Thứ Năm, 16/06/2016 16:01 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Phật giáo vẫn thường nhắc nhở “vạn sự tùy duyên”. Vì sao lại như vậy, cùng tìm hiểu thêm về chữ duyên ở trên đời.
1. Vạn vật nhân sinh duyên, vạn vật nhân sinh diệt
Trên thế gian này, tất thảy mọi điều đều do nhân duyên hợp thành, nhân sinh của chính mình cũng là một đại nhân duyên. Tùy duyên, chính là một loại thái độ sống thuận theo tự nhiên. Không ai biết trước cuộc đời ta sẽ gặp gỡ ai, sẽ vấp phải việc gì, chỉ có thể tùy duyên.
2. Duyên, như có như không
“Hữu duyên thiên lí năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng”. Có duyên hay vô duyên, thiện duyên hay nghiệt duyên đều đã định trước, tưởng có duyên mà vô duyên, tưởng vô duyên mà hữu duyên.
3. Duyên là nhân quả
Phật giáo tin rằng, mọi mối duyên trên đời đều bắt nguồn từ nhân quả. Thiện có thiện báo, ác có ác báo, không phải không báo mà chưa tới lúc. Ai cũng không thoát khỏi quy luật chi phối nhân duyên này. Cho nên, mọi mối duyên đều có lí lẽ, tránh không được, trốn không xong. Phật giảng, hành thiện thì kết thiện duyên, khuyên chúng sinh làm điểu tốt để hưởng phúc lành.
Trong cuộc đời, không có bữa tiệc nào là không tàn, nếu phải tan thì cần gì tụ? Ấy là vì duyên đến rồi đi, nó không phải là hiển nhiên, nó là quá trình. Có duyên thì hợp, hết duyên thì tan, việc nào cũng vậy. Cho nên, đừng vì tiếc nuối kết quả mà bỏ lỡ sự tươi đẹp của hành trình. Mấu chốt là tận hưởng những điều đang diễn ra. Cố chấp, tham lam chỉ làm duyên nghiệp thêm dày.
5. Duyên sâu hay cạn, không thể cưỡng cầu
Người có duyên thì gặp gỡ, nhưng duyên ấy sâu hay cạn, lâu dài hay ngắn ngủi đều đã định trước. Vì thế, gặp gỡ rồi chia ly, hợp rồi tan, hãy chấp nhận, đừng cưỡng cầu, cũng đừng cho rằng đó là điều lớn lao mà cố chấp đeo bám.