Đức Phật đích thân giáo huấn kẻ hung ác
Thời Đức Thế Tôn còn tại thế, có một cặp vợ chồng ở thành Xá Vệ nổi tiếng là tham lam, độc ác, họ làm hại không ít người hiền lành, tốt bụng, chỉ lo trục lợi cho bản thân nhưng không ai có thể làm gì được hai người này cả.
Biết chuyện, Đức Phật muốn đích thân giáo huấn kẻ hung ác này, sau đó Ngài liền hóa thân thành một vị Tu sĩ hiền lành đến gõ cửa khất thực tại gia đình hai vợ chồng nọ.
Ngày Ngài tới khất thực đúng lúc chỉ có người vợ ở nhà nhưng bà tỏ ra không thân thiện cho lắm, thậm chí còn chửi mắng vị Tu sĩ vì làm phiền, đang yên, đang lành lại gõ cửa nhà mình.
Vị Đạo tu sĩ hiền lành đáp lời:
Cùng lúc đó, bức thành pha lê vô cùng kiên cố, vững chãi bỗng xuất hiện che chở, bảo vệ Đạo sĩ. Không thực hiện được hành động của mình, ông chồng tức giận xô đạp đâm chém vào thành pha lê nhưng không làm nó bị sứt mẻ gì.
- Mở cửa ra ngay!
- Được! Nhưng ông hãy quăng con dao đi!
- Mình cần gì phải sợ tên Đạo sĩ nhỏ bé thế kia chứ, chỉ cần tay không cũng đủ bóp chết lão ta rồi.
Nghĩ vậy, ông liền quăng con dao đi xa, thế nhưng bức thành pha lê vẫn không mở cửa, người chồng tức tối hét lên:
- Không, không phải là con dao trên tay ông đâu, ý tôi là quăng ngay con dao trong tâm ông kia!
Bạn có con dao trong tâm không?
Câu chuyện trên cho chúng ta nhận thấy, mọi tội ác đều do tâm tạo tác, thế nên những câu chuyện ta nghe thường ngày như một người hàng xóm, bạn bè, người thân,... trông hiền lành đến vậy sao trong một số tình huống họ lại phạm tội, lại có thể giết người, làm hại người khác như thế?
Với những người trông vẻ ngoài bình thường nhưng tâm địa nham hiểm mới là người đáng sợ nhất vì chúng ta khó có thể đề phòng được với họ. Thực ra là họ đang có sẵn "con dao trong tâm" mà không phải ai cũng đủ tinh thông để nhận ra, thậm chí chính người ấy còn nghĩ rằng mình đang hành thiện, trong khi tâm ác vẫn đang khởi sinh xuất phát từ sự nóng giận, so đo, tính toán, tiêu cực đang âm thầm lớn lên trong lòng họ trong suốt thời gian dài.
Tâm của chúng ta đã bị nhiễm ô
Việc thừa nhận mình là người có tâm không tốt quả là khó khăn đối với chúng ta, nhưng vẫn phải biết rõ điều này thì mới mong có cơ hội cải thiện.
Chúng ta thường than trời rằng không khí mà ta đang hít thở hàng ngày sao ô nhiễm quá vì đó là điều chúng ta dễ thấy nhất với các chỉ số khá cụ thể rõ ràng thông qua các bản tin thời tiết. Thế nhưng việc tâm của mình có bị nhiễm ô hay không thì lại không dễ xác định hay cụ thể hóa đến vậy, vì thế, ta cứ từng bước lầm đường lạc lối mà không hề nhận ra để biết còn quay đầu, tìm cách sửa sai.
Chuyện xưa kể lại rằng, có một chàng dũng sĩ sau một thời gian tu luyện đã trở nên rất xuất sắc, theo lời của thầy, anh cần xuống núi để trừ yêu, giúp đỡ dân chúng. Anh vui vẻ vâng lời và lập không ít chiến công nhờ tài nghệ của mình.
Trong quá trình sống cùng người dân, có không ít tình huống khó khăn đòi hỏi anh phải linh hoạt, trà trộn vào đời sống của họ mới có thể trừ tà, diệt yêu.
Sau một thời gian dài đằng đẵng đi giúp người, anh cảm thấy nhớ thầy mình vô cùng nên tìm cách quay trở về núi nhưng cánh cửa khi xưa đã khép kín. Vô tình gặp được vị sư đệ đi lấy nước, giải thích cho dũng sĩ biết rằng cửa chỉ tự động mở với bậc hiền nhân còn những người phàm tục hay có yêu khí thì đừng mong lên núi.
Bao lâu nay sống cùng người dân dưới núi để trừ yêu cuối cùng chàng dũng sĩ cũng trở thành một trong số chúng lúc nào không hay. Thế mới thấy tâm chúng ta dễ bị ô nhiễm bởi môi trường xung quanh đến thế nào, chỉ là ta không thể tự mình nhận ra mà thôi.
Từ việc tiếp cận thông tin từ phim ảnh, mạng xã hội quá nhiều tới mức quen thuộc, chúng ta trở nên xuề xòa hơn với hình ảnh nhạy cảm nhan nhản, cổ xúy cho những cách sống phóng túng, thế nên đừng ngại thừa nhận rằng từ bao giờ, ta cũng đã hóa quỷ không khác gì chàng dũng sĩ kia. Vì thế khi ai đó hỏi: Bạn có con dao trong tâm không? Đừng vội vàng phủ nhận đấy nhé!
Hãy cải tâm để trở nên thánh thiện hơn
Cuộc sống hiện đại đòi hỏi chúng ta phải lo toan nhiều điều trong cuộc sống nên chẳng mấy ai quan tâm tới việc có cần làm gì để tâm ta trở nên thánh thiện không. Vì dường như việc này chẳng giúp họ có thêm nhiều tiền, có cuộc sống sung túc mà họ đang theo đuổi nên đó không phải là ưu tiên mà còn bị gạt đi khỏi danh sách công việc cần làm.
Thế nên hầu hết chúng ta chỉ cảm thấy rối bời, càng tham càng chẳng có được gì, càng làm nhiều càng sầu muộn, cố gắng nhiều nhưng chẳng mấy khi được công nhận. Không ít người đã nghĩ quẩn tới mức hại người, hay tự tử trong lúc cảm thấy mất đi phương hướng cuộc sống.
Thực ra, ta không đủ trí tuệ nhận ra đâu là việc quan trọng, sự thật là khi thân tâm thanh tịnh thì càng mở mang được trí huệ, càng sáng tạo trong công việc, dễ có quyết định khôn ngoan và thành công cũng đến với ta dễ dàng hơn. Vậy nên việc gột rửa tâm liên quan tới thành công của chúng ta một cách mật thiết đấy chứ?
Theo lời Phật dạy làm người, tự thân ta có thể tự cải mệnh cho mình, để cải tạo tâm, chúng ta phải tìm cách đoạn trừ những phiền não tham sân si đang khởi trong lòng mình thông qua việc tu thân và tâm.
Hãy thể hiện thái độ biết ơn, trân trọng những gì mình đang có trong cuộc sống, dành thời gian giúp đỡ người khác, thực hành bố thí khi họ cần. Khi cảm thấy cuộc sống của mình có giá trị hơn, bạn sẽ cảm thấy tươi vui hơn với mỗi nhịp thở.