Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Bhutan - Đất nước Phật giáo khiến bạn quên cả lối về

Thứ Hai, 25/09/2017 11:00 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Từ con người đến cảnh vật Bhutan hài hòa và yên bình đến kỳ lạ. Nơi đây thường được miêu tả là nền văn hóa Phật giáo Himalaya truyền thống duy nhất còn sót lại.

Bhutan thực sự là một trong những đất nước đáng sống trên thế giới khi mà cả thế giới lao đao trước những cơn khủng hoảng kinh tế, trước tình trạng thiên nhiên bị hủy hoại, khí hậu nóng lên… thì riêng một mình quốc gia bé nhỏ Bhutan lại ngày càng nổi lên như một quốc gia thịnh vượng với cuộc sống yên bình tựa như trong mơ. Thiên nhiên được bảo tồn tuyệt đối, kinh tế, giáo dục, sức khỏe phát triển bền vững. 
 

75% dân số là Phật tử

 
Những tu viện được xây dựng giữa lưng chừng các ngọn núi lung linh khi về đêm, thảm cỏ trải rộng, những khu rừng linh sam rải rác bao quanh những căn nhà tuyệt đẹp, tiếng nước chảy róc rách của dòng suối, những lá cờ Phật giáo bay phấp phới trên cao,... là những cảnh tưởng đẹp mắt mà bạn dễ dàng bắt gặp khi đặt chân tới Bhutan.

Không phải tự nhiên mà những người dân ở đây có cuộc sống yên bình đến vậy. Tất cả là dân số ở Bhutan là 670. 000 người thì có tới 75% dân số theo Phật giáo dòng Kim Cương Thừa, vì thế, họ tuân thủ một cách đầy đủ, chuẩn mực theo những gì được chỉ dẫn của Đạo Phật. Mỗi ngày thức dậy họ tập thiền, sống cân bằng, biết đủ, không bon chen nói xấu lẫn nhau, không giết hại súc vật
 
Ở các trường học ở Bhutan, học sinh được định hướng giáo dục theo chuẩn “nhà trường xanh”. Bên cạnh việc học các môn cơ bản, các em được học cách làm nghề nông, cách sống thân thiện với môi trường, chính các em sẽ tham gia phân loại và tái chế rác của nhà trường mình.
 
Ngoài ra, mỗi ngày đến lớp đều có một khoảng thời gian để cô trò cùng ngồi thiền. Chuông báo hết tiết là những đoạn nhạc du dương giúp người nghe thư giãn. Giáo dục Bhutan không đặt nặng việc các em phải là những học sinh giỏi, họ muốn các em sẽ là những công dân tốt.

Đa số người Bhutan hoặc học tại trường Phật giáo Tây Tạng Drukpa Kagyu hoặc trường Nyingmapa. Ngôn ngữ chính thức là Dzongkha (dịch nghĩa “ngôn ngữ của dzong”). Trẻ em trai trong độ tuổi từ 6 – 9 đã bắt đầu cuộc sống tu hành trong các ngôi chùa, nơi các nhà sư được học ngôn ngữ cổ của kinh Phật, ngôn ngữ gốc của Bhutan và tiếng Anh. Các trẻ em này sau này có thể chọn lựa cho mình một trong hai con đường: học giáo lý nhà Phật và trở thành nhà sư, hoặc với đa số, là thấm nhuần về giáo và sống cuộc sống bình thường với đức tin của riêng mình.

Có khoảng 375 nhà sư ở tại tu viện được duy trì bởi chính phủ này. Các nhà sư phải thức dậy vào lúc 5h sáng và dành 10 tiếng đồng hồ để học. Họ học cách đọc ngôn ngữ trong các văn bản cổ xưa, cùng với tiếng Dzongkha và tiếng Anh. Đạo Phật Mahayana là quốc đạo của Bhutan, mặc dù ở phía Nam vẫn còn nhiều người theo đạo Hindu. 
 
Bhutan yen binh den ky la
 

Bản sắc dân tộc được gìn giữ nhờ Phật giáo

 
Bhutan nằm đệm giữa hai nước lớn là Ấn Độ và Trung Quốc, nhiều thế kỷ cắt đứt mối liên lạc với thế giới. Ngày nay, trong khi các quốc gia láng giềng phát triển và thay đổi rất nhanh, Bhutan vẫn kiên trì đi theo đường lối cũ: bảo vệ triệt để các di sản văn hóa và đời sống hoang dã cổ xưa.

Bhutan thời cổ đại luôn được bao trùm màn sương thần bí không ai biết, chỉ được mọi người biết đến như là một tiểu vương quốc Phật giáo. Lịch sử văn tự sớm nhất của Bhutan được ghi lại, ngược dòng về thế kỷ thứ 8, ấn ký của Guru Rimpoche –Thượng sư Liên Hoa Sanh vĩ đại của hệ phái Mật tông Phật giáo. Thượng sư Liên Hoa Sanh được cho rằng chính là bậc thánh đã đem hạt giống văn hóa gieo rải khắp Bhutan. Hạt giống này đến hôm nay mãi mãi bắt rễ khai hoa.

Bhutan đến nay vẫn là quốc gia theo chế độ quân chủ, các quốc vương đương nhiệm đều có dư tầm nhìn xa, hiểu biết thương yêu và tôn trọng nhân dân. Quốc vương bảo đảm thần dân mỗi người đều được miễn phí phần đất, giáo dục, trị liệu y học.  
 
Rất ít quốc gia có thể bảo vệ bản sắc văn hóa như Bhutan. Đường phố tràn ngập sắc màu rực rỡ của gho và kira. Quốc phục cho nam giới thì được gọi là gho – một bộ trang phục gồm chiếc áo khoác rộng tay, dài đến gối, buộc thắt ngang hông, bên trong mặc quần sọt, chân mang giày với vớ cao đến gối. Còn quốc phục của nữ giới được gọi là kira gồm áo dài tay và váy dài đến gót chân.
 
Đa số người dân Bhutan mặc những trang phục truyền thống này hàng ngày, theo quy định của nhà vua. Ở Bhutan, người dân bắt buộc phải mặc quốc phục khi đi làm, hoặc đến những nơi tôn nghiêm. Bình thường, họ mặc quốc phục như một thói quen, như để minh chứng cho sự trung thành và tôn kính.

Chùa chiền ở Bhutan rất mộc mạc, hết sức thanh tịnh. Có nhiều tượng Phật không cho du khách vào tham quan, trước khi vào chùa phải cởi giày, không được mang máy chụp ảnh, không được nói ồn ào, không được chỉ trỏ. Tượng trong chùa đều là Tứ Đại Thiên Vương, không có tượng Phật di lặc, có tượng Quan Âm nhưng không có Thiện Tài Long Nữ. Tăng Lữ trong chùa rất hiếm, không có âm thanh tụng kinh, người tham quan rải rác, 70% cửa các phòng đều đóng kín.   
 
Ve dep Bhutan
 

Con người sống tâm linh, hướng thiện

 
Giá trị văn hóa Bhutan không chỉ nằm ở vẻ bề ngoài của người dân mà còn ghi dấu đậm nét trong tính cách họ, chân thật và hướng thiện theo đúng tinh thần Phật giáo. Nhà nước không thống kê GDP mà thống kê chỉ số hạnh phúc của nhân dân.
 
Bhutan là một quốc gia lấy đạo Phật làm quốc giáo, lịch sử văn hóa được ảnh hưởng bao trùm bởi văn hóa Tây Tạng. Hầu như người dân Bhutan là những người ăn chay, và các món ăn chính của họ được làm từ gạo. Gạo, và ngô là những loại thực phẩm chính trong nước.
 
