8 nạn của người tu gồm những gì?
Kinh Trung A hàm, phẩm Đại, kinh Bát nạn, số 124 có nói về thời Đức Thế Tôn còn tại thế. Khi Ngài du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc, đã hướng dẫn các Tỳ kheo rằng người tu phạm hạnh có 8 nạn bao gồm:
- Nạn thứ 1: Người tu đang sanh vào chốn địa ngục.
- Nạn thứ 2: Người tu đang sanh vào loài súc sanh;
- Nạn thứ 3: Người tu đang vào loài ngạ quỷ;
- Nạn thứ 4: Người tu đang sanh vào cõi trời Trường thọ (Vô tưởng thiên);
- Nạn thứ 5: Người tu đang sanh ở xứ biên địa mọi rợ, không tín, vô ân, không biết báo đáp, không có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di.
- Nạn thứ 6: Người ấy tuy sanh nhằm chốn văn minh nhưng lại điếc, câm, ú ớ như dê kêu, dùng tay thay lời, không thể nói nghĩa thiện ác.
- Nạn thứ 7: Người tuy sanh nhằm chốn văn minh, không điếc, không câm, không ú ớ như dê kêu, không dùng tay thay lời, có thể nói nghĩa thiện ác, nhưng lại có tà kiến và điên đảo kiến.
- Nạn địa ngục: Chúng sinh do tạo nghiệp ác, nên phải chiêu cảm quả báo đọa vào địa ngục, chịu khổ không ngừng, không được thấy Phật nghe pháp.
- Nạn ngạ quỷ: Tức là chúng ta đang ở ngạ quỷ do tạo nghiệp tham lam bỏn xẻn, phải chịu đói khát khổ sở trăm bề. Trong khi ai ở cõi người vào thời Phật tại thế lại được nghe những lời dạy tốt đẹp của Ngài.
- Nạn súc sinh: Chúng sinh do si mê tối tăm, hành động phi pháp trái với luân thường đạo lý, nên phải chiêu cảm quả báo thọ sinh vào loài súc sinh, không được thấy Phật nghe pháp.
- Nạn sinh lên cõi trời Trường thọ: Cõi trời này thọ mạng dài lâu, bị chướng ngại không được thấy Phật nghe pháp.
- Nạn sinh ở Uất đan việt hay còn gọi là Bắc cu lô châu hoặc Thắng xứ: Người sinh về cõi này, họ mải mê tham đắm hưởng lạc, nên chưa gặp được Phật pháp tu hành.
- Nạn đui điếc câm ngọng: Tuy sinh được làm người nhưng sáu căn của họ không được vẹn toàn, nên cũng không được thấy nghe học hỏi Phật pháp.
- Nạn thế trí biện thông: Được sinh ra làm người rất thông minh lanh lợi, chuyên nghiên cứu học sách nhưng không phải là chánh đạo. Thậm chí ra sức bàn cãi, tranh luận nhằm bảo vệ ý kiến của mình có vẻ rất khôn ngoan, thế nhưng lại không biết tu hành để được giải thoát sinh tử khổ đau.
- Nạn sinh trước Phật và sau Phật: Chúng sinh do nghiệp chướng sâu dày, nên sinh ra đời không được thấy Phật nghe pháp.
Cuộc đời chẳng có ai bình yên bể lặng suốt cả cuộc đời, những kiếp nạn của Đức Phật từng phải vượt qua còn khó khăn, gian khổ gấp bội so với những vấn đề mà
Chúng ta đang ở trong giai đoạn chướng nạn nhất
Tuy nhiên, nếu ai may mắn được nương tựa Tam bảo là có phước duyên lớn hơn cả những người chưa một lần tìm hiểu về Phật giáo. Vì nếu thiếu duyên, chúng ta sẽ rơi vào tám trường hợp “không được nghe pháp, không biết tu hành”.
Cho tới nay, những lời dạy của Đức Phật vẫn còn được gìn giữ và lưu truyền, tuy không được như chính gốc như những gì từ lời miệng Người nói ra nhưng cũng phần nào giúp cho những nỗi khổ mà ta phải chịu ở nhân gian được giảm nhẹ.
Thế nên, có thể nói pháp âm của Ngài vẫn đang đồng vọng tới đời hiện tại. Nếu đủ duyên lành gặp được và tu hành theo Chánh pháp thì vẫn thành tựu giải thoát.
Bên cạnh đó, còn người có duyên với Đạo Phật nhưng thời nay, các bậc Thánh chứng đạo ngày càng ít dần nên phải có căn lành mới tu tập đúng Chánh pháp, không rơi vào tà kiến. Ngay cả thời Đức Phật vẫn có những người rơi vào tà kiến nên việc này không có gì là khó hiểu.
Tham khảo thêm tin liên quan cùng chuyên mục: