Thứ Sáu, 10/07/2020 14:42 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Cùng đi tìm ra lời giải cho câu hỏi: Người ăn chay có được ăn trứng, để bạn buông bỏ bớt tâm phát xét về việc người khác có nên ăn gì hay không.
Ăn chay có được ăn trứng?
Ăn chay được biết đến là một nét đặc biệt của tín ngưỡng Đạo Phật nhưng ngày nay nó cũng là phong trào khá phổ biến khi nhiều người muốn ăn chay như là cách để cải thiện sức khỏe của bản thân. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng ăn chay đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và đẩy lùi tới 70% nguy cơ bệnh ung thư. Khẩu phần ăn chay chỉ dựa trên thực vật, các loại rau củ quả, hạt…
Về phương diện này thì việc ăn trứng trong chế độ ăn chay để đảm bảo đủ dinh dưỡng là điều cần thiết. Đối với những người ăn chay vì mục đích sức khỏe thì trứng là một thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Ăn trứng giúp cho chế độ ăn chay thêm đầy đủ và đa dạng.
Thế nhưng về vấn đề những người theo đạo Phật thì việc ăn chay có được ăn trứng không đến nay vẫn là chủ đề gây tranh cãi:
- Có người bảo vệ quan điểm rằng Phật tử
không nên ăn trứngTheo đạo Phật thường khuyến khích các Phật tử ăn chay để tránh nghiệp sát sinh, oán nghiệp luân hồi. Để dung dưỡng lòng mình, tạo phúc cho kiếp sau, khi luân hồi, đầu thai sẽ bớt được khổ ải. Chính vì vậy những Phật tử sẽ ăn chay trường, và những tín đồ này tu tại gia sẽ ăn chay 10 ngày trong tháng.
Theo quan niệm này, trứng gà, trứng vịt có nguồn gốc đến từ sự sống, sinh mạng của gà vịt. Sử dụng trứng gà vịt cho mục đích ăn uống tức là đã phá giới luật sát sinh. Họ cho rằng ăn trứng có phạm tội sát sinh là một trong năm trọng tội của Phật giáo.
Phật giáo Bắc tông (Đại thừa) chủ trương ăn chay, là vì lòng từ bi và hơn nữa là muốn tránh quả báo oán thù. Không vì mạng sống của mình mà làm tổn thương đến những mạng sống của những con vật khác.
Xem thêm: Khác nhau giữa
Phật giáo Tiểu thừa và Đại thừa không phải ai cũng biết
- Có người lại cho rằng Phật tử
vẫn có thể ăn trứngTheo đó, họ cho rằng, Phật tử tại gia ăn trứng gà vào những ngày ăn chay là không có gì tội lỗi cả vì trứng gà vốn không có trống. Mà không có trống, tức không có mầm sanh. Không có mầm sanh, thì không giết hại ai cả? Nếu có mầm sanh mà mình giết thì mới là sát sanh.
Nhưng đối với người tu Tiên, thì cấm kỵ. Vì tu Tiên là họ luyện tập để cho thân thể được nhẹ nhàng. Cho nên, họ không ăn những thức ăn trược uế. Phật giáo Nam tông (Nguyên thủy) không có ăn chay ngày nào.
Vì thực tế là thời đức Phật tại thế, Ngài cùng các vị đệ tử thời xưa không ăn chay, khi các Ngài đi khất thực các gia đình, ai cúng gì thì họ ăn nấy, không quá đòi hỏi là món gì ăn, món gì không.
Vì thế, việc ăn chay và tu là hai việc khác nhau, không ép người nào tu thì phải ăn chay hay vì thế mà đi ngược với giáo lý của Đạo Phật.
Tóm lại, với những người ăn chay do mục đích tôn giáo (chủ yếu là phật giáo) thì cũng tùy thuộc vào tín ngưỡng của người đó, việc ăn trứng hay không phụ thuộc vào vấn đề tâm lý và cái tâm của người tu hành.
