(Lichngaytot.com) Xoa tiền lên tượng để cầu may là thói quen của không ít người thậm chí việc này còn làm hỏng cả tượng nhưng việc này cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Người dân quan niệm xoa tiền lên tượng để cầu may
Trong ngày khai hội Yên Tử (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) hàng vạn du khách thập phương đã tới tham dự. Một lượng lớn du khách chen chúc nhau cầm tiền mệnh giá khác nhau xoa vào tượng Phật, chuông đồng, chiêng đồng, thậm chí tiền lẻ còn được họ nhét vào mái hiên, am đồng, kẽ chùa Đồng. Họ quan niệm việc xoa tiền lên tượng, nhét tiền như vậy để đem lại may mắn và tài lộc trong năm mới.
Ngay trước đó, nhiều du khách khi tới chùa Bái Đính (tỉnh Ninh Bình) cũng chen nhau để cầm những tờ tiền xoa, mài vào tượng Phật để cầu may. Không chỉ vậy, dãy tượng La Hán bằng đá ở chùa Bái Đính bị du khách sờ mòn. Tiền lẻ được rải khắp phía dưới tượng.
Tham khảo: Lễ hội bị biến tướng – Sự áp đặt toan tính đời thường vào đời sống tâm linh
Tại ngọn đồi đặt tượng Phật Di Lặc nằm trong quần thể chùa Bái Đính có hàng ngàn lượt du khách trèo lên đồi, xoa tiền vào tượng Phật cầu may. Với quan niệm phải chạm vào Phật mới mang được vận may về nhà, nhiều người dùng cách quấn tiền vào đầu gậy và xoa lên mình tượng Phật bằng đồng, nặng 80 tấn, cao 10 m an vị trên ngọn đồi của ngôi chùa này.
Chưa nói tới điều gì xa xôi, những bức tượng sẽ bị xuống cấp nhanh chóng qua những hành động xoa tiền lên tượng như thế này. Mỹ quan nơi chùa chiền cũng không còn nữa khi tiền lẻ rải đầy khắp nơi. Đó là chưa kể đến những tượng Phật, chuông đồng là những bảo vật thiêng liêng. Hàng ngàn người tranh giành nhau gây ra tình trạng mất an toàn, ảnh hưởng đến tính thiêng liêng nơi cửa chùa.
May mắn sẽ đến với ai làm việc thiện đúng lời Phật dạy
Các vị bồ tát, đức Phật bỏ cả ngai vàng, quyền lực, tiền tài đi tu. Mục đích các ngài đi tu chỉ mong tìm đường cho chúng sinh thoát khổ. Do vậy, không bao giờ có chuyện chúng ta xoa tiền dưới chân ngài sẽ được may mắn. Điều ấy đã chứng minh hành động xoa tiền, buộc dây lạ lên mái đình cầu may là những hành động phi văn hóa, không đúng đạo lý đức Phật.
Do đó, nếu theo quan điểm đúng đắn của nhà Phật, hành động xoa tiền vào tượng chưa chắc đã mang lại may mắn, mà còn có tác dụng ngược lại, thậm chí có thể sẽ bị tổn phúc bởi việc làm đó trở thành bất kính với Phật.
Trong cuộc đời mỗi người, sống phải có niềm tin nhưng niềm tin phải có văn hóa và khoa học chứ không thể mù quáng như vậy. Những tư tưởng lệch lạc ấy không nên tồn tại trong xã hội hiện đại ngày nay. Đây là hành vi huyễn hoặc, con người có niềm tin mù quáng vào tôn giáo.
Hơn nữa, trong đạo Phật, kết quả của cuộc sống chúng ta tạo dựng được do bản thân có chí tiến thủ, lao động, học tập chứ không phải do sự may mắn nào tạo nên, càng không có chuyện dùng tiền xoa vào Phật, xoa vào chuông chùa sẽ gặp may mắn.
Lễ Phật không phải nhiều hay ít, xa hay gần, giàu hay nghèo..., tất cả xuất phát từ tâm, vì thế, khi đến chùa hãy mang trong mình cái tâm thanh tịnh, hãy trả lại không khí trang nghiêm, phong cảnh bình yên nơi chùa chiền, giúp con người rũ sạch bộn bề ngoài cuộc sống.
Do đó, nếu theo quan điểm đúng đắn của nhà Phật, hành động xoa tiền vào tượng chưa chắc đã mang lại may mắn, mà còn có tác dụng ngược lại, thậm chí có thể sẽ bị tổn phúc bởi việc làm đó trở thành bất kính với Phật.
Trong cuộc đời mỗi người, sống phải có niềm tin nhưng niềm tin phải có văn hóa và khoa học chứ không thể mù quáng như vậy. Những tư tưởng lệch lạc ấy không nên tồn tại trong xã hội hiện đại ngày nay. Đây là hành vi huyễn hoặc, con người có niềm tin mù quáng vào tôn giáo.
Hơn nữa, trong đạo Phật, kết quả của cuộc sống chúng ta tạo dựng được do bản thân có chí tiến thủ, lao động, học tập chứ không phải do sự may mắn nào tạo nên, càng không có chuyện dùng tiền xoa vào Phật, xoa vào chuông chùa sẽ gặp may mắn.
Lễ Phật không phải nhiều hay ít, xa hay gần, giàu hay nghèo..., tất cả xuất phát từ tâm, vì thế, khi đến chùa hãy mang trong mình cái tâm thanh tịnh, hãy trả lại không khí trang nghiêm, phong cảnh bình yên nơi chùa chiền, giúp con người rũ sạch bộn bề ngoài cuộc sống.