Vứt bàn thờ xuống sông là hành động sai lầm!

Thứ Ba, 29/01/2019 09:13 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Việc Vứt bàn thờ xuống sông đang gây tranh cãi và thực tế nhìn về phương diện dân gian cũng như quan niệm của đạo Phật thì hành động này đều không được khuyến khích.
   
Theo phong tục người Việt, dịp Tết Nguyên đán là lúc các gia đình lại dọn dẹp bàn thờ. Theo tập tục, sau khi dọn dẹp, nhiều người vứt bàn thờ, bát hương cũ và tro nhang xuống sông, hồ với suy nghĩ thả đồ thờ cúng xuống nước cho "mát mẻ", dễ gặp những điều may mắn... Đó là lý do hình ảnh một người phụ nữ vứt bàn thờ xuống sông gần đây gây tranh cãi. Vậy phải làm thế nào với bàn thờ cũ thì phù hợp?
 

Theo quan điểm Phật giáo


Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ - Phó Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam, tập tục thả đồ thờ cúng xuống sông dựa trên một niềm tin sai lầm. Người tu học Phật tưởng niệm ông bà tổ tiên bằng việc duy trì các truyền thống văn hóa cao quý của gia tộc, cam kết phát triển ngày càng tốt đẹp hơn, tránh tình trạng "cha mẹ làm thầy con cái đốt sách".

Những ngày lễ giỗ cuối năm nhắc nhở con cháu về những đóng góp to lớn của ông bà cha mẹ đối với quê hương và Tổ quốc, từ đó con cháu có nguồn động lực để phấn đấu noi gương người đi trước chứ không phải cứ làm bàn thờ mới to đẹp mới là có hiếu. Việc vứt đồn bừa bãi sẽ làm ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường nước. 

Các dụng cụ thờ cúng được chế tác bằng sành sứ nếu không có nhu cầu sử dụng nữa có thể tặng biếu cho những gia đình khác. Trong trường hợp không ai tiếp nhận, chúng ta có thể đặt ở những vị trí thích hợp để không làm ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến giao thông, giao thương sông nước.
 
 
Không nên mê tín, cũng đừng chờ đến sau ngày 23 tháng Chạp mới làm vệ sinh bát hương một lần, vì như vậy suốt 365 ngày vô tình chúng ta để nơi tôn nghiêm thờ cúng ông bà tổ tiên bị dơ dáy, nhà cửa mất vệ sinh.
 
Theo văn hóa thờ phụng của đạo Phật, mỗi ngày chúng ta cần làm vệ sinh bàn thờ, quét dọn để bụi bẩn từ hương không làm bẩn bàn thờ. Nước cúng thì nên đặt nước sạch trong ly có đậy nắp, cúng xong đem xuống uống, trái cây cúng khoảng 1-2 ngày, cúng xong đem xuống ăn, còn hoa nếu có điều kiện tài chính mỗi tháng cúng 4 lần, tối thiểu 2 lần, khi hoa bắt đầu cũ thì thay hoa mới.

Làm sạch sẽ, trang nghiêm thường xuyên chừng nào thì ý nghĩa tôn kính của chúng ta dành cho người quá cố được thể hiện chừng đó. Xem thêm: Lau dọn bàn thờ đúng cách nếu không sẽ tiêu tán tiền bạc, tài lộc

Trong đạo Phật, mục đích của thờ là tưởng niệm, giữ lòng thành. Việc thờ phụng ông bà tổ tiên hay tượng Phật bằng lư hương và nhang đèn có nguồn gốc từ Trung Quốc còn Phật giáo Ấn Độ không có chủ trương như thế. Vì thế, có thể sử dụng hương điện, mục đích để giữ cho chốn thờ phụng được trang nghiêm, sạch sẽ.
 
Thực tế là nhiều loại hương được làm từ mùn cưa và các loại hóa chất độc hại nên sau khi đốt tạo thành vòng tròn giữ tro bụi trên đó. Người mê tín nghĩ rằng như thế tức là thần thánh hoặc tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã chứng giám phù hộ. Nếu muốn giữ truyền thống thắp hương thì mỗi lần chỉ nên thắp một nén hương.

Trên bàn thờ, chỉ cần 1 bát hương chứ không cần nhiều bát hương, giữ bàn thờ sạch sẽ thì ý nghĩa thờ phụng càng tốt. 

Theo quan niệm dân gian


Việc thay bàn thờ mới là điều chỉ nên khi mà bàn thờ tổ tiên cũ đã mất phù hợp với không gian căn hộ chung cư cao cấp hoặc không thể bảo đảm.

Không chỉ cuối năm muốn thay bàn thờ nhưng nhìn vào thực tế là gia đình sau khi chuyển sang nhà mới cũng vứt bàn thờ xuống sông để thay mới. Chưa thấy lợi ở đâu nhưng việc này ảnh hưởng không nhỏ đến vệ sinh môi trường, đó là chưa kể bàn thờ cùng đồ thờ cúng được xem là vật linh thiêng, hành động này còn mang lại cảm giác bất kính với tổ tiên ông bà. 

Nếu có thể thì hãy tận dụng bàn thờ cũ nếu chúng chưa thực sự hỏng. Nhưng nếu trong tình huống bắt buộc thì không nên vứt tùy tiện từ bàn thờ cho tới các đồ vật ở trên đó.

