Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

Bạn sẽ muốn sống ở cõi nào sau khi đọc bài viết này

Thứ Năm, 18/01/2018 09:04 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Nỗi khổ của các cõi hoàn toàn khác nhau và chính những gì họ được hưởng phúc cũng sẽ tiềm tàng những nỗi hiểm họa đi kèm theo đó.

Theo quan điểm Phật giáo thì tùy vào nghiệp của chúng sinh mà sau khi chết, chúng sinh đó có thể tồn tại dưới dạng thân trung ấm một thời gian rồi tái sinh vào một trong 6 cõi với cuộc đời mới. Tuỳ thuộc vào nghiệp báo, nhân quả của mỗi người mà họ sẽ đầu thai vào 1 trong 6 cõi luân hồi.
 
Sở dĩ gọi là 6 cõi, tức là chỉ 6 hình thức đầu thai của sinh mệnh trong thế giới phàm tục, được phân biệt qua các cõi Trời – Atula – Người – Súc Sinh – Quỷ đói và Địa ngục. Nhưng với vốn hiểu biết hạnh hẹp chúng ta chỉ biết rằng nỗi khổ của các cõi tuy khác nhau mà không biết rằng chúng sinh ở cõi Thiện không hoàn toàn tốt đẹp mà cũng có những mặt tiêu cực. 
 
noi kho cua cac coi
 

1. Nỗi khổ cõi Trời (Chư Thiên): 

 
Chư Thiên vui hưởng sức khoẻ, tiện nghi, của cải và hạnh phúc toàn hảo suốt cuộc đời họ. 
 
Cõi Trời phân ra Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Trong cõi Dục giới phúc báo của chúng sinh rất lớn, thọ mệnh lâu dài không phải chịu những nỗi khổ Sinh – Lão – Bệnh – Tử như con người.
 
Chúng sinh trong cõi Dục giới, từng đôi nam nữ đầu thai vào trong nhụy hoa, khi hoa nở chính là hình thức hóa sinh của họ. Ở cõi này không tính thời gian theo sự chuyển động của mặt trời, mặt trăng mà lấy mỗi lần hoa nở hoa khép là 1 ngày.
 
Nỗi khổ của các cõi không giống nhau và cõi Trời chính sự sung sướng lại đi kèm những điều không tốt đi theo đó. Do tiêu xài nhiều thời gian vào việc hưởng lạc nên ý tưởng thực hành Phật Pháp không bao giờ hiện đến với họ. Suốt trong cả cuộc đời có thể kéo dài một đại kiếp, chẳng bao giờ niệm tưởng thực hành Pháp khởi lên trong tâm họ dù chỉ trong giây lát. Rồi thì khi đã lãng phí cả cuộc đời trong sự phóng dật, đột nhiên họ phải đối mặt với cái chết. 
 
noi kho coi troi
 
 
Chính vì nguyên nhân này mà chúng ta chỉ cầu được đầu sinh ở cõi tịnh độ chứ không cầu sinh ở cõi trời để chìm đắm vào sự hưởng lạc.
 
Tất cả các chư Thiên trong sáu cõi trời Dục Giới, từ cõi Trời của Tứ Thiên Vương cho tới cõi được gọi là Hoá Lạc, đều phải chịu đựng nỗi khổ của cái chết và luân hồi, phải đầu thai vào 3 cõi ác. Cõi trời tuy không phải khổ đau vì sinh lão bệnh tử nhưng chúng sinh cõi trời trước khi chết lại vô cùng đau khổ và sợ hãi.
 
Có năm dấu hiệu báo trước cái chết của một vị Trời. Thân họ vốn chói sáng, bỗng mờ dần đi. Chiếc ngai mà trước đây họ vẫn ngự trên đó và không bao giờ cảm thấy mỏi mệt, thì giờ đây không còn làm họ hài lòng; họ cảm thấy thiếu tiện nghi và không còn thoải mái. Vòng hoa trên đầu của họ, trước đây dù lâu đến đâu cũng chẳng bao giờ tàn, nhưng giờ đây đã khô héo. Y phục của họ luôn sạch sẽ tinh tươm dù có mặc bao lâu thì nay trở nên cũ, bẩn và bắt đầu bốc mùi. Thân họ bắt đầu đổ mồ hôi dù trước đây không bao giờ như vậy.  
 
