1. Vì sao Bồ Tát sợ nhân?
Cho dù ta có nhớ hay không thì những việc ác mình từng làm đều phải lãnh hậu quả. Thế nên việc giỏi mà vẫn nghèo là một trường hợp hoàn toàn xảy ra khi một người chỉ giỏi kiến thức thế gian, thích tranh luận văn chương nhưng lại chẳng chịu làm chút việc tốt nào, không chịu giúp người thì cái "giỏi" mà họ tự nhận không giúp họ giàu có được.
- Bố thí Ba-la-mật: Diệt trừ đi tham lam và keo kiệt - nguyên nhân đau khổ.
- Trì giới Ba-la-mật: Khử dẹp được sự buông lung ngạo mạn - nguyên nhân phá hoại đức hạnh.
- Nhẫn nhục Ba-la-mật: Loại bỏ sự nóng giận - nguyên nhân gây nhiều tội lỗi.
- Tinh tấn Ba-la-mật: Loại bỏ sự lười biếng bê tha - nguyên nhân hư thân mất công đức.
- Thiền định Ba-la-mật: Khử dẹp tâm tán loạn - nguyên nhân điên đảo tối tăm.
- Trí huệ Ba-la-mật: Chiếu phá ngu si - nguyên nhân trầm luân sanh tử.
1.1 Nhân mình đã từng gây ra không bao giờ thay đổi được
Hơn ai hết Bồ Tát biết rằng Nhân - Quả rạch ròi, một khi tạo ra Nhân rồi thì không thể nào thay đổi được, sự thật là ngay cả Đức Phật và Thập Đại Đệ tử của Ngài dù đã tu hành tinh tấn nhưng vẫn có cái chết thảm khốc tương ứng với Nhân xấu họ đã gieo từ nhiều kiếp trước.
Đó mới chỉ là một trong số ít nhưng lý do chính khiến Bồ Tất sợ hãi trước cái Nhân mà chúng sinh có thể gây ra mỗi ngày trong cuộc sống của mình. Thậm chí, tội chồng tội nên việc Quả xấu đến là việc không thể nào tránh khỏi nên Ngài càng thương xót, đau đớn thay cho muôn loài khi vẫn đang trôi lăn trong Luân hồi Sinh tử này.
1.2 Thận trọng với cái nhân mình sắp tạo ra
Nếu muốn học theo tấm gương của Bồ Tát thì ít nhất vì biết sợ Nhân nên mỗi lần có Thân, Khẩu, Ý gì chưa tốt hay sắp làm điều sai quấy ta nhận ra sai lầm của mình và biết cách dừng lại.
Muốn hết khổ được vui, không gì hơn là mỗi người chớ gieo cái mầm đau khổ và ngược lại, biết cần mẫn gieo trồng cái mầm an vui.
Không những thế, mỗi ngày không ngừng làm việc thiện, chọn làm việc tốt để thay thế cái nhân xấu bằng cái nhân tốt của mình.
2. Vì đâu chúng sinh sợ quả?
Chúng sinh sợ quả vì chúng ta chỉ sợ những thứ "nhìn thấy được" đó có thể là thất bại ê chề mà ta gánh chịu, việc làm ăn thất bát, bị người phản bội, mất đi người thân,... Chỉ khi điều đó xảy ra với ta thì ta mới biết sợ và đó chỉ là Quả từ cái Nhân mà chúng ta gieo rắc từ kiếp trước mà thôi.
Thế nhưng cho dù ngày nào chúng ta cũng nhắc tới Nhân - Quả nhưng chắc gì đã thức tỉnh và sửa đổi. Cứ phải có Quả thực sự đến với mình, mới biết run sợ nhưng vẫn hàng ngày gieo rắc việc ác, việc bất thiện.
Kẻ trí sợ Nhân, người ngu thì sợ Quả cũng là vậy, chúng sinh là những kẻ mê mờ tâm trí chỉ tập trung vào Quả, luôn sợ những nỗi khổ giữa đợi nhưng lại không tìm cách tránh xa Nhân khổ.
Nắm vững yếu tố này, mới thấy mỗi chúng ta thật sự có trọn quyền định đoạt số phận của chính mình, chẳng cần phải dựa dẫm vào thế lực siêu nhiên nào khác. Cuộc đời của mỗi chúng ta hiện được tươi sáng hay đen tối đều do chính Nhân mình đã tạo ra, thế nên thay vì tập trung vào Quả hãy thận trọng hơn với cái Nhân của mình.
Mỗi người phải can đảm nhận lấy trách nhiệm của mình, không oán trách kêu ca, không than thân tủi phận; gan dạ trong cuộc sống hiện tại song phải khôn ngoan chọn Nhân tốt đẹp ngay từ bây giờ.
Hoặc cầu mong mình được giàu có ai nấy đều ủng hộ mình, mà không chịu làm việc bố thí, giúp đỡ người lúc cùng khốn. Lại có người cầu cho gia đình mình hòa vui hạnh phúc nhưng lại toàn nói những lời chia rẽ, cầu nguyện gia đình mình sum họp thuận hòa, mà không dùng lời khuyên can cho mọi người cùng hòa hợp... thì quả là mong cầu vô lý.
Có những người cầu xin đừng ai giận hờn mình, mà mình chưa chịu hỉ xả cho người. Có những người cầu cho mình có trí tuệ sáng suốt, mà những cố chấp tà kiến không chịu bỏ. Bao nhiêu thứ cầu mong này không bao giờ người ta toại nguyện, chỉ vì mong quả mà không chịu tạo nhân. Đây là sự cầu mong suông của những con người mê muội.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: