Những điều bí ẩn về cái chết của Từ Hy Thái Hậu khiến ai cũng run sợ

Thứ Tư, 02/12/2020 17:55 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Dù có nhiều điều bí ẩn về cái chết của Từ Hy Thái Hậu vô cùng rùng rợn nhưng xung quanh nó vẫn đang là câu hỏi lớn liên quan khiến chúng ta thắc mắc cho đến tận bây giờ.
 

Từ Hy Thái Hậu là ai

 
Từ Hy Thái hậu (1835 - 1908), là phi tần của hoàng đế Hàm Phong, mẹ ruột vua Đồng Trị và là quyền lực gần như nằm trong tay của bà trong suốt nhiều năm, được miêu tả như một bạo chúa và cũng bị coi là người phải chịu trách nhiệm cho sự sụp đổ của nhà Thanh.

Dù không thể quang minh chính đại lên ngôi nhưng Từ Hy vẫn ngồi vững trên đỉnh cao quyền lực khi trở thành người nắm quyền hành cao nhất của vương triều Đại Thanh trong suốt gần nửa thế kỷ.
 
Được biết đến với danh xưng "Tây Thái hậu", "Lão phật gia", Từ Hy Thái Hậu được đánh giá là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử Trung Quốc. 
 
Dưới sự trị vì của bà, "Mãn Thanh thập đại khổ hình" (10 phương pháp tra tấn của nhà Thanh), được áp dụng rộng khắp. Bà thẳng tay đàn áp dân chúng, quan lại để đảm bảo cho mình vị trí độc tôn, sống trong nhung lụa, ngọc ngà, châu báu.
 
Sau khi qua đời, bà được truy phong Thụy hiệu "Hiếu Khâm Từ Hy Thụy Hữu Khang Di Chiêu Dự Trang Thành Thọ Cung Khâm Hiến Sùng Hy Phối Thiên Hưng Thánh Hiển Hoàng Thái hậu", với lễ tang được tổ chức long trọng nhất trong lịch sử dành cho một Hoàng Thái hậu nhưng những giai thoại về cuộc sống lẫn những bí ẩn về cái chết của Từ Hy Thái Hậu người đời nay vẫn thường xuyên nhắc đến.
 
 
 

Quạt ám khí khét tiếng

 
Gây ra không ít thù hận cho dân chúng nên Từ Hy Thái hậu luôn tìm cách để bảo đảm an toàn cho mình, ngoài lực lượng cao thủ võ lâm bảo vệ bà còn có quạt ám khí là vũ khí đoạt mạng người luôn được mang theo bên mình.
 
Chiếc quạt hình bầu dục tưởng rất đơn giản nhưng phần chuôi làm bằng gỗ tử được đục rỗng và thiết kế cơ quan ám khí. Nếu xuất hiện thích khách, bà chỉ cần đưa quạt ra đúng phương hướng và ấn vào nút ở chuôi là hàng loạt mũi tên tẩm độc sẽ theo đó bay về phía kẻ địch.
 
Mặt khác, lớp lụa mỏng được phủ lên xương quạt được chế tác từ một loại tơ tằm cực bền, đao kiếm chém trực diện cũng không khiến nó rách rời, rất thích hợp để chắn được ám khí từ thích khách.
 
Về nguồn gốc chiếc quạt hiện còn nhiều tranh cãi, thế nhưng đa số các ý kiến đều khẳng định cây quạt ám khí bên cạnh Từ Hy có giá tạo tác lên tới 3.000 lượng bạc trắng và do một kỳ nhân làm vũ khí nổi tiếng kinh thành chế tạo ra.
 

Lịch sinh hoạt bất thường

 
Mỗi ngày, dù 8h mới thượng triều nhưng bà thức dậy lúc 3h sáng và có một cung nữ chuyên đánh thức. Người này thì thầm liên tục cụm từ "Lão Phật Gia cát tường" vào tai bà khoảng 30 phút bằng giọng nói ngọt ngào cho đến khi bà tỉnh dậy.
 
Khi thức giấc, toàn bộ lượng lớn cung nữ, thái giám đun nước sôi, chuẩn bị nước thơm, bữa sáng,... Thái giám thân cận là người giúp bà rửa mặt, sau đó bắt đầu trang điểm trong 1 tiếng đồng hồ. Sau đó, Thái Hậu sẽ hút thuốc để lấy tinh thần cho ngày mới trước khi súc miệng cổ họng bằng sữa. Cuối cùng, Từ Hy Thái hậu sẽ dùng bữa sáng hơn 20 món ăn cho đến gần 6h sáng.
 
Ăn xong, bà tiếp tục hút thêm một tẩu thuốc khác và khi hút hết tẩu thuốc đó cũng gần đến lúc thượng triều. Sau đó, Thái Hậu sẽ thay triều phục, chuẩn bị thượng triều. 
 
 

100 đứa trẻ mất tích trước khi Từ Hy Thái Hậu qua đời


Việc Từ Hy Thái Hậu tàn sát vô số mạng người không ghê tay và thậm chí ở thời kỳ tuổi cao sức yếu bà còn giết hại không ít đại thần liêm chính trong triều nhưng một sự thật rùng rợn hơn về bí ẩn về cái chết của Từ Hy Thái Hậu đó là giết cả 100 đứa trẻ khi bà qua đời.
 
Một cung nữ từng trốn thoát khỏi Tử Cấm Thành kể lại rằng, sau khi Thanh triều mạt vận, vị Lão Phật gia này năm xưa từng bắt cung nhân hầu hạ mình phải nằm nghiêng khi ngủ và dùng chăn che nửa mặt để tránh họ "ăn cắp" phúc trạch mà thần linh ban cho bà mỗi đêm.
 
Một nhóm đạo sĩ còn bày mưu tính kế để lấy lòng bà bằng việc gợi ý cho bà Tuẫn táng cùng 100 đứa trẻ khoảng 10 tuổi trong lăng mộ vì linh hồn con trẻ là những linh hồn thuần khiết sẽ không có thể lực ma quỷ nào lại gần và linh hồn Thái hậu sẽ luôn được bảo vệ.
 
Có giai thoại còn truyền lại rằng vào những ngày ấy, tiếng oán thán, than khóc vang lên khắp đường lớn ngõ nhỏ ở Bắc Kinh.
 
100 đứa trẻ này sau đó đã bị đưa đến nơi xây lăng mộ, làm những công việc nặng nhọc phụ giúp những người thợ ở đó và khi mọi việc hoàn thành và mất tích. Người ta tưởng rằng chúng được đưa vào cung hầu hạ, trò chuyện với Từ Hy Thái hậu.

Chỉ đến năm 1928, khi lũ trộm mộ của Tôn Điện Anh đột nhập nơi an nghỉ của bà thì người ta mới phát giác bà liên quan tới sự mất tích của 100 đứa trẻ. Chúng đều bị chôn sống trong lăng mộ, bị dán rất nhiều bùa yểm để linh hồn không thể đầu thai, ở lại để mãi mãi bảo vệ Từ Hy Thái Hậu.
 
 

Thái Hậu ngậm viên dạ minh châu 2.900 tỷ 


 
Từ Hy Thái hậu qua đời năm 1908 với lễ tang cực kỳ long trọng, có tài liệu nói rằng, những vật bồi táng theo có giá trị tương đương với quốc khố Thanh triều trong nhiều năm trời. Đó là chưa kể những bức thi họa cổ, trân bảo ngọc thạch với giá trị khổng lồ.
 
Tuy nhiên có một bảo vật thuộc hàng kỳ trân dị bảo được bỏ vào trong miệng Từ Hy Thái hậu đó chính là dạ minh châu.
 
Theo sử sách ghi chép, từ thời phong kiến, ngọc dạ minh châu là ngọc quý hiếm nhất thế gian, thường được các quan lại vua chúa sưu tầm và coi như báu vật, dạ minh châu đã xuất từ thời Viêm Đế. Viên dạ minh châu mà Thái Hậu ngâm có khối lượng khoảng 787.28 carat (hơn 157 gram). Vào năm 1908, nó được định giá là 10,8 triệu lượng bạc (khoảng 2.900 tỷ đồng). 
 
Theo một số khảo cứu thì viên ngọc này có thể chính là viên Kim cương của Đại đế Mogul lừng danh. Nhưng sau đó vương triều này sụp đổ và loại đá quý này cũng bị thất lạc.
 
Vào năm 1760, khi vua Càn Long còn tại vị, ông đã cho quân đàn áp các cuộc nổi loạn ở biên giới nên viên dạ minh châu được cho là đã du nhập vào Đại Thanh vào thời điểm đó, được cống nạp cho Từ Hy Thái hậu.
 
Theo ghi chép trong sổ sách xưa thì dạ minh châu có thể phát sáng đến mức có thể nhìn thấy cả tóc người vào ban đêm trong phạm vi 100 bước.
 
Ngoài ra, viên dạ minh châu còn có tác dụng chống khuẩn nên thi hài của Từ Hy vẫn tươi tắn, hồng hào dù đã được chôn cất nhiều năm.
 
Vào năm 1928, đám người trộm mộ của Tôn Điện Anh đã xâm phạm lăng mộ Từ Hy Thái hậu, cậy nắp quan tài và đánh cắp nhiều bảo vật quý giá bên trong với khoảng 85 viên đá quý, 203 miếng bạch ngọc, cùng hàng ngàn viên trân châu được đính trên y phục hay chăn nệm.
 
Viên dạ minh châu có giá trị nghìn tỷ đến nay biến mất không rõ tung tích, tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu, chúng có chứa hàm lượng không nhỏ chất phóng xạ, rất có hại cho sức khỏe nếu liên tục đeo bên mình.

(Tổng hợp)