Người thân từ bỏ chư thiên đang hấp hối. Hoàn toàn cô độc, Chư Thiên đang hấp hối phải chìm đắm trong nỗi buồn sầu. Do chúng sinh ở cõi trời tự nhiên có pháp lực thần thông, họ có thể dự báo được vận mệnh cuộc đời nhưng lại không thể thoát chết và có thể bị đầu sinh vào 3 cõi ác.
 
Chúng sinh cõi Trời cả đời hưởng hạnh phúc ở nơi sạch sẽ thanh khiết, họ biết tương lai đầu thai vào 3 cõi ác: cõi súc sinh ô uế, địa ngục hoặc quỷ đói, họ vô cùng sợ hãi nhưng không thể làm trái quy luật. Nếu phải tái sinh ở một cõi đau khổ, thì những đau đớn của sự đày đọa này xâm chiếm tâm họ và làm cho họ càng đau khổ trong khi, mệnh của họ ở cõi trời vẫn chưa kết thúc.

Khoa học hiện đại vẫn chưa thể chứng minh được việc có kiếp sau hay kiếp trước của con người hay không? Tìm hiểu về luân hồi thì có thể thấy, tất cả vẫn chìm trong kỳ bí với nhiều sự việc nửa hư nửa thực.

Những câu chuyện luân hồi chưa thể lý giải
Khoa học hiện đại vẫn chưa thể chứng minh được việc có kiếp sau hay kiếp trước của con người hay không? Tất cả vẫn chìm trong kỳ bí với nhiều sự việc luân hồi
 

2. Nỗi khổ cõi Atula:  

 
coi atula
 
Atula còn được gọi là Phi thiên, có phúc báo lớn cách không xa với chúng sinh cõi trời. Chúng sinh ở cõi này vì thiện nghiệp trong quá khứ lớn, Cõi Atula phúc báo không bằng cõi trời. Nỗi khổ của các cõi khác nhau và trong cõi A Tu La này, cùng những cuộc chiến đấu và gây hấn thường xuyên, họ cũng không thoát khỏi đau khổ vì lòng ganh tị của họ với chúng sinh cõi Trời. 
 
Chúng sinh cõi Atula vì lòng hiếu chiến và đố kỵ nên thường giao chiến với chúng sinh cõi Trời nhưng đại bại quay về, khắp người đầy thương tích. Chúng sinh ở cõi này tuy phúc báo lớn , thọ mệnh lâu dài, hơn nữa lại có trí tuệ hơn người nhưng vì lòng đố kỵ và oán hận mà không được hưởng niềm hoan lạc viên mãn, không chuyên tâm tu hành, khó tránh khỏi quy luật phải lưu chuyển trong 6 cõi luân hồi.
 
Năng lực huyền diệu của họ khiến họ có sức mạnh lôi những ngọn núi lớn vào lòng và ném chúng xuống như hỏa tiễn. Do nghiệp lực trong quá khứ, chư thiên cao lớn hơn con người bảy lần, nhưng các bán thiên a tu la thì nhỏ hơn chư thiên nhiều. 
 
Chư Thiên chỉ có thể bị giết khi bị đứt đầu; song nhờ chất cam lồ linh thiêng của họ mà bất kỳ vết thương nào khác trên thân họ cũng sẽ lập tức lành lặn. Nhưng các bán-thiên A Tu La lại chết y hệt như con người khi bị đánh trúng vào một bộ phận quan trọng nào đó trên thân thể. Do đó họ bị thua trận rất nhiều. 
 
Nhiều khi, chư thiên phái một con voi được gọi là Hộ Vệ Của Tất Cả, điên cuồng vì hơi men, với một bánh xe có các lưỡi kiếm được cột vào vòi của nó, khiến hàng trăm ngàn A tu la phải bỏ mạng. Thi thể họ đổ lăn xuống sườn núi Tu Di và rơi xuống những Hồ Đại Hoa Mỹ phía dưới làm nước hồ loang đầy màu máu. 