Nên phân chia ra, nếu như vật nào hoàn toàn có thể đốt cháy được thì thực thi hóa tro. Với đồ thờ được làm bằng gỗ, không dùng nữa có thể hóa đi, nhưng bàn thờ xây bằng gạch đá có thể phá đi, phế liệu đổ ra nơi thanh tịnh là được.
 
Các đồ vật bằng đồng đúc chỉ có thể sử dụng lại vào một trong những mục đích khác trong nhà hoặc tặng cho chùa. Đối với những bức tượng phật khi muốn bỏ đi cũng có thể mang lên chùa nhờ xử lý hộ. Tủ thờ hay án gian thờ chức năng là giá đỡ hoàn toàn có thể tận dụng hoặc thanh lý.

Đối với bàn thờ mới: không nên mua các sản phẩm thờ cúng, tủ thờ đã qua sử dụng. Tuy nhiên, nếu anh chị em trong nhà nhượng lại cho nhau thì hoàn toàn được. Hai gia đình cùng thờ cúng một cội.
 
 
  

Cách tiến hành thay bàn thờ mới


Khi thay bàn thờ mới nên lưu ý chọn ngày, giờ hợp với tuổi gia chủ, tránh các ngày xấu. Chủ nhà nên nhớ điều cấm kỵ “bàn thờ đang thờ tự mình đang có nhu cầu muốn động là động, không nói năng gì”. Xem ngay: Cụ thể các bước chuyển bàn thờ về nhà mới chuẩn xác
 
Trước lúc bỏ đi bàn thờ cũ cần được dâng một lễ gồm hoa quả, đèn nhang nơi bàn thờ cũ rồi thành tâm xin được dịch rời linh vị những vị thần linh và hương kinh gia tiên từ nơi những đồ cũ sang đồ mới và thông tin cho tổ tiên, biết hôm nay sẽ thu dọn ban thờ, mời ông bà tổ tiên và thần linh tạm lánh qua một bên để con cái xúc tiến việc làm.

Tiếp nối rút vài chân hương từ bát hương cũ đem sang bát hương mới, cây đèn cầy (nến) từ chân đèn cũ sang mới.
 
Bàn thờ cúng mới cũng bày biện đồ lễ như trên, sau lúc thành tâm khấn vái an vị nơi bàn thờ mới rồi đem đồ vật cũ đi tiêu hủy mà không lo phạm húy gì nữa. Kiêng cự rút chân hương rồi cầm bát hương đổ tro bừa bãi ra bên ngoài bởi như vậy sẽ bị “tán tài”. Chân hương tỉa ra nên đốt, tro được thả xuống sông, hồ hoặc hòa nước bón cây, tránh việc đổ lung tung.
 

Xử lý bàn thờ cũ như thế nào?

 
Quan niệm cũ cho rằng, bàn thờ cũ nên được vứt xuống sông, hoặc vứt tại cây cổ thụ hay gửi lên chùa. Nhưng cả hai cách này đều ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường và thực tế nếu vài nhà thay bàn thờ như thế thì chiếm quá nhiều diện tích vô lý.

Quan điểm từ xưa đến nay: “mọi thứ sinh ra từ cát bụi sẽ trở về với cát bụi” bàn thờ cũng vậy. Bàn thờ là ngũ hành mộc. Để trở về với ngũ hành thổ (tức cát bụi) có thể sử dụng ngũ hành hỏa. Tức đốt bàn thờ thanh tro.
 
- Cách đốt bàn thờ cũ: với các nhà ở thành phố diện tích nhỏ, hãy chẻ nhỏ bàn thờ ra thành nhiều mảnh. Đốt cả bàn thờ rất dễ gây ra hỏa hoạn, Khi đốt các anh chị sử dụng lò đốt vàng mã . Dưới đáy ta kê một tấm kim loại để khi đốt xong ta còn phải sử dụng tro thu được.
 
- Lượng tro thu được có thể rắc quanh vườn, chôn xuống đất. Với các anh chị ở chung cư mang tro này về nhà thờ tổ xin phép được rải xuống vườn hoặc ao.
 
- Đại diện của bàn thờ sẽ là bát hương, ta xử lý bát hương trước các sản phẩm khác ta làm tương tự. Thường bát hương sẽ làm bằng sứ do đố ngũ hành mệnh mộc. Muốn trở về tro bụi mệnh mộc chỉ có một cách là đập nhỏ. Lưu ý đem mảnh bát hương đem ra vườn chôn. Nếu ở thành phố có thể mang về nhà thờ tổ nhờ chỗ chôn. Tranh trường hợp vứt xuống ao hồ gây ảnh hưởng đến người xung quanh. 

- Với sản phẩm bằng kim loại ( tức ngũ hành kim) để trở về với đất thì chỉ có cách nung chảy sau đó trộn với đất đá để trở về thành quặng. Vì việc này là bất khả thi nên có thể xử lý bằng cách công đức vào chùa để nhà chùa đúc chuông, đúc tượng. Chứ đừng đem đi bán đồng nát. Hướng dẫn quy trình và văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên
 

Văn khấn thay bàn thờ mới:

 
Vái ba lạy !!!
 
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
 
Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
 
Hôm nay là ngày…. tháng …. năm ….
Tên con là … (Tín chủ của ………. địa chỉ ………..)
 
Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khoẻ, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.
 
Con xin dập đầu kính bái
 
Vái ba lạy !!!
 
MiMo (Tổng hợp)