1. Vì sao bị vong con nít theo?
1.1 Vong thai nhi thường theo mẹ
Hơn nữa, ở trong bụng, con cũng đã cảm nhận được tất cả những cảm xúc, suy nghĩ của mẹ. Có thể nói, sợi dây liên kết vô hình giữa mẹ và thai nhi vô cùng mạnh mẽ.
Quan trọng nhất là quyết định phá thai hay giữ thai hoàn toàn là do người mẹ, cho dù người đó có đưa ra trăm ngàn lý do rằng mình ép phải bị làm thế. Thực tế là người mẹ không đồng ý thì không ai dám phá thai. Thế nên duyên của hai mẹ con mới gắn chặt, con quyến luyến đi theo mẹ cũng là điều dễ hiểu.
Theo Phật giáo, để được trở lại làm người là một hành trình vô cùng khó khăn và gian nan được ví như việc một con rùa mù bơi giữa đại dương mênh mông mà vớ được gỗ mục để bám vào. Thế nên những đứa trẻ vô cùng tiếc cái sinh mạng của mình, việc chúng oán hận người đã loại bỏ mình là rất dễ xảy ra.
Nhân quả việc phá thai không nên xem nhẹ, do đó ta phải hiểu đúng vấn đề. Đừng vội cho rằng thai lớn thì ta mới mang tội, ngay từ khi thai chỉ 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần,... tuổi đều được xem là một sinh mạng. Đừng tưởng thai mới chỉ là một cục máu nhỏ thì chưa phải là người, bỏ nó đi rồi xem như không có chuyện gì xảy ra.
1.2 Trường hợp thai nhi theo người khác
Có trường hợp, em bé bị sẩy hoặc bị bỏ lại một căn phòng nào đó nên khi một người đến ở, vô tình hợp vía cũng bị nó "hành", điều đó có nghĩa là thai nhi cũng theo cả người lạ (nhưng thực ra là cũng có duyên nợ với nhau ở kiếp nào đó).
2. Cách giúp vong nhi sớm siêu thoát
Nhiều người phá thai cho dù vô tình hay cố tình thì không phải vong nhi nào cũng dễ dàng tha thứ cho bố mẹ của chúng. Đó là lý do nhiều người thắc mắc không biết rằng con có còn oán trách mình không, hay đã siêu thoát hay chưa.
Hoặc thậm chí có những vong nhi đi theo người "hợp vía" không phải là cha mẹ mình khiến người này cảm thấy hoang mang, sợ hãi, không biết làm gì. Trong cả hai trường hợp này chúng ta đều nên tìm cách để giúp vong nhi sớm siêu thoát, đừng xem như chuyện không có gì.
Cho dù vong nhi là con bạn hay không cũng rất đáng thương vì hãy cứ tưởng tượng một đứa trẻ không nơi nương tựa, lang thang chỗ này chỗ kia cũng rất khổ sở.
Nếu không phải là con nhưng vong nhi vẫn đi theo cho thấy con cũng rất có duyên với bạn, hãy dành thời gian để hỗ trợ cho vong linh của trẻ sớm được siêu thoát, đó là việc làm phúc rất quan trọng, bạn đang có cơ hội để thực hiện.
Bước 1: Đặt tên cho vong con nít
Bố mẹ có thể đặt tên cho trẻ hoặc nhờ một sư thầy ở chùa đứng ra đặt giùm. Tùy cảm nhận của mình bố mẹ có thể đặt tên con trai hoặc con gái hay đặt tên chung như An An, Thiện An,...
Lễ gồm đồ chay cho con chỉ cần đơn giản bao gồm sữa, kẹo bánh, hoa quả.
Khi khấn vái, bố mẹ phải thể hiện sự thành tâm xin lỗi con. Nhớ rằng em bé cũng rất cần tình yêu thương thế nên hãy tâm nguyện rằng mẹ rất yêu thương con và sẽ vui hơn nếu bé siêu thoát để đi tìm bố mẹ mới. Lúc đó, bé sẽ cảm thấy được tin cậy, an ủi hơn.
Bước 2: Gửi con lên chùa
Sau đó gia đình có thể để tro cốt của trẻ vào chiếc hũ rồi gửi ở ngôi chùa gần nơi mình ở, hoặc ở nơi mà bạn cảm thấy gần gũi với mình nhất. Nhờ sư chủ trì xin phép cho con nương nhờ cửa Phật.
Đừng quên dặn con rằng mẹ đưa con lên chùa mong con tu tập theo mọi người để sớm được siêu thoát.
Thế nhưng một điều mà bạn nên nhớ rằng không phải cứ gửi vong nhi lên chùa là chúng sẽ nghe theo. Thực tế là có những đứa trẻ bướng bỉnh không chịu nghe lời và vẫn theo mẹ đi về. Chúng ta không nên có tâm lý rằng gửi lên chùa là xong nhiệm vụ.
Việc thi thoảng đến thăm lại chùa không phải là điều gì đáng sợ mà bố mẹ lại trốn tránh. Đến chùa để tâm được hướng thiện, để trò chuyện cùng con để con cảm giác được an ủi, quan tâm.
Ngoài ra, ta nên nhớ các vong nhi thường rất cố chấp, sau khi gửi con lên chùa, ở nhà các mẹ cũng nên biết tu tập, làm điều thiện, chăm lễ phật... hồi hướng công đức cho con được sớm siêu thoát.
Bước 3: Sám hối, cầu siêu cho con
Ngay cả khi con đã được cầu siêu, người mẹ đừng quên thường xuyên niệm trong đầu mong con tha thứ cho lỗi lầm của bản thân và mong con sớm tái sinh về cõi lành:
"Nam mô a di đà phật.
Con ơi, trước đây mẹ vì vô minh mà bỏ con.
Nay mẹ đã biết tội rồi mẹ ngàn lần xin sám hối với con.
Xin con tha lỗi cho mẹ.
Xin con đừng oán giận mẹ.
Xin con buông bỏ khổ đau trần thế nương nhờ tam bảo để sớm sinh về cõi lành con nhé".
Mẹ luôn thành tâm khấn nguyện như vậy cũng giống như thay cho lời xin lỗi con vậy. Nguyện từ giờ trở đi không còn tái phạm lỗi lầm này nữa.
Mẹ cũng có thể thỉnh cuốn kinh Địa Tạng ở chùa và phát nguyện với chư Phật: "Nay con xin phát nguyện thọ trì 7 biến (hoặc 11 biến hoặc 21 biến) kinh Địa Tạng hồi hướng cho vong nhi của con được siêu thoát".
Nếu việc cầu siêu làm đúng theo nghi thức, sau 21 ngày kể từ ngày cầu siêu, Ngài Địa Tạng sẽ giúp vong hồn của bé siêu thoát hoặc đi tìm cha mẹ mới để chuyển kiếp.
Nhưng không nên trì Chú Đại Bi để cầu siêu cho con vì thần lực câu chú quá mạnh khiến vong linh nhiều oán chấp của trẻ sợ hãi, không lại gần bố mẹ mình được.
Một điều quan trọng nữa là nếu em bé đã ra đời và có làm ma chay thì bố mẹ nên thờ cúng. Tuy nhiên, với những em bé chưa được chào đời, không may mất từ trong bụng mẹ thì không nên thờ cúng, chỉ nên cầu siêu để vong dễ siêu thoát.
Khá nhiều người vì quan tâm, lo lắng cho người thân đã mất nên phân vân không biết làm sao để biết một người đã siêu thoát, từ đó họ tìm cách thức phù hợp để
Bước 4: Làm điều thiện hồi hướng cho con
Hàng ngày, sau khi làm việc thiện gì hãy nên hồi hướng cho các vong nhi, không những vậy hãy mở rộng tâm từ bi ra hồi hướng luôn cho tất cả những vong nhi toàn thế giới này nữa. Nguyện cho tất cả đều nương nhờ công đức thiện lành này mà sớm được siêu thoát, bạn sẽ thấy tâm mình dễ chịu hơn bao giờ hết.
Nếu nhớ được dài hơn có thể hồi hướng bằng cách niệm:
Mỗi lần hồi hướng công đức thì vong nhi chỉ nhận được có 3 phần còn mẹ là 7 phần do đó những gì con nhận về không nhiều, thế nhưng đừng vì thế mà nản chí, mẹ cũng cần kiên nhẫn thực hiện ngày qua ngày để tâm từ bi và lòng thành đủ lớn mới mong hóa giải được duyên nghiệp này.
Riêng với những ai bị vong con nít theo mà không phải con mình thì xin rằng cho bé đó được gia tiên nhận làm con nuôi hoặc cháu nuôi trong dòng họ. Em bé sẽ không còn phải lang thang mà có được một mái nhà, có người thân. Hãy dùng tâm từ mà chiêu cảm các bé để cuộc sống này tốt đẹp hơn.
Tương tự bạn cũng có thể gửi trẻ lên chùa và sau đó làm điều thiện, điều lành để hồi hướng công đức mong em bé sớm được siêu thoát.
Nhìn chung, điều quan trọng nhất để tránh rơi vào tình huống khó xử này thì trong cuộc sống hành ngày, chúng ta hãy cẩn trọng trong mối quan hệ của mình. Không nên phóng túng trong chuyện tình cảm hay trong việc sống chung giữa vợ và chồng. Xin hãy gìn giữ sự trong sáng để không phạm phải lỗi lầm này, tránh gây ra quả báo lớn.
Gieo nhân nào gặt quả nấy, cho dù bạn có tin hay không tin thì quả báo vẫn diễn ra. Vì có lợi hay bất lợi cho bạn đều do chính bạn tự làm tự chịu mà thôi.
(Tổng hợp)