Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Xông đất là gì? Nên chọn ai xông đất để cả năm vận trình rực rỡ ít ai sánh kịp?

Thứ Ba, 29/11/2022 15:29 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Không phải ai cũng hiểu xông đất là gì vì việc này diễn ra như một thói quen thân thuộc trong dịp đầu năm mới từ xưa tới nay. Chúng ta làm theo ông bà, cha mẹ mình nhưng ít khi tìm hiểu kỹ về nó.
Mục lục (Ẩn/Hiện)

=> Cập nhật mới nhất: Xem tuổi XÔNG ĐẤT NĂM 2023

1. Xông đất là gì?


Xông đất còn có tên gọi khác như xông nhà đầu năm hay đạp đất là nét văn hóa đặc trưng của người Việt nói về hành động người đầu tiên bước vào nhà mình trong ngày mồng 1 Tết.

Chính vì vậy mà sau thời điểm giao thừa, bước vào những giờ phút đầu tiên của năm mới được xem là thời điểm quan trọng. Thời gian xông đất sẽ tính ngay khi đồng hồ điểm sang canh ngày mới. 

Người xưa quan niệm rằng, người đầu tiên bước vào nhà mình trong ngày đầu tiên của năm mới rất quan trọng, họ quyết định một năm tốt lành hay xui rủi của cả gia đình. Đó là lý do nhiều người cẩn thận nhờ người vừa hợp tuổi gia chủ, lại vui vẻ, khỏe mạnh bước vào nhà mình đầu tiên để có một năm nhiều điều may mắn. Điều này có nghĩa là chỉ cần người đó bước vào nhà chào hỏi mọi người khoảng 5 phút là đã có thể dự báo được vận trình của cả gia đình trong năm đó. 
 
Xong dat la gi
 
 

2. Ý nghĩa của việc xông đất

 
Theo quan niệm xưa, khởi đầu năm mới nghĩa một trang mới của cuộc sống cũng được mở ra. Ai cũng mong muốn mình sẽ có một năm nhiều niềm vui, hạnh phúc đến với gia đình nên họ mong người xông đất mang đến vận may cho gia đình mình. Nét văn hóa đặc trưng này mang ý nghĩa gắn chặt tình cảm và những lời chúc may mắn tốt lành nhất mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Theo đó, họ tin rằng việc xông đất có ảnh hưởng sâu sắc đến vận mệnh của gia chủ trong cả năm. Nếu được người xông đất tốt thì làm ăn phát đạt, mọi việc hanh thông, thuận lợi, khởi sự việc gì cũng suôn sẻ, nhiều người hỗ trợ; ngược lại, nếu gặp người xông đất xấu thì sẽ dễ rơi vào khó khăn, làm ăn gì cũng bế tắc.

Tuy nhiên, khái niệm tốt và xấu ở đây được đánh giá là “duyên”, là “vía” chứ không hàm ý là người tốt, người xấu. Việc này khá chủ quan, mang rất nhiều đánh giá có phần cảm tính của gia chủ, không có một tiêu chí áp dụng chung được cho tất cả mọi người.

Có nhiều gia đình sắp xếp sẵn ai sẽ là người xông đất, thế nhưng lại có một điều là nếu việc này có kế hoạch trước thường sẽ mất ý nghĩa - phải tùy duyên, sự tốt xấu ngẫu nhiên chứ không thể theo nguyện vọng cá nhân của một ai.

Qua đó có thể thấy, xông đất không chỉ là cách để chúng ta bày tỏ mong muốn, khát vọng về cuộc sống hạnh phúc, thịnh vượng, ấm êm của gia chủ mà còn là căn cứ để họ có thể dự đoán được những vận hạn trong năm. Từ đó có kế hoạch mà hạn chế hay khắc phục những rủi ro có thể xảy ra hoặc phát triển, gia tăng những lợi thế của mình đang có.

Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp hay người làm kinh doanh cũng rất chú trọng trong việc chọn ai để nhà xông đất đầu năm. Họ sẽ chọn ngày lành tháng tốt để khai trương công việc, chọn người hợp tuổi với chủ doanh nghiệp đến xông đất để có một năm mới làm ăn suôn sẻ, thuận lợi, tiền bạc dồi dào.
 
Tuy nhiên, ngày nay những phong tục tập quán xưa có phần mai một đi nên tục xông đất cũng không còn phải tuân theo đầy đủ các quy định cũ nên việc này được xem như một niềm vui nho nhỏ ngày Tết chứ không nặng chuyện may rủi, hậu vận như trước đây. 
 

3. Chọn người đến xông đất

Chon nguoi den xong dat
 
Việc xông đất có thể diễn ra một cách tự nhiên hoặc có thể gia chủ nhờ người phù hợp với các tiêu chí của mình đã đặt ra. Có gia đình chọn trước người để xông đất trong khi có những gia đình lại hồi hộp chờ xem ai sẽ là người đầu tiên tới nhà mình trong ngày đầu năm mới để đoán xem vận thế của họ sẽ ra sao. 

Trong quan niệm xưa có 2 lựa chọn người tới xông đất. 
  • Gia đình có người làm quan thường ưu tiên người có tuổi hợp với gia chủ, họ cũng phải là người đàn ông trụ cột của gia đình.
  • Gia đình người dân lao động chỉ cần chọn ai khỏe mạnh, vui vẻ, xởi lởi, gia đình hòa thuận, khấm khá. 
Người đi xông đất là người khách đầu tiên bước vào cửa nhà của gia chủ kể từ thời khắc giao thừa cho đến sáng ngày mùng 1 Tết Nguyên đán. Trong quan niệm từ xa xưa, người đi xông đất tác động trực tiếp tới hạnh phúc, may mắn, tài lộc và công danh của cả nhà gia chủ trong năm mới, vì thế có những yêu cầu cụ thể trong việc chọn người xông đất như sau.
  • Người có tuổi, mệnh hợp với gia chủ.
  • Là nam (người có nhiều dương khí hơn phụ nữ), nếu có thể thì là người trụ cột trong gia đình khỏe mạnh, tính tình hòa nhã, vui vẻ.
  • Mặt mũi sáng sủa, thân hình đầy đặn, thật thà, xởi lởi, hiền lành tử tế, đỗ đạt, được mọi người quý mến.
  • Người có sự nghiệp, công danh, đạt được thành công nhất định hoặc càng thành công càng tốt.
  • Người năm qua may mắn, cát tường, không gặp vận hạn đen như đau ốm, tang gia.
  • Có con cái đủ đầy có trai có gái, gia đình hạnh phúc.
Những người có đặc điểm trên khi đến nhà chúc Tết với tâm thế vui vẻ, hoan hỉ thì cả năm gia đình đó sẽ đón tài lộc dồi dào, bình an, sung túc.

Không nên nhờ những người có tướng mạo dữ dằn, hay to tiếng, quát nạt, hoặc nhà đang có tang, khắc tuổi, hay ốm đau … Hoặc người có những vận đen như công việc trục trặc, làm ăn thất bát, nhiều nơi quan niệm không nên chọn phụ nữ, trẻ em... vì những người này được cho là không mang đến nhiều phúc khí, vận may cho gia chủ và các thành viên trong gia đình. 
 
Tuy nhiên, ngày nay những quan niệm cũ không hoàn toàn được mọi người làm theo, người ta thường có xu hướng chọn những người hợp tuổi bất kể đàn ông, đàn bà, trai, gái miễn là họ có sức khỏe tốt, mặt mũi sáng sủa, có kinh nghiệm làm ăn, xởi lởi, vui vẻ hòa đồng để đem lại nhiều may mắn trong năm mới cho gia chủ. 

4. Cách thức xông đất đầu năm 
 

Các gia chủ luôn cầu năm mới có nhiều điều suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió nên họ cẩn thận chọn người xông đất trước và hẹn thời gian sang chúc Tết và quá trình xông đất diễn ra suôn sẻ với những bước sau. 
 
Người xông đất đầu năm mang theo tiền lì xì cho gia đình và trẻ nhỏ trong nhà hay các món quà nho nhỏ, ý nghĩa.

Tất cả những món đồ chuẩn bị đều mang tính tượng trưng hơn là giá trị. Do đó số tiền trong phong bao lì xì không cần nhiều và thường sẽ chọn những đồng tiền có màu đỏ - màu sắc tượng trưng cho sự may mắn. 