3. Nỗi khổ của con người: 

 
coi nguoi
 
 
Cõi người, tức là con người ở thế gian, tuy không có phúc báo thù thắng như người Trời, cuộc đời có khổ có sướng nhưng có cơ duyên được nghe Phật giảng kinh thuyết pháp và tu hành Phật pháp đạt đến cảnh giới giác ngộ, siêu vượt khỏi luân hồi.
 
Không có Thiện nghiệp khiến cho chúng sinh bị đạo vào 3 cõi Ác mà quả báo của thiện nghiệp thì được thác sinh vào 3 cõi Thiện. Trong 3 cõi Thiện, phúc báo của chúng sinh ở cõi Trời rất lớn, tiếp theo là cõi Atula, thứ ba là cõi người nhưng chỉ có cõi người mới là nơi thích hợp để tu trì Phật pháp.
 
Không phải ai cũng hiểu vì sao con người phải luân hồi rồi khi làm Người lại phải chịu nỗi khổ như Sinh khổ – Lão Khổ – Bệnh khổ – Tử khổ. Đối với lão, bệnh và tử con người hoặc nhiều ít đều hiểu được, nhưng vì sao sinh cũng là đau khổ?
 
Người mẹ trong quá trình thai nghén phải trải qua thời kỳ dài mệt mỏi, mọi hành động đều bất tiện, thậm chí không ăn được dẫn tới ảnh hướng sức khỏe.
 
Đứa trẻ trong bụng cũng chịu ảnh hưởng không ít, trong thời gian 9 tháng 10 ngày không có cách nào khác ngoài việc xoay tròn trong bào thai, không nắm giữ được vận mệnh của mình, lúc nào cũng có thể gặp nguy hiểm hoặc tử vong.
 
Tuy chúng ta khi trưởng thành không nhớ việc này nhưng điều đó không thể hiện được rằng chúng ta không có cảm xúc. Khi vừa sinh ra, đứa trẻ lại phải chịu nhiều áp lực, chèn ép, khổ đau ngày càng lớn.
 
Sau khi sinh ra lại phải chịu các khổ đau như thiếu khả năng bảo vệ bản thân, có thể bị bệnh tật, côn trùng, thiên tai…lấy đi sinh mệnh bất kỳ lúc nào. Nếu không được cha mẹ chăm sóc thì sự sống rất khó bảo toàn.
 
Khổ vì già, đó là cái khổ khi cơ thể già đi và suy yếu mà chỉ còn con người tự khi được sinh ra đã bắt đầu hướng về cái chết.
 
Nếu chúng ta có thể sống đến già thì cái khổ này càng rõ ràng, vì lúc này các cơ năng của cơ thể bắt đầu suy thoái, bước đi cũng phải cố gắng, ăn uống không còn cảm thấy ngon, trên mặt xuất hiện nếp nhăn, rất nhiều việc muốn làm nhưng không thể. 
 
dia nguc
 
 
Ba cõi còn lại là Địa ngục - Súc Sinh - Quỷ đói thống khổ triển miên trong những hình phạt tàn khốc như bị thiêu đốt, lột da, đói rét và ngu si cho nên thiếu cơ duyên tu hành hoặc không nghĩ đến việc tu hành.
 
Sáu hình thức sinh mệnh này có thể trung tính, chúng ta sau khi chết được đầu thai vào cõi nào? Mấu chốt quyết định không phải ở vận khí, cũng không phải ở tự do bản thân chúng ta quyết định.
 
Cửa đầu thai của chúng ta càng không phải do một vị thần minh nào làm chủ tể quyết định. Việc chuyển sinh trong tương lai do nghiệp lực của quá khứ và đời này quyết định, đây chính là quy luật nhân quả tự nhiên. Theo quan niệm của Phật giáo thì chúng ta gieo nhân nào gặp quả đó.

Nguyệt Minh

Tin cùng chuyên mục

X