3 nguyên tắc dưỡng sinh giúp sống khỏe, sống thọ của Phật giáo

Thứ Năm, 19/05/2016 08:00 (GMT+07)

(Lichngaytot.com) Dưỡng sinh là một trong những cách tu thân của nhà Phật. Thân thể có khỏe mạnh thì chất lượng cuộc sống mới được nâng cao. Dưới đây là 3 nguyên tắc sống lành mạnh của Phật giáo, bạn đọc nên tham khảo và áp dụng.


Phật giáo nổi tiếng với lối sống lành mạnh, nghiêm khắc với bản thân nên có rất nhiều nhà sư trường thọ. Bí quyết chính là 3 nguyên tắc dưỡng sinh cơ bản dưới đây.
1. Ăn chay
Nguyên tắc dưỡng sinh của Phật giáo chính là ăn chay, ăn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, thanh đạm. Người theo Phật thức ăn chủ yếu là thực vật, rau xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu rất có lợi đối với cơ thể. Việc bài trừ thực phẩm có nguồn gốc động vật trong bữa ăn hàng ngày có tác dụng tránh vi khuẩn xâm nhập, hạn chế u xơ và những loại bệnh do dư thừa chất béo gây ra. Ngoài ra, người tu hành cũng bổ sung đạm thông qua các nguồn thực phẩm khác như đậu, nấm nên vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
Người không ăn chay trường có thể lựa chọn ăn chay tuần, ăn chay cách nhật hoặc đôi lúc có những tuần chay để thanh lọc cơ thể, đẩy độc tố ra bên ngoài.
2. Đi bộ hàng ngày
Vận động là một trong những phương pháp sống lâu và sống khỏe đặc biệt hiệu quả. Kém vận động sẽ khiến cơ thể trì trệ, thân thể rệu rã, ảnh hưởng tới hoạt động của tất cả các cơ quan.
Phật giáo khuyến khích Phật tử đi bộ hàng ngày và tự làm các công việc trong nhà. Đi bộ không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn là hình thức dưỡng tâm, thanh tỉnh tâm hồn, sảng khoái tinh thần. Vận động chân tay thì đầu óc cũng tỉnh táo.
Tâm tính khỏe mạnh tức là đời sống tinh thần bình an, dưỡng sinh quý ở dưỡng tâm, dưỡng thành một tâm an lạc. Nhân sinh vốn lắm quanh co, khó có thể cầu toàn mà tròn vẹn, không thể chuyện gì cũng được như ý nên người sống trên đời không thể cưỡng cầu bản thân mười phân vẹn mười, phải hướng tới sự tích cực, nhìn vào ưu điểm thay vì khuyết điểm.
Truy tìm danh lợi mỏi mệt, tính toán chi li lắm muộn phiền, lo được lo mất rất khổ, oán trời trách đất chỉ càng khổ tâm. Tức giận người khác là trừng phạt chính mình, phiền não vì khuyết điểm của mình chỉ tự làm mình khổ tâm. Hối hận là bất đắc dĩ tàn phá bản thân, sầu lo chỉ dùng để khiến mình thêm lo lắng.
Vì thế, đôi khi mơ hồ một chút, bình thản một chút, rộng rãi một chút thì cuộc sống dễ dàng hơn, chính mình cũng hạnh phúc hơn. Không cần cố chấp, không cần hoàn mĩ, xem nhẹ thế sự, chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không có, để bản thân được an khang.
Người hướng Phật chỉ một lòng tín Phật, không quản chuyện nhân gian nên ít bận lòng. Người thường cũng có thể để bản thân mơ hồ, chuyện cho qua được thì để nó trôi qua.