Sau đó gia chủ cũng gửi lại lời chúc cho người xông đất và lì xì, mời khách thưởng trà, trò chuyện về những điều tốt đẹp trong năm mới. Hoặc có thể cùng thưởng thức 1 ly rượu vang để biểu trưng cho sự may mắn, tấn tài tấn lộc…

Mọi người sẽ cùng nhau nhấm nháp hương xuân đầu năm trong không khí đầm ấm và tràn trề hy vọng mới. Thời gian diễn ra rất ngắn gọn, chỉ kéo dài khoảng 15 - 20 phút vì đây là biểu hiện cho sự thuận lợi, trôi chảy của mọi việc trong ngày đầu năm. 
 
Trước khi ra về người xông đất cũng không quên nên dành tặng chủ nhà những lời chúc Tết hay và ý nghĩa. Nhà nào đã có người đến xông đất rồi thì việc tiếp khách trong ngày mồng một Tết không có ảnh hưởng gì đến gia chủ kể cả người tốt vía lẫn xấu vía.
 

5. Lưu ý khi đi xông đất đầu năm 

Luu y khi xong dat dau nam
 
  • Người đến xông đất đầu năm nên chọn trang phục có màu sắc tươi sáng, có thể có màu đỏ, hồng, vàng,... không nên mặc đồ trắng hoặc đồ đen.
  • Người có tuổi xung khắc với gia chủ, có tiền án, công danh chậm tiến, đạo đức không tốt thì không nên tới xông đất.
  • Nhiều nơi vẫn quan niệm nam giới xông đất sẽ tốt hơn vì nam giới nhiều dương khí hơn còn phụ nữ sẽ nhiều âm khí thì chúng ta cũng nên tôn trọng ý kiến này của gia chủ. Theo đó, phụ nữ và trẻ con không nên xông đất sớm nếu không được chủ nhân mở lời mời. Có thể đi cùng, vào sau nam giới.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang đến tháng, góa chồng không được xông đất.
  • Khi đến xông nhà chỉ tập trung các câu chuyện vui vẻ, mang lại nhiều tiếng cười, tránh những câu chuyện buồn của năm cũ và không nhắc đến chuyện đã qua.
  • Người nào gia đình có tang, hoặc năm qua ốm đau, hoạn nạn, sức khỏe không tốt thì không nên đến nhà người khác xông đất. Có thể chọn thời điểm thích hợp hơn để đến chơi như từ chiều ngày mùng 1 trở đi, không nên đến nhà người khác vào lúc giao thừa hoặc sáng sớm. 

6. Người nhà tự xông đất có sao không?


Theo quan niệm của ông bà ta xưa, xông đất là việc có người sang chơi nhà bạn vào những giây phút đầu tiên của năm mới hoặc trước 12h ngày mùng 1 Tết.

Ngày nay, khi mà xã hội ngày càng phát triển thì việc xông đất không còn đặt nặng các vấn đề chi tiết quá như ngày xưa. Vì thế trên thực tế thì người trong nhà hoặc họ hàng vẫn tự đi xông đất nếu hợp tuổi. Chuyện lựa chọn ai để xông đất hoàn toàn là quan niệm cá nhân của mỗi gia chủ.

Nhiều gia đình vẫn để người thân trong gia đình tự xông đất nhà mình để đỡ phải phiền người khác. Họ chọn một người nhẹ vía và người này sẽ rời khỏi nhà từ lúc chưa hết giờ trừ tịch, người này có thể đi dự lễ tại đình chùa, sau đó xin hương hái lộc.
 
Lúc trở về nhà đã bước sang năm mới, người này tự xông đất nhà mình, họ cũng mang sự tốt lành quanh năm về cho gia đình theo quan niệm của ông bà xưa.
 
Có thể thấy việc người nhà tự xông đất không có vấn đề gì đáng ngại miễn họ là người khỏe mạnh, vui vẻ, làm ăn phát đạt thì gia chủ sẽ rất vui, việc này cũng được xem là "được vía" của họ để sang năm mọi chuyện cũng thuận lợi, suôn sẻ như người đến nhà chơi vậy.
                                          
CÒN BAO NHIÊU NGÀY NỮA ĐẾN TẾT?

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X