Trong khi chúng ta đang phải chịu hậu quả nặng nề của tình trạng ô nhiễm môi trường thì hệ sinh thái ở Bhutan vẫn rất đáng mơ ước. Diện tích quốc độ của Bhutan bị bao phủ bởi 74% rừng rậm, trong đó có 26% được hoạch định là đất bảo hộ. Tại Bhutan, một mục công nghiệp mới, một thị trường nông nghiệp mới, hoặc một sản phẩm rừng mới được xuất hiện đều suy nghĩ xem nó có ảnh hưởng bao nhiêu đến môi trường. 

Theo sắc lệnh của nhà vua, cứ đốn 1 cây xanh vì bất cứ mục đích gì thì đều phải trồng bù 3 cây mới. Nhờ thế mà cho đến nay, hơn 60% diện tích Bhutan vẫn còn rừng bao phủ và 1/4 lãnh thổ là các công viên quốc gia.

Túi nylon bị cấm sử dụng. Thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng và chất bảo quản là những thứ xa lạ với nông dân. Những chính sách tích cực này giúp Bhutan có môi trường nguyên sơ và hệ sinh thái đa dạng vào bậc nhất thế giới.

Dat Phat mot lan den la me dam - Bhutan
 
 Họ không chạy theo đồng tiền bằng cách thu hút nhiều người tới đây để du lịch. Đối với họ, chất lượng hơn số lượng. Để bảo vệ vẻ đẹp hoang sơ của mình và bảo tồn truyền thống văn hóa, hoàng gia Bhutan quyết định hạn chế số lượng du khách đặt chân đến nơi này.

Mỗi khách du lịch phải đóng ít nhất 200 USD cho mỗi ngày ở Bhutan để thanh toán chi phí tour trọn gói do một công ty du lịch Bhutan thu xếp. Visa và hành trình cho mỗi chuyến công du được kiểm soát nghiêm ngặt. Và khi trả số tiền này, có nghĩa là bạn đã góp phần cho Bhutan có nền giáo dục chất lượng miễn phí cho các em nhỏ, người dân Bhutan được hưởng sự chăm sóc y tế toàn diện, và môi trường sống trong lành. 
 
Phật giáo dạy rằng giết hại động vật là sai, vì đó là một phần của đấng tạo hóa vì thế giết mổ dộng vật để tiêu thụ là bị cấm. Ăn thịt cũng được và thịt đa phần phục vụ cho du khách nước ngoài. Vì các con vật không bị sát hại ở Bhutan nên thịt cá động vật được giết ở bên ngoài Bhutan – chủ yếu là Ấn Độ và nhập về. Người Bhutan vẫn chăn nuôi gia súc gia cầm bình thường nhưng không bao giờ giết hại. 

Người dân ở đây sống hướng thiện, tin vào điều mình làm sẽ có Phật chứng giám, vì thế khi đi Taxi ở Bhutan không có cái máy để tính tiền theo km. Lên taxi tài xế hỏi đường bạn đi đến đâu, rồi báo số tiền là như vậy rồi bạn đi thôi. Họ không dám nói dối vì như vậy là không đúng theo giáo lý nhà Phật. 
 
Đất nước duy nhất trên thế giới không có nạn trộm cướp, giết người và ma túy. Nhà nào cũng có cửa, nhưng không mấy nhà cửa được khóa. Không táng mà một nghi lễ mai táng truyền thống của người Tây Tạng, xác người chết sẽ được phơi giữa thiên nhiên, có cả những con chim ăn thịt.
 
Cả nước không có rượu và thuốc lá, giao thông không cần đèn chỉ dẫn vì tự biết nhường nhau. Nếu xe cộ lỡ chẹt chết con vật nào trên đường thì sẽ dừng lại và cầu nguyện cho con vật đó. 

Có thể nói, đây là cõi tiên cho những ai mơ về cuộc sống thanh bình. Cuộc sống ở Bhutan thực sự đáng mơ ước cho những ai muốn thoát khỏi cuộc sống ồn ào, xô bồ, ngày ngày phải đối diện với tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. 

Đừng bỏ lỡ các bài viết:

Nguyệt Minh 
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!
1 bình luận
Son nguyen
Son nguyen
Dungcla coi tien that..dag mo de co

Tin cùng chuyên mục

X