Vì sao phải thờ cúng? Thờ như thế nào mới đúng?

Thứ Tư, 20/06/2018 09:42 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Ngoài ông bà, tổ tiên, chúng ta thờ Phật, thờ thánh thần, thờ anh hùng có công, thờ ông bà tổ tiên,… nhưng không ai thực sự hiểu rõ vì sao phải thờ cúng.
 
Từ xa xưa, việc thờ cúng ở Việt Nam cũng như một số nước châu Á khác nhằm mục đích tưởng nhớ tới người đã mất. Chúng ta quan niệm, linh hồn của những người đã mất vẫn tồn tại và luôn ở bên cạnh con cháu để mà phù hộ độ trì cho con cháu bình an khỏe mạnh, làm ăn phát tài thịnh vượng. 
 
Không chỉ thờ cúng tổ tiên, nhiều gia đình còn thờ Đức Phật, các vị Thánh đứng đầu các đạo giáo, các vị Bồ tát, La hán, các Tiên Thánh Thần, Thần linh chúa đất, các hàng Quan, Mẫu, Cô Cậu…
 
 
 

Vì sao phải thờ cúng?


Theo Phật thì tồn tại cuộc sống sau khi chết. Đó là lý do ngoài việc tưởng nhớ, chúng ta thường mong được họ giúp đỡ những việc mà không tự mình làm được.

Có thông tin cho rằng trong khi chúng ta đi bộ 6km/h, đi ô tô, đạt tốc độ tối đa 300km/h, tàu hỏa đạt 300 - 400km/h, máy bay tối đa 600 - 800km/h, phóng tên lửa từ trên không hiện đại nhất đạt tốc độ 1,8km/s (giây).

Nhưng các vong linh bình thường có thể bay với tốc độ khoảng trên 1700km/s, các vị La Hán có thể bay với tốc độ 1,22 lần tốc độ ánh sáng (tốc độ ánh sáng khoảng 300.000 km/s), Đức Phật bay tốc độ trên 7 lần tốc độ ánh sáng. 

Vì thế, với sự hỗ trợ của họ chúng ta sẽ làm được nhiều điều mà vốn không thể làm. Vì vậy loài người mới thờ người âm để họ trợ giúp, gọi là phù hộ độ trì. Được phù hộ là được may mắn. Được độ trì thì có thể làm được nhiều việc khác thường.

Nhiều nhà ngoại cảm đuổi vong hay chữa bệnh phần mờ (bệnh âm) hoặc bệnh phần thực đều phải được ai đó người âm độ cho mới làm được. Hoặc những kẻ ma mãnh lại nuôi vong ma xó để phục vụ cho mục đích cá nhân.

Người âm sẵn lòng giúp ta, miễn là ta thực sự thành tâm với họ. Thờ cúng là một cách ta biểu lộ tấm lòng thành kính đối với người âm để nhận được trợ giúp. 

Xem thêm: Lau dọn bàn thờ đúng cách nếu không sẽ tiêu tán tiền bạc, tài lộc
 
 
 

Thế nào là thờ cúng đúng cách?


Cho dù đã hiểu vì sao phải thờ cúng nhưng không phải ai cũng biết thờ cúng đúng cách, trước tiên bạn phải hiểu rằng có 4 dòng trong vũ trụ mà ta có thể thờ như sau:
 
- Dòng Phật: Đức Phật, các vị Bồ tát, La hán, Cao tăng, Tiên thần (như Sơn thần, Thổ thần, Thủy thần), Thần linh, Thổ công, thần Long mạch… và những linh hồn người chết theo đạo Phật.
 
- Dòng Trời: Ngọc Hoàng Thượng Đế, Các Thiên Quan nhà Trời, Thánh Địa tạng, các vị Tiên...
 
- Dòng Mẫu: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Các đời vua chúa, các hàng Quan, Thánh Mẫu, Cô Cậu... 
 
- Dòng Thánh bao gồm: Các Đức Thánh thuộc các Đạo giáo khác nhau như: Đạo Thiên chúa (Thánh Giêsu), Đạo Hồi (Thánh Ala)... và linh hồn người chết theo đạo Thánh.

Tuy nhiên, mọi người thường bị lẫn lộn dòng này với dòng kia. Trên bàn thờ nhà mình đã thờ Phật thì không thờ Thánh, thờ Thánh thì không thờ Phật.

Chỉ trên chùa, là nơi thờ Phật, có thờ cả ngọc Hoàng Thượng Đế, nhưng chỉ những ngày đại lễ ở chùa, được Đức Phật mời thì Ngài mới về (trên tư cách là khách sang của Đức Phật). Ở các đền chỉ thờ Thánh, không thờ Phật. Các điện thờ của các nhà đồng thầy mo tuy có đặt bát hương thờ Phật, nhưng Phật không về.

Tuy chỉ thờ một dòng trên bàn thờ, nhưng tâm kính