Bố thí đúng cách - hưởng thụ khi học Phật

Thứ Năm, 29/09/2016 15:13 (GMT+07)

Bố thí là một trong những biện pháp hành thiện tích đức cực kì tốt lành mà Phật dạy nên làm, khuyên nên theo. Nhưng, như bất cứ điều gì trên đời này, bố thí cũng phải tùy duyên và theo sức của mình, không cần quá cố chấp.

Bố thí đúng cách


 
Nhiều người cho rằng, bố thí là rất tốt nên ra sức bố thí, cung dưỡng cho nhà chùa. Điều này không xấu, nhưng cần ghi nhớ nguyên tắc hài hòa, hợp lý. Bố thí đúng cách nhất định phải dựa vào tùy duyên, theo điều kiện của mình. Phật pháp không khuyến khích chúng đệ tử bố thí vượt qua những gì bản thân có, tăng cường gánh nặng, thống khổ và áp lực cho bản thân.
 
Học Phật quan trọng nhất là phải thật vui vẻ, thoải mái, nếu nương theo Phật mà càng lúc càng khổ cực, mượn tiền để bố thí, thì sớm đã mất đi tinht hần của Phật giáo. Học Phật phải là sự hưởng thụ cao nhất, bố thí phải là sự bố thí tùy duyên nhất.
 
Tài sản không phải thước đo của sự bố thí, tấm lòng mới chân chính có ý nghĩa. Có 1 đồng bố thí 1 đồng, có 10 đồng bố thí 10 đồng, có nhiều bố thí nhiều, có ít bố thí ít. Bố thí không mong đền đáp. Chứ đừng nghĩ rằng cứ bố thí thật nhiều, thật nhiều Phật sẽ phù hộ cho phát tài, bố thí 1 được hồi lại 100. Sai lầm như vậy chỉ tự làm khổ mình mà thôi.

 
Ngoài sinh hoạt, trang trải cuộc sống, thừa bao nhiêu mới bố thí bấy nhiêu, mới đúng là bố thí tùy duyên. Vì lẽ đó Phật đối với tất cả chúng sinh đều hợp tình, hợp lý, hợp pháp, tuyệt đối sẽ không tăng thêm gánh nặng, áp lực cho bất cứ ai. 
 
Học Phật không thể mê tín, phải biết phân biệt đúng sai, phải trái, không thể cuồng nhiệt chạy theo tôn giáo mà mêm muội, tán gia bại sản. Phật giáo không chỉ hướng ta tới cái thiện, cái lành, cái thoải mái mà còn là đường hướng để chúng sinh tự chủ, tự cường, giáo dục phát triển tư duy, trí tuệ tiến bộ. Thế nên, hãy là Phật tử hiểu biết.
 
Cung dưỡng Phật, cung dưỡng chúng tăng, bố thí nhân sinh đều là việc phát tâm thiện nguyện, có lòng ắt được chứng cho. Mỗi người chung sức, làm theo điều kiện để Phật pháp thấm nhuần, cuộc đời trở nên đẹp đẽ, nhân văn và tình người hơn.
 
Tin bài cùng chuyên mục: