(Lichngaytot.com) Có đến 95% người không biết rằng bố thí là làm giàu cho chính mình, tất nhiên đó phải là thái độ của một người hoàn toàn muốn cho đi, muốn tốt cho người khác chứ không phải là vì mục đích tư lợi cho chính mình.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
1. Tại sao bố thí là làm giàu cho chính mình?
"Bố thí là làm giàu cho chính mình" nghe qua có vẻ vô lý vì nếu ta đem cho, giúp đỡ, bố thí thì tiền của sẽ hao hụt, làm sao có thể tăng thêm được?
Bạn có thể thử và cảm nhận hiệu quả bất ngờ của "bí quyết làm giàu" này.
Sự thật là một tác giả cuốn sách dạy về tư duy giàu có từng tiết lộ, trong giai đoạn ông nợ nần chồng chất, còn chút tiền để mua quà Giáng sinh cho con nhưng ông cũng ngậm ngùi tặng nó cho người có hoàn cảnh khó khăn. Nghĩ đến việc con không có quà ông rất buồn nhưng nghĩ tới việc tốt mình vừa làm ông cảm thấy được an ủi.
Tuy nhiên, một điều kỳ diệu đã xảy ra ngay ngày hôm sau, một ông chủ nợ đến gõ cửa và muốn xóa một khỏa nợ lớn cho anh vì ông ta vừa hưởng một số tiền thừa kế lớn. Người này cho rằng cần "phát lộc", chia sẻ niềm vui của mình nên muốn đi xóa nợ cho một số người và trong đó có ông.
Cuộc sống là vậy, luôn có những điều bất ngờ xảy ra với những người tốt bụng, có tâm yêu thương bao la rộng lớn.
Vậy nên làm giàu không đơn giản chỉ là việc cố gắng kiếm nhiều tiền hơn mà điều quan trọng đáng là phải biết bố thí đúng cách.
Khi tìm hiểu vì sao tỷ phú không để lại tiền cho con mà lại bỏ chúng hết vào các quỹ từ thiện ta càng hiểu rõ ý nghĩa của việc bố thí này. Tiền bạc chỉ có ý nghĩa với người trên thế gian nên khi ta qua đời thì sẽ không mang theo được nữa. Chúng vô thường tạm bợ không chắc ở lại lâu với mình, ví như một cơn hỏa hoạn, ngập lụt, một lần bị trộm cướp đều có thể lấy đi những gì đã được tích lũy từ lâu.
Bố thí là hành động tốt đẹp mang lại hạnh phúc tới người cho lẫn người nhận. Bên cạnh đó, những người giàu nhất thế giới như Bill Gates, Mark Zuckerberg, Michael Bloomberg... đã biết rõ vấn đề bố thí quan trọng như thế nào nên họ đã hết lòng bố thí khi sản nghiệp của mình.
Nhiều người nói đùa rằng, thực ra đó là cách thông minh để họ "gửi ngân hàng tới kiếp sau" dùng tiếp. Cách nói này không hề đối lập với tư duy về nhân quả, sự thật là càng cho đi chúng ta lại càng nhận về được nhiều hơn.
Bố thí là hành động tốt đẹp mang lại hạnh phúc tới người cho lẫn người nhận. Bên cạnh đó, những người giàu nhất thế giới như Bill Gates, Mark Zuckerberg, Michael Bloomberg... đã biết rõ vấn đề bố thí quan trọng như thế nào nên họ đã hết lòng bố thí khi sản nghiệp của mình.
Nhiều người nói đùa rằng, thực ra đó là cách thông minh để họ "gửi ngân hàng tới kiếp sau" dùng tiếp. Cách nói này không hề đối lập với tư duy về nhân quả, sự thật là càng cho đi chúng ta lại càng nhận về được nhiều hơn.
Không phải ngẫu nhiên trong các lời khuyên về việc lên kế hoạch tài chính, tiền bạc lại luôn có một phần nhỏ cho việc bố thí. Khi tạo thành thói quen cho đi này một cách kiên trì thì tài sản của chúng ta cũng nhờ thế mà được nhân lên.
Bố thí là làm giàu cho chính mình |
2. Cẩn thận với thái độ bố thí của mình
Bố thí không đơn giản chỉ là ở hành động cho đi, điều quan trọng khác nữa trong sự bố thí là thái độ và tư tưởng của người cho.
2.1 Quan trọng ở tấm lòng
Tâm lý phổ biến của chúng ta đó là phải khi ta giàu có mới có thể bố thí, giúp đỡ những người nghèo khó hơn. Ta suy nghĩ rằng bản thân chỉ có chút tiền bạc ít ỏi làm sao tôi có đủ để bố thí giúp đỡ ai... Nhưng khi tìm hiểu bố thí là gì ta sẽ biết rằng việc này được thể hiện qua nhiều hình thức, không chỉ có việc đem tiền bạc phẩm vật cho người khác mà bố thí còn là đem tình thương tới giúp đỡ mọi người, là lời an ủi, vỗ về, khuyến khích, nâng đỡ, góp ý...
Hãy nhớ rằng “của ít lòng nhiều” - nghĩa là người cho đã trao gửi cả tấm lòng của mình vào đó là được, quan trọng vẫn là ở tấm lòng.
Đừng đợi tới khi giàu vì không phải khi nào ta cũng có cơ hội để bố thí, do đó hãy làm ngay khi có thể. Chính cái tấm lòng thương người ,cảm thông nổi khổ của họ mới là cao cả và đáng giá.
2.2 Không nên tiếc rẻ khi cho
Trong Kinh có đoạn nói về hậu quả của kẻ bố thí mà lòng còn tiếc của: “Kẻ nào khi bố thí mà còn đau xót, tiếc nuối thì đời sau nếu kẻ đó giàu có vạn ức thì cũng ngồi trên của cải mà không dám ăn tiêu suốt đời vất vả vì đã trở thành kẻ nô lệ của tiền bạc, của cải cho tới chết”.
Do đó, hãy vô tư thể hiện lòng bố thí của mình, hãy cho người khác bằng tấm lòng nhân ái vị tha, không vì cầu được phước hay vì muốn có phước lành mà bố thí. Thoải mái cho đi mà không so sánh lựa chọn thiệt hơn khi bố thí.
Bố thí mà lòng tiếc rẻ tức là đang không vui, không muốn người mình cho được hưởng tiền hay vật mà mình cho. Tiếc rẻ là chứng tỏ mình còn phân vân, so sánh cân nhắc khi cho, chứng tỏ cho vì áy náy, bị ép buộc hay không thích cho mà phải cho.
Do đó, hãy vô tư thể hiện lòng bố thí của mình, hãy cho người khác bằng tấm lòng nhân ái vị tha, không vì cầu được phước hay vì muốn có phước lành mà bố thí. Thoải mái cho đi mà không so sánh lựa chọn thiệt hơn khi bố thí.
Bố thí mà lòng tiếc rẻ tức là đang không vui, không muốn người mình cho được hưởng tiền hay vật mà mình cho. Tiếc rẻ là chứng tỏ mình còn phân vân, so sánh cân nhắc khi cho, chứng tỏ cho vì áy náy, bị ép buộc hay không thích cho mà phải cho.
Trên đời chúng ta đã từng biết bao người hà tiện keo kiệt, bủn xẻn với bạn bè, người thân. Có người keo kiệt với cả cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh em và ân nhân mình. Khi người ấy sa cơ lỡ vận mới nhận ra bản thân đã sai lầm đến thế nào.
Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người sống tằn tiện với bản thân và người khác không biết sai lầm của mình, thậm chí còn chê cười phê bình chỉ trích người khác keo kiệt hà tiện. Cái mê mờ u tối ấy đã từng bao phủ biết bao người khiến họ không thoát ra được để thấy cái ánh sáng vi diệu của sự giúp đỡ bố thí kẻ khác.
Nếu ta bố thí, giúp đỡ người khác với tấm lòng kiêu ngạo, khinh bỉ, kẻ cả thì cái bao phước báu cũng sẽ tiêu tan.
Sự việc về TikToker Nờ Ô Nô gần đây cho chúng ta thấy rõ điều đó khi anh bị cộng đồng mạng chỉ trích gay gắt sau khi đăng tải clip “Người nghèo ăn gì Nờ Ô Nô cho ăn đó”. Anh tiệp cận người vô gia cư, có hoàn cảnh khó khăn và hỏi họ thích ăn món gì sẽ mua tặng. Tuy nhiên, cách dùng từ ngữ của người này bị đánh giá là chỉ trích, coi khinh người khác.
Sau khi clip được lan truyền, cộng đồng mạng đã phản ứng dữ dội, họ kêu gọi tẩy chay TikToker này sau màn câu tương tác bất chấp, không suy nghĩ đến cảm xúc của người khác đặc biệt là người lớn tuổi.
Giúp đỡ ai đó đang trong hoàn cảnh khó khăn là việc tốt, thế nhưng nếu ta cho đi kèm theo lời trách móc, hắt hủi, chỉ dạy kẻ cả, miệt thị cùng với cách cho bất lịch sự thì sự giúp đỡ trở thành sự khổ đau tủi nhục mà người nhận phải lấy, khiến kẻ đã khổ đau càng thêm khổ đau. Thế nên thái độ cho đi này lại là việc làm rất ác độc.
Trong khi đó, bố thí lại thường bao hàm sự cho đi với lòng thông cảm, thiện tâm, an ủi cầu mong cho người mình cho được đầy đủ hạnh phúc. Vì thế, hãy cẩn thận hơn với mỗi hành động, lời nói của mình khi bố thí, đừng nghĩ rằng mình đã cho họ rồi thì muốn nói gì thì nói, làm gì thì làm.
Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người sống tằn tiện với bản thân và người khác không biết sai lầm của mình, thậm chí còn chê cười phê bình chỉ trích người khác keo kiệt hà tiện. Cái mê mờ u tối ấy đã từng bao phủ biết bao người khiến họ không thoát ra được để thấy cái ánh sáng vi diệu của sự giúp đỡ bố thí kẻ khác.
2.3 Chớ tỏ thái độ của kẻ cả, bề trên
Nếu ta bố thí, giúp đỡ người khác với tấm lòng kiêu ngạo, khinh bỉ, kẻ cả thì cái bao phước báu cũng sẽ tiêu tan.
Sự việc về TikToker Nờ Ô Nô gần đây cho chúng ta thấy rõ điều đó khi anh bị cộng đồng mạng chỉ trích gay gắt sau khi đăng tải clip “Người nghèo ăn gì Nờ Ô Nô cho ăn đó”. Anh tiệp cận người vô gia cư, có hoàn cảnh khó khăn và hỏi họ thích ăn món gì sẽ mua tặng. Tuy nhiên, cách dùng từ ngữ của người này bị đánh giá là chỉ trích, coi khinh người khác.
Sau khi clip được lan truyền, cộng đồng mạng đã phản ứng dữ dội, họ kêu gọi tẩy chay TikToker này sau màn câu tương tác bất chấp, không suy nghĩ đến cảm xúc của người khác đặc biệt là người lớn tuổi.
Giúp đỡ ai đó đang trong hoàn cảnh khó khăn là việc tốt, thế nhưng nếu ta cho đi kèm theo lời trách móc, hắt hủi, chỉ dạy kẻ cả, miệt thị cùng với cách cho bất lịch sự thì sự giúp đỡ trở thành sự khổ đau tủi nhục mà người nhận phải lấy, khiến kẻ đã khổ đau càng thêm khổ đau. Thế nên thái độ cho đi này lại là việc làm rất ác độc.
Trong khi đó, bố thí lại thường bao hàm sự cho đi với lòng thông cảm, thiện tâm, an ủi cầu mong cho người mình cho được đầy đủ hạnh phúc. Vì thế, hãy cẩn thận hơn với mỗi hành động, lời nói của mình khi bố thí, đừng nghĩ rằng mình đã cho họ rồi thì muốn nói gì thì nói, làm gì thì làm.