(Lichngaytot.com) Ngày nay, đời sống vật chất đầy đủ, quanh năm đều có thể ăn ngon nhưng không vì thế mà những món ăn ngày Tết mất đi hương vị. Bởi chỉ vào dịp này người ta mới được thưởng thức trọn vẹn cả ý nghĩa và sự tinh tế trong từng món ăn truyền thống.
Tết xưa tuy thiếu thốn nhưng đong đầy tình cảm, Tết nay dẫu sung túc vẫn không thiếu chân thành ấm áp. Những món ăn ngày Tết góp phần tạo nên không khí quây quần, đầm ấm, gợi nhắc về những điều tốt đẹp nhất bên mâm cơm gia đình. Tết thiếu gì thì thiếu nhưng chẳng thể nào không có những món ăn mang hương sắc mùi vị quê hương dân tộc.
Dưới đây là ý nghĩa món ăn ngày Tết - những món quen thuộc - nhưng không phải ai cũng hiểu hết.
Dưới đây là ý nghĩa món ăn ngày Tết - những món quen thuộc - nhưng không phải ai cũng hiểu hết.
1. Gà luộc – khởi đầu vạn an
Mâm cỗ ngày Tết thiếu sao được con gà luộc vàng óng, thử tay nghề đảm đang và khéo léo của những người phụ nữ trong nhà. Gà luộc dẫu không phải món ăn cầu kì nhưng lại lắm công phu, phải là người có kinh nghiệm và thực sự tỉ mỉ chú ý mới có thể luộc ra con gà giữ được màu sắc tươi tắn, thịt chín mềm vừa tới, không dai không bở.
Và hơn hết, đây là món ăn đại diện cho sự khởi đầu mới mẻ, thuận lợi và mạnh mẽ giống như chú gà trống đánh thức vạn vật mỗi sớm mai. Người Việt tin rằng, gà cúng giao thừa nhất định phải chọn gà trống hoa mơ, mào đẹp mỏ dài, gà càng đẹp, luộc càng ngon thì năm ấy gia vận càng sung túc no ấm và gặp nhiều hanh thông.
2. Bánh chưng, bánh tét – món ăn nguồn cội
Từ sự tích xưa kia mà bánh chưng trở thành món ăn truyền thống, gợi nhắc tới sự thờ phụng tổ tiên và trân quý lương thực của người Việt. Cái bánh gói vuông, nhân gaọ nếp, đỗ xanh, thịt mỡ không cầu kì nhưng cũng chẳng giản đơn, ngần ấy nguyên liệu mà bánh ngon bánh dở đều phụ thuộc vào tay người gói.
Trải qua quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa, người miền Nam gói bánh tét trong ngày Tết. Cũng ngần ấy nguyên liệu mà gói thành hình trụ dài, thể hiện tình mẫu tử và tình yêu quê hương làng xóm, gửi gắm sự yêu thương, đùm bọc cùng ước mơ về cuộc sống bình an.
Hai loại bánh – món ăn truyền thống ngày Tết cho thấy sự đa dạng về văn hóa và sức sáng tạo của người Việt trong quá trình sinh tồn, phát triển đồng thời cũng cho thấy những ước giản dị và lòng hướng về nguồn gốc của những người con đất Việt.
Dẫu ngày nay có bao món ăn ngon thì Tết đến nhà nào cũng phải có bánh chưng, bánh tét. Dẫu bây giờ lúc nào muốn ăn bánh cũng sẵn nhưng cứ phải Tết đến xuân về, sum vầy cùng người thân, dâng bánh lên ban thờ cúng ông bà tổ tiên rồi cùng nhau thưởng thức mới thấy trọn vẹn hương vị.
3. Thịt kho tàu, thịt đông – gia đình êm ấm
Món ăn ngày Tết không thể thiếu trong mâm cơm của mỗi gia đình là món thịt kho, người miền Bắc nấu thịt đông trong tiết trời lạnh, người miền Nam thưởng thức thịt kho tàu vào ngày nắng ấm.
Món thịt kho là đại diện của gia đình thuận hòa, các nguyên liệu hòa quyện vào nhau như người thân cùng hội họp trong ngày xuân mới, sống trên kính dưới nhường, giúp đỡ bảo ban nhau, phát triển vận khí toàn gia.
Món thịt kho là đại diện của gia đình thuận hòa, các nguyên liệu hòa quyện vào nhau như người thân cùng hội họp trong ngày xuân mới, sống trên kính dưới nhường, giúp đỡ bảo ban nhau, phát triển vận khí toàn gia.
4. Giò chả - phúc lộc thịnh vượng
Xưa cuộc sống còn khó khăn, ngày Tết trong nhà có cây giò cây chả là tương trưng cho sự giàu có, đủ đầy. Giờ cuộc sống tốt hơn nhưng không ai quên ý nghĩa và hương vị tết mà món ăn này mang lại.
Giò lụa, giò xào, chả làm công phu tỉ mỉ lại lưu giữ được lâu, trên mâm cơm cúng chẳng bao giờ thiếu. Khoanh giò khoanh chả như là lời ước nguyện cho năm mới hưng thịnh, mỗi ngày qua đi đều rạng rỡ phát triển hơn để toàn gia dung túc tràn đầy.
Giò lụa, giò xào, chả làm công phu tỉ mỉ lại lưu giữ được lâu, trên mâm cơm cúng chẳng bao giờ thiếu. Khoanh giò khoanh chả như là lời ước nguyện cho năm mới hưng thịnh, mỗi ngày qua đi đều rạng rỡ phát triển hơn để toàn gia dung túc tràn đầy.
5. Canh – đong đầy tình thương
Nếu mâm cỗ Tết của người Bắc không thể thiếu món canh măng thì người miền Nam trong năm mới nhất định phải ăn canh khổ qua.
Cây măng sống đùm bọc quây quần, mang hi vọng của tình yêu thương và trân quý lẫn nhau cùng vượt qua sóng gió. Năm cũ qua đi, con người cũng phải “khổ qua”, gạt bỏ những xui rủi tai ương của năm cũ để đón chào may mắn rạng ngời của năm mới.
Cây măng sống đùm bọc quây quần, mang hi vọng của tình yêu thương và trân quý lẫn nhau cùng vượt qua sóng gió. Năm cũ qua đi, con người cũng phải “khổ qua”, gạt bỏ những xui rủi tai ương của năm cũ để đón chào may mắn rạng ngời của năm mới.
Những món ăn ngày Tết tuy chẳng hiếm lạ nhưng lại chứa đựng những giá trị văn hóa tinh thần và nhân văn đáng gìn giữ. Thấy mâm cơm là thấy Tết, nhìn món ăn lại nhớ nhà, đó mới đích thực là ý nghĩa mà các món ăn ấy muốn trao truyền tới mọi thế hệ.
Tin cùng chuyên mục dành cho bạn:
13 món ăn dù hấp dẫn đến mấy vẫn nên Né nhanh ngày mùng 1 Tết để cả năm không gặp xui xẻo
Quan niệm những món không nên ăn ngày mồng 1 Tết xuất phát từ rất nhiều lý do khác nhau nhưng đa phần là chúng ta lo rằng mình không may mắn, chỉ thu hút xui
Quan niệm những món không nên ăn ngày mồng 1 Tết xuất phát từ rất nhiều lý do khác nhau nhưng đa phần là chúng ta lo rằng mình không may mắn, chỉ thu hút xui