Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Khám phá ý nghĩa Tết Nguyên Đán trải dài trong 15 ngày Tết

Thứ Sáu, 09/02/2018 16:17 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Người xưa quan niệm ngày Tết bắt đầu từ 23 tháng Chạp và kết thúc vào mùng 7 tháng Giêng. Ý nghĩa Tết Nguyên Đán cũng được thể hiện rõ qua 15 ngày Tết này.
 
Trong 15 ngày này, mỗi ngày lại có một ý nghĩa riêng, mang đậm hồn văn hóa Việt. Hãy cùng khám phá ý nghĩa đặc biệt của từng ngày Tết theo quan niệm dân gian xưa kia với Lịch ngày tốt nhé.
 

1. Ngày 23 tháng Chạp

 
Ngày 23 tháng Chạp hàng năm còn được gọi là ngày lễ cúng ông Công ông Táo. Đây là thời điểm bắt đầu được tính để chuẩn bị sửa soạn cho ngày Tết chính thức vào mùng 1 tháng Giêng.

23 thang chap
 
 
Ông Táo là vị thần cai quản việc bếp núc trong gia đình, cũng là người ghi chép lại tất cả mọi việc tốt xấu diễn ra trong suốt một năm qua. Người Việt cúng ông Táo về trời để mong các Táo báo cáo những điều tốt đẹp với Ngọc Hoàng, từ đó cầu xin những điều may mắn, cát lành sẽ đến với gia đình trong năm mới.
 

2. Từ 24 đến 29 tháng Chạp

 
Đây là khoảng thời gian giáp Tết, các gia đình sẽ tranh thủ để lau dọn nhà cửa, trang hoàng lại cho đẹp để đón Tết về. Những đồ cũ hỏng trong nhà, nhất là trong căn bếp sẽ được đem vứt bỏ, sắm thêm đồ mới để dùng trong năm mới được may mắn phát tài. Mọi người cũng sửa soạn đồ để gói bánh chưng cho kịp đón Tết về dâng lên ông bà tiên tổ.

goi banh chung
 
 
Người ta cũng thường làm lễ dọn bàn thờ vào thời điểm này trong năm, nếu chưa kịp làm vào ngày 23 tháng Chạp. Việc dọn bàn thờ phải do người có tâm thành kính và tính cẩn thận, chu đáo thực hiện để không khiến thần linh và gia tiên quở mắng, trách phạt.
 

3. Ngày 30 Tết

 
Ngày 30 tháng Chạp có lễ cúng Tất niên, lễ cúng Giao thừa – là những lễ cúng rất quan trọng trong năm. Tuy ngày nay nhiều nhà gộp hai lễ cúng vào nhau cho tiện nhưng hai lễ cúng này có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Lễ cúng Tất niên là để dâng lễ mời gia tiên, thần linh về ăn Tết, kết thúc một năm cũ đã qua, còn là bữa cơm để cả gia đình cùng đoàn tụ, con cháu về quây quần bên cha mẹ, ông bà. Còn lễ cúng Giao thừa là lễ dâng lên các quan hành khiển, mong các quan phù hộ cho năm mới được nhiều bình an may mắn.
 
Lễ cúng Tất niên thường được làm vào buổi trưa hoặc chiều ngày 30 tháng Chạp, còn lễ cúng giao thừa thì thường diễn ra vào thời điểm giao thoa giữa năm mới và năm cũ, tức là giờ Tý – từ 23h ngày 23 tháng Chạp đến 1h sáng ngày mùng 1 tháng Giêng. Người ta thường bắt đầu làm lễ vào giờ Chính Tý, là thời điểm chuyển giao giữa hai năm, còn được gọi là thời khắc Giao thừa.

Có thể bạn quan tâm: Những kiêng kỵ đêm Giao thừa: Biết càng sớm càng dễ gặp may mắn, bình an!

cung giao thua
 
 
Mâm cúng giao thừa đặt trong nhà là dâng lên gia tiên trên ban thờ, theo truyền thống là để mời các cụ về đón Tết, cũng là xua đi những điều xúi quẩy của năm cũ, đón may mắn tốt lành của năm mới sắp đến. Trước khi mời các cụ tổ tiên về, gia chủ phải nhớ xin phép Thổ công.
 
Mâm cúng giao thừa ngoài trời dâng lên các quan hành khiển, thiên binh thiên tướng nhà trời khi đi thị sát trần gian và quan năm cũ bàn giao công việc cho quan năm mới, do không kịp thời gian nên bày lễ bên ngoài trời để các quan chứng giám cho tấm lòng thành, cảm tạ quan năm cũ và kính đón quan năm mới, mong được các quan phù hộ độ trì cho năm mới bình an tốt đẹp.
 
Người xưa cũng có nhiều tục lệ vào đêm giao thừa như đi lễ chùa, đi hái lộc cầu may hay xông nhà, xông đất đầu năm để mong năm mới được hưởng nhiều may mắn, cát khí dồi dào.
 

4. Mùng 1 Tết

 
Ngày mùng 1 tháng Giêng là ngày Tân niên, ngày quan trọng nhất trong cả đợt Tết kéo dài 15 ngày này. Người xưa có câu “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”, ngày mùng 1 này, mọi người thường không ra khỏi nhà, chỉ làm cơm cúng Tân niên rồi chúc Tết ông bà cha mẹ, họ hàng thân thiết trong nội bộ gia đình.

Trừ những người đã được mời thì mọi người kiêng đi chúc Tết bạn bè, người quen bởi sợ gia đình họ chưa có người xông đất. Người xông đất đầu năm phải hợp tuổi, hợp mệnh với gia chủ thì mới mang lại may mắn cho gia đình, nếu không dễ gây ra những điều xui xẻo không mong muốn.

mung 1 tet cha
 
 
Ý nghĩa Tết Nguyên Đán cũng được thể hiện rõ ràng trong ngày mùng 1 này. Người Việt Nam quan niệm nếu ngày mùng 1 đầu năm mọi sự đều suôn sẻ thuận lợi thì cả năm sẽ được hưởng “vía”, làm gì cũng may mắn cát lành.
 
Xưa, sáng mùng 1 Tết còn được gọi là ngày Chính Đán, là ngày để con cháu tụ họp dâng hương lên ban thờ tiên tổ, sau đó chúc Tết ông bà cha mẹ, các vị cao niên và huynh trưởng trong nhà. Con cháu thì mừng thọ ông bà, trẻ nhỏ thì hoan hỷ nhận tiền lì xì mừng tuổi để hay ăn chóng lớn, thành đạt nên người.
 
Tới cuối năm là mọi người lại xem tuổi xông nhà, tìm coi năm mới ai hợp tuổi, hợp mệnh với nhà mình mà tính tình vui vẻ, gia đình yên ấm, sự nghiệp vững vàng để nhờ người ấy sáng mùng 1 qua xông nhà cho mau mắn cả năm. Người đến xông nhà chúc Tết xong xuôi, uống chén nước, chén rượu đầu năm là xin phép ra về, hàm ý là chúc cho mọi việc của gia chủ trong năm mới được hanh thông, thuận lợi, không có gì cản trở.
 
Ngoài ra, xem hướng xuất hành đầu năm cũng vô cùng quan trọng. Mọi người sẽ xem hướng nào hợp với mình để ra khỏi nhà lần đầu tiên trong năm mới, tìm thêm may mắn cho bản thân và cả gia đình. Ngoài xem hướng, ai cầu kì, kĩ tính hơn còn xem cả giờ xuất hành nữa.
 

5. Mùng 2 Tết


mung 2 tet me
 
Trong ngày mùng 2 Tết này, các hoạt động cúng lễ tại gia sẽ đươc làm vào sáng sớm. Xong xuôi phần lễ thì tới phần hội, mọi người thoải mái đến nhà nhau chúc Tết mà không lo vía nặng, nhẹ của mình khi thành người xông nhà “bất đắc dĩ” cho gia chủ nữa.
 
Đàn ông chuẩn bị lập gia đình sẽ mang lễ đến chúc Tết nhà bố mẹ vợ tương lai. Con gái đã đi lấy chồng thì về nhà chúc Tết cha mẹ đẻ và anh em họ hàng quyến thuộc.

Bạn có biết: Mùng 2 Tết nên làm gì để may mắn cả năm?
 

6. Mùng 3 Tết


mung 3 tet thay
 
Mùng 3 Tết thầy, học trò thường rủ nhau đến chúc Tết thầy cô giáo cũ, ôn lại chuyện xưa cũ, cũng là thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo”, “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Đây là nét văn hóa đẹp trong ý nghĩa Tết Nguyên Đán của người Việt.
 

7. Mùng 4 Tết


mung 4 hoa vang
 
Theo lịch cổ ngày xưa thì ngày mùng 4 Tết, tức mùng 4 tháng Giêng là ngày Con nước. Vào ngày này, người dân thường làm lễ hóa vàng, tiễn đưa tổ tiên sau mấy ngày về ăn Tết cùng con cháu. Trong lễ cúng này, ngoài cỗ cúng, người ta còn đốt thêm nhiều vàng mã để các cụ ông bà, tổ tiên về cõi âm có thêm chút vốn đầu năm, làm gì cũng thuận lợi hơn. Lễ hóa vàng cũng có thể diễn ra sớm hơn hoặc muộn hơn, từ mùng 3 đến mùng 5 Tết. 
 

8. Mùng 7 Tết


mung 7 le ha cay neu
 
Mùng 7 Tết âm lịch được coi là ngày cuối cùng trong chuỗi ngày lễ Tết Nguyên Đán. Nếu như trước Tết có lễ dựng cây nêu thì vào ngày này, người Việt cổ sẽ làm lễ hạ cây nêu, kết thúc kì nghỉ ăn Tết, chơi Tết, quay về với cuộc sống hàng ngày, bắt đầu lao động sản xuất, làm ăn buôn bán vào ngày mùng 8 hoặc mùng 9 tháng Giêng. Điều này thể hiện tinh thần yêu lao động, không sa đà quá vào vui chơi lễ hội mà vẫn nhớ phải làm ăn mới có cuộc sống ấm no.
 

9. Rằm tháng Giêng

 
Tới mùng 7 tháng Giêng là hết Tết âm lịch, người dân quay trở lại hàng năm. Nhưng đến rằm đầu tiên trong năm mới, rằm tháng Giêng, người Việt Nam lại đón thêm một cái Tết nữa là Tết Nguyên Tiêu, còn được gọi là Tết Thượng Nguyên.
 
Tết Nguyên Tiêu được tổ chức tại gia, cũng có nhà dâng lễ lên chùa. “Giỗ Tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”, vào ngày rằm này, gia chủ sẽ làm mâm cỗ thịnh soạn dâng lên ban thờ gia tiên.

tet nguyen tieu
 
 
Khác với người Trung Quốc coi ngày Tết này là dịp để uống rượu, ngắm hoa, thưởng trăng, làm thơ khai bút đầu năm, người Việt Nam lại lồng ý nghĩa tôn giáo vào đây. Dân gian truyền nhau rằng “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”, nên sau khi cúng bái tại gia hoàn tất, người ta lại sắm lễ để lên chùa dâng hương. Song khác với những dịp lễ chùa khác, lễ chùa ngày rằm tháng Giêng diễn ra vào lúc trời tối, nhất là khi trăng tròn đầu năm đã lên cao, soi sáng cảnh vật xung quanh.
 
Tuy kinh điển nhà Phật không nhắc gì đến việc lễ chùa ngày rằm tháng Giêng nhưng đây là ngày lễ Tết theo truyền thống dân tộc. Người ta cho rằng vào ngày trăng tròn đầu năm là thời điểm thích hợp để lên chùa dâng sao giải hạn, cầu nguyện những điều tốt lành sẽ đến với gia đình mình.
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X