Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Ý nghĩa và cách thức chuẩn bị cho lễ cúng tạ đất cuối năm chu đáo mà ai cũng nên biết

Thứ Ba, 15/01/2019 10:32 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Cúng tạ đất cuối năm là một trong những phong tục có từ lâu đời của nhân dân ta. Vậy bạn đã hiểu hết ý nghĩa của lễ cúng này, cũng như mình cần phải chuẩn bị những gì cho lễ cúng?
 
Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, nhân dân ta lại có rất nhiều nghi thức thờ cúng quan trọng cần phải thực hiện, và một trong số đó là lễ cúng tạ đất hay còn gọi là lễ tạ Thổ Công.

Đây là nghi lễ các hộ gia đình dùng để tạ ơn các vị thần cai quản đất đai nơi nhà mình ở. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ về nghi thức này hay chưa? Lễ cúng này nên được thực hiện như thế nào?
 
cung ta dat cuoi nam
 

1. Ý nghĩa cúng tạ đất cuối năm


Theo quan niệm của các nước châu Á, thần Thổ Công hay Thổ Địa là vị thần cai quản đất đai của một vùng nào đó. Người sống trên mảnh đất ấy sẽ nhận được sự che chở, bảo hộ của thần.

Chính vì thế mà mỗi khi có những công việc nào cần động chạm đến đất đai, ví dụ như xây sửa nhà cửa, đào giếng, mở huyệt… nhân dân ta đều phải cúng để xin phép thần Thổ Công trước.

Thổ Công là một trong những vị thần rất được coi trọng trong mỗi gia đình, do đó nếu chú ý quan sát trên bàn thờ, ta sẽ thấy bát hương thờ vị thần này luôn là bát hương lớn nhất, đặt ở giữa, còn hai bát hương ở hai bên thì nhỏ hơn, bên trái là bát hương bà cô tổ, bên phải là bát hương thờ gia tiên.
 
Lễ cúng tạ đất được thực hiện vào cuối năm như một hình thức tri ân vị thần đất này đã phù hộ độ trì cho cả gia đình mình trong cả năm nay. Thông thường, ta có thể thực hiện công việc này ở ngay trên bàn thờ gia đình mình.
 
Trước đây, theo phong tục dân gian xưa, lễ tạ Thổ Công và lễ cúng ông Công ông Táo là hai nghi lễ khác nhau, trong đó lễ tạ Thổ Công được thực hiện trước, sau đó mới đến lễ cúng ông Công ông Táo.

Tuy nhiên, vì hiện tại không phải gia đình nào cũng có thời gian là đầy đủ được cả hai lễ, nên người ta thường nhập hai lễ vào cùng một ngày, thường là ngày 23 tháng Chạp hàng năm.

Trong lễ cúng tạ đất cuối năm, các hộ gia đình nếu có nhu cầu và điều kiện thì thường làm luôn công việc cắt tỉa và hóa chân nhang. Các lễ vật được mua trong dịp tết năm trước, phục vụ theo niên vận của năm trước cũng có thể hóa luôn vào lúc này.
 
y nghia cung ta dat cuoi nam
 

2. Chuẩn bị lễ cúng Thổ Công sao cho đúng?


Vào dịp này, các gia đình chuẩn bị lễ lạt đầy đủ, chu đáo theo đúng truyền thống gia đình mình hoặc theo phong tục của địa phương mình, nhưng không cần phải chuẩn bị quá cầu kỳ, gây tốn kém không cần thiết. Quan trọng phải là cái tâm của gia chủ khi thực hiện nghi lễ này.

Mỗi vùng miền và mỗi gia đình lại có truyền thống cúng thần linh khác nhau, nhưng về cơ bản, mỗi gia đình đều có 3 bát hương thờ Thổ Công, bà cô tổ và gia tiên. Sai lầm khi dọn bàn thờ cuối năm dễ gây tán tài, mất lộc.

Sau khi lau dọn bàn thờ, các lễ vật cần sắm sửa và sắp lên thường là như sau:

Hương nhang, một đĩa gạo, một đĩa muối trắng, nếu là bàn thờ lớn thì mua 10 bông hoa tươi (thường là hoa cúc) chia đều ra hai lọ ở hai bên, trầu ba lá, cau ba quả thuộc loại to, đẹp, một đĩa ngũ quả, xôi trắng. Ngoài ra có thể chuẩn bị thêm bánh kẹo, thuốc lá, chè… 

Lễ mặn có thể bao gồm: gà luộc nguyên con hoặc chân giò luộc, ba chén nhỏ đựng rượu, 10 lon bia và 6 lon nước ngọt.

Các gia đình chú ý khi thắp hương làm lễ cần dùng đèn thờ hoặc trong trường hợp không có đèn thờ thì dùng đôi nến để thay thế. 

Phần mã không bắt buộc mà tùy theo từng gia đình, nhưng đa số thường chuẩn bị năm ông ngựa màu kèm theo năm bộ mũ áo, cờ lệnh, kiếm loại nhỏ và 10 lễ tiền vàng đặt trên lưng mỗi ông ngựa.

Một ông ngựa màu đỏ kèm theo mũ, áo,  hia, cờ kiếm.

Một cây vàng hoa đỏ (tương đương 1000 vàng), một cây vàng ngũ phương.

Một đĩa đựng 50 lễ vàng tiền dùng để dâng gia tiên.

Khi đã chuẩn bị lễ cúng tạ đất cuối năm đầy đủ, bạn có thể thực hiện nghi lễ thờ cúng, văn khấn tạ thần Thổ Công có thểm tham khảo bài dưới đây: Văn khấn tạ Thần linh Thổ địa, lễ tạ đất (từ 15-30 tháng Chạp).

Với các gia đình theo đạo Phật, cúng tạ đất cuối năm theo kinh Địa Tạng thì dù cách cùng này cầu kì, tốn nhiều thời gian hơn (khoảng 3 giờ đồng hồ vì kinh Địa Tạng gồm 3 quyển) nhưng về sau gia đình sẽ được hưởng nhiều phúc, cả nhà may mắn, bình an.

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X