíng hōng). 

Người Việt chúng ta đã không phiên âm trực tiếp từ tiếng Phạn ra tiếng Việt mà đọc câu phiên âm của Trung Quốc theo âm Hán Việt thành: “Úm ma ni bát mị hồng” hay: “Ảm ma ni bát mễ hồng”. Trong Kinh Karaṇḍavyūha thì đọc thành: “Úm Ma Ní Bát Nột Minh Hồng.”
 
Bây giờ, nếu chúng ta phiên âm trực tiếp từ tiếng Phạn ra cách đọc Om Mani Padme Hum theo tiếng Việt: “Ôm Ma Ni Pa (đơ) Mê Huum”. (chữ đơ đọc nhỏ liền với chữ Pa thành một âm, uu đọc dài gấp đôi u). Phiên âm ra tiếng Tây Tạng đọc: “Om Mani Peme Hung” hay “Om Mani Beh Meh Hung.” 
 
Cho dù mỗi dân tộc có cách đọc khác nhau, nhưng ai nấy đều biết đó là thần chú lưu xuất từ đại nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm. Có lẽ quen thuộc nhất với câu thần chú này là người dân Tây Tạng. Họ tin rằng Bồ Tát Quán Thế Âm là vị thần bảo hộ của Xứ Tuyết này, nên câu thần chú “Om mani padme hum” từ lâu đã trở thành quen thuộc và thân thiết đối với họ. Nơi đây, từ thuở nhỏ các em bé chập chững tập nói đã bắt đầu đọc thần chú Om Mani Padme Hum.

Sự yêu cầu nghiêm ngặt của giới Bà La Môn ở Ấn Độ về sự phát âm tuyệt đối chính xác của tiếng Phạn trong các câu thần chú bị thất bại khi Phật giáo được truyền sang các nước khác vì ở những nơi đó các cư dân địa phương không thể nào phát âm chính xác câu thần chú bằng tiếng Phạn được. 
 

Kathy

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X