Đức Phật không bắt buộc Phật tử phải ăn cơm chay, cũng không cấm đoán các Tăng Ni ở chùa ăn cơm thịt cá. Ngay từ thời đức Phật còn tại thế, việc ăn uống được cho là tuỳ thí đắc thụ. Tức là những đệ tử của đức Phật đi khắp muôn nơi chỉ chủ yếu răn dạy mọi người tu tâm, khuyên răn con người tránh xa việc ác, tích cực làm việc thiện.
Khi đi truyền giáo tới đâu, bà con Phật tử, tín đồ hay người mến mộ hảo tâm thành kính dâng cúng gì thì trân trọng và dùng cái đó, không có sự đòi hỏi, phân biệt. Đức Phật chỉ khuyên các Tăng ni Phật tử ăn thức ăn để có được tâm tính hiền hòa, thuận lợi cho việc tu hành.
Còn khi ăn chay thì không còn so đo đúng sai, cứ để tự tâm mình dẫn lối, không quá quan trọng việc ăn gì đến mức tâm bất an bởi tất cả đều từ tâm mà ra, do tâm mà ra.
Hiểu đúng ý nghĩa của việc ăn chay
Trước hết cần biết rằng khi bàn về quan niệm ăn chay cùng xuất xứ của nó hiện vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Rõ rệt nhất là sự khác biệt giữa Phật giáo Nguyên thủy (Tiểu thừa) không có quan niệm ăn chay và Phật giáo Đại thừa chủ trương ăn chay.
Hầu hết mọi người chỉ nghĩ tới việc ăn chay để tránh sát sinh, nhưng theo Phật giáo ý nghĩa của việc ăn chay còn sâu xa hơn thế:
Việc ăn chay vốn là để thể lòng thương xót chúng sanh, thể hiện sự đồng cảm với các loài vật khi chính chúng ta cũng là những kẻ ham sống sợ chết thì cớ gì mà cướp đi mạng sống của kẻ khác. Vì thế, những người theo Đạo Phật không nỡ lòng nào để cho những con vật bị đánh đập, xẻ thịt, thiêu nướng,... để làm thức ăn cho mình.
Ngoài ra, ăn chay còn giúp tránh các nghiệp xấu cho mình, vì chúng ta không nhìn thấy rõ từng bước đi của
luật nhân quả nên không hề biết việc giết hại những con vật khác đã và đang tạo ra nghiệp báo gì. Vì thế, việc tránh ăn chúng sẽ cũng giúp hạn chế được tác hại của sự vô minh đang che lấp lý trí của chúng ta ở hiện tại.
Vì thế, không chỉ việc ăn chay mà tất cả các việc khác đều xuất phát từ tâm chúng ta mà ra, từ đó tự chúng ta chứ không phải ai khác sẽ tìm ra câu trả lời ăn chay có được ăn trứng hay không hoặc những câu tượng tự như có được ăn trứng cút, uống sữa hay các sản phẩm từ sữa hay không.
Việc ăn được trứng cút, uống sữa, phô mai, hay mật ong... có nguồn gốc từ động vật thì không phải cứ mỗi lần muốn ăn là lo lắng. Việc trước tiên là xem tâm các bạn biểu hiện như thế nào với việc ăn trứng.
Nếu bạn chỉ ăn chay trong sự hiểu biết là sự tĩnh an về tâm hồn thì món nào bạn ăn cũng không quá quan trọng. Còn hơn là dù cố ăn chay, tránh các đồ ăn trên nhưng tâm luôn bất an, lo lắng, hoặc loạn động khi bản thân đang làm quá nhiều việc xấu xa.
Như vậy, ăn gì thì mục đích cuối cùng vẫn là nuôi sống cơ thể. Ăn chay có được ăn các loại trứng, sữa, mật ong... hay không cũng chỉ là vấn đề nhỏ mà bạn có thể giải quyết những thắc mắc đang còn vướng bận trong tâm của mình.
(Tổng hợp)