Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất

10 sự thật thú vị về Đức Phật để thấy Ngài gần gũi và thân thuộc đến nhường nào

Thứ Ba, 24/09/2019 16:19 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Những sự thật thú vị về Đức Phật hé lộ về cuộc đời của Ngài vô cùng đơn giản và gần gũi khi Ngài cũng phạm sai lầm cũng phải hi sinh hạnh phúc của mình để tìm ra cách giải thoát cho chúng sinh.

Trong khi mọi người cố gắng thần hóa hóa về Đức Phật -  người sáng lập ra Phật giáo thì thực ra Ngài cũng là con người như chúng ta và Ngài cũng trải qua nhiều kiếp người trước khi tìm ra con đường giải thoát cho chính mình và chia sẻ chúng cho các đệ tử của mình học tập và noi theo.

Ngài vốn là thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm của 1 vương quốc cổ xưa (nay thuộc Nepal) từ khoảng thế kỷ 6-4 TCN. Và sau đây là một số sự thật thú vị về đức Phật mà bạn nên biết:
 

1. Lời tiên đoán


Khi thái tử Cồ Đàm mới vừa sinh ra được ít ngày, một nhà tiên tri nổi riếng nói rằng khi lớn lên, thái tử hoặc là sẽ trở thành một vị vua vĩ đại, hoặc là sẽ trở thành 1 vị thánh.

Vua cha không chấp nhận sự thật này vì muốn con sẽ là người nối dõi nên Ngài nhốt Tất Đạt Đa trong cung điện để con trai không biết chút gì về cuộc sống bên ngoài cung điện mà chỉ được dạy những kiến thức phục vụ cho công cuộc trị vì sau này mà thôi.
 
Thái tử được vua cha nuôi dạy kĩ lưỡng, hy vọng Ngài sẽ trở thành người văn võ song toàn, sau này cai trị đất nước anh minh.

- Lên 7 tuổi đã được các thầy giáo giỏi nhất xứ đến hoàng cung chỉ dạy.

- Trong 5 năm, Ngài đã thông suốt 5 môn học là Thanh minh (ngôn ngữ học và văn học), Công xảo minh (Công kỹ nghệ học), Y phương minh (môn học chữa bịnh), Nhân minh (Luận lý học), và Nội minh (Đạo học) cùng 4 sách Thánh Veda.
 
- Chỉ 13 tuổi, Thái tử theo học võ thuật, nhờ sức khỏe phi thường mà học môn gì cũng giỏi. Truyền thuyết kể rằng trong 1 cuộc thi bắn cung, Thái tử đã bắn 1 mũi tên xuyên qua 7 lớp trống đồng, trong khi người giỏi nhất khi đó chỉ bắn xuyên được 3 lớp.
 
 
su that thu vi ve duc phat
 

2. Phải nỗ lực mới có tình yêu nhưng buông bỏ vì mục đích cao đẹp


Vua Suppabuddha phản đối cuộc hôn nhân của con gái với Tất Đạt Đa vì lo ngại Thái tử sẽ rời hoàng cung và trở thành một nhà sư. Ông cho rằng, Thái tử không phải là một chiến binh giỏi và sẽ không phù hợp với con gái ông.
 
Tuy nhiên, Công chúa nhất quyết sẽ không lấy ai khác ngoài Thái tử. Chính vì vậy, Vua Suppabuddha đành phải đưa ra thử thách để chọn con rể.
 
Để thử thách Thái tử, Vua Suppabuddha yêu cầu Thái tử phải tham gia 3 bộ môn là bắn cung, cưỡi ngựa và đấu kiếm cùng với vô số các thí sinh trên khắp đất nước, nếu thắng thì mới được cưới Công chúa Yashodhara.
 
Trước sự kinh ngạc của tất cả mọi người, Thái tử Siddhartha đã chứng tỏ được khả năng tuyệt vời của mình và được thành hôn cùng công chúa. Hai người có với nhau một người con trai tên là Rahula.

Nhưng tình yêu nhân loại của Thái tử còn lớn hơn cả tình yêu đôi lứa, sau khi được chứng kiến cuộc sống khổ sở của dân chúng bên ngoài, Thái tử Siddhartha đã quyết định rời đi, trở thành một nhà sư để cứu giúp họ.
 

3. Thức tỉnh
 

Bất chấp việc Vua chỉ muốn cuộc sống của Thái tử quan quẩn ở Hoàng cung, với trí tò mò và ham học hỏi, thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm đã yêu cầu người phu xe đưa Ngài tới vùng nông thôn.

Ngài xót xa khi chứng kiến 1 người đàn ông già, 1 người ốm, 1 xác chết và một thầy tu khổ hạnh lang thang.

Rời xa cuộc sống sung sướng nơi Cung đình, Ngài tận mắt thấy cuộc sống khắc nghiệt như thế nào, thực tế đó hiện hữu hàng ngày bên ngoài cung điện tráng lệ, sự rung cảm, thương xót khiến Ngài ăn không ngon, ngủ không yên. 

Trở về cung điện, Tất Đạt Đa Cồ Đàm không tài nào tận hưởng những niềm vui và lạc thú nơi đây. Đêm xuống, Ngài đi dạo một mình và nhận ra rằng tất cả những điều tốt đẹp cuối cùng rồi cũng lụi tàn và tan biến vào cát bụi.

Ngài cũng không tài nào vui nổi khi cuộc sống của mình trong nhung lụa còn ngoài kia thì không, Ngài muốn tìm ra câu trả lời để thoát ra khỏi tình trạng hiện tại, vừa là giúp mình vừa là giúp người. Vì vậy, Ngài đã từ bỏ cuộc sống hoàng tộc quyền quý và mặc vào người quần áo ăn xin, rời khỏi cung điện và bắt đầu hành trình tìm kiếm sự giác ngộ.
 
ngay 8 thang 2 am lich la ngay duc phat xuat gia
 
 

4. Con đường tu học
 

Sau khi rời cung điện, Tất Đạt Đa bắt đầu tìm kiếm thầy dạy có thể giảng cho Ngài về những tôn giáo khác nhau và cách thức để hành thiền.

Dù đã thử nhiều cách khác nhau, Ngài vẫn không thể đạt được những câu trả lời mà mình tìm kiếm. Rồi Ngài phát hiện ra chỉ con đường trung đạo mới có thể giúp cho mình đạt được giác ngộ.
 

5. Cũng từng mắc sai lầm


Đường tu học và tìm ra chân lý cuộc sống của Đức Phật không hề dễ dàng và có những sai sót Ngài phạm phải. Và có một lần sai lầm lớn nhất thậm chí còn khiến Ngài suýt mất mạng đó là 6 năm ròng tu con đường khổ hạnh.

Thời bấy giờ, người Ấn Độ tin rằng nếu cầu đạo giải thoát thì phải kiên trì ép xác, tu khổ hạnh. Cùng với 5 người bạn đồng tu, Thái tử kiên trì khổ hạnh ép xác đến nỗi người gầy xác xơ, đi còn không vững. Trong lúc nguy nan, không còn chút sức lực nào thì may mắn có một thôn nữ dâng lên Ngài đồ ăn, giúp Ngài có thêm sức lực để tiếp tục con đường đi tìm chân tu.
 
Đức Phật nhận ra rằng con đường tu khổ hạnh hiện tại chưa thực sự đúng đắn, muốn thoát khổ và cứu khổ thì cần phải tìm ra con đường khác cho mình. Ngài quyết định ăn uống lại bình thường.
  
Ngài chuyển đến ngồi dưới gốc cây Bồ đề, suy tư về lẽ sống chết, luân hồi sanh tử cùng con đường giải thoát, dẫn tới Niết bàn. Ngài còn nhớ lại những kiếp trước của mình, thấy rõ các chu kì thành hoại của thế giới, thấy rõ các chúng sanh được luân hồi như thế nào tùy theo nghiệp mình tạo ra.
 

6. Giác ngộ

 
 
Một ngày nọ, Tất Đạt Đa quyết tâm đạt được sự giác ngộ. Ngài ngồi dưới 1 cây Bồ đề thiêng liêng và bắt đầu thiền định.

Sau suốt 49 ngày ngồi thiền, Tất Đạt Đa cuối cùng đã biết được tất cả lời giải đáp cho câu hỏi của mình, thấu suốt vũ trụ và trở thành đức Phật.
 

7. Người thầy bất đắc dĩ
 

Đức Phật khi hiểu ra mọi thứ sau những năm ròng rã tìm hiểu, Ngài không sẵn lòng truyền đạo bởi với những gì đã trải qua, Ngài không nghĩ rằng mọi thứ rất khó để diễn tả bằng lời cho người khác thấu tỏ.

Chỉ những người có tâm trí thuần khiết và kỷ luật mới có thể biết được chân lý tối thượng. Tuy nhiên, lòng từ bi đã thuyết phục Ngài thay đổi quyết định. Ngài bắt đầu giảng dạy các học thuyết về sự giác ngộ.
 
Đức Phật dạy các đệ tử mình cách đạt được tri kiến, thoát khỏi phiền não và si mê.
 

8. Ngài ngủ 1 tiếng trong 1 ngày


Vừa bắt đầu truyền đạo, đức Phật đã được hàng trăm người hưởng ứng và nghe theo và từ đó ngày nào Ngài cũng làm việc chăm chỉ, đều đặn không biết mệt mỏi. 

Sự thật thú vị về Đức Phật đó là Ngài dành phần lớn thời gian trong ngày để làm việc. Biết một ngày của Đức Phật như thế nào? Bạn sẽ bất ngờ vì Ngài ngủ quá ít. Ngài chỉ ngủ 1 tiếng 1 ngày trong suốt 45 năm trời ngài giảng dạy nhưng đó là lối sống khoa hoặc, có sắp xếp mọi thứ một cách rõ ràng để giờ ngủ là lúc Ngài hoàn toàn tập trung cho việc ngủ để hồi sức mà thôi.
 

9. Đoàn tụ với gia đình
 

Vua Suddhodana khi đã già yếu, rất nóng lòng được gặp lại con khi nghe tin đức Phật đã thành đạo và đang thuyết pháp ở thành Rajagaha (Vương Xá).
 
Vua liền phái sứ giả đến Rajagaha thỉnh cầu đức Phật trở về thăm cố đô và gia đình. Ðức Phật nhận lời, lên đường cùng với đông đảo đệ tử.
 
Ðức Phật và các đệ tử của Ngàiđược vua Tịnh Phạn, quần thần và dân chúng đón tiếp long trọng. Ðược nghe đức Phật thuyết pháp. Vua chứng ngay Sơ quả (Tu Ðà Hoàn).

Khi nghe bài thuyết pháp thứ hai, nhà vua chứng quả Thánh thứ hai (Tư Ðà Hàm), còn bà dì Pajapati Gotami thì chứng Sơ quả. Lần thứ ba đức Phật giảng kinh Dhammapala Jataka cho vua cha và vua cha chứng Thánh quả thứ ba (A Na Hàm).

Trên giường bệnh vua cha được đức Phật về thăm và giảng pháp, Lần nghe pháp cuối cùng này, vua chứng quả A La Hán. Và sau bảy ngày tận hưởng lạc thú giải thoát, vua qua đời vào năm đức Phật tròn 40 tuổi.

Không chỉ có thế, vợ của Ngài, nàng Da Du Đà La tận tụy đã trở thành Phật tử, cũng là nữ tu đầu tiên. Xem thêm: Đức hi sinh vợ của Đức Phật đâu phải người phụ nữ nào cũng làm được

Con trai của đức Phật tên là La Hầu La trở thành nhà sư trẻ nhất vào năm 7 tuổi và bắt đầu sống với cha mình.
 

10. Lời trăn trối

 
Cho tới tận năm 80 tuổi khi Ngài tạ thế, đức Phật đã đi khắp nơi và giảng đạo không ngừng nghỉ.

Lời cuối cùng mà Ngài dặn dò các đệ tử là phải tự mình bước đi trên con đường giải thoát, bởi vì không có gì trên thế giới này là trường tồn.

Minh Minh (Tổng hợp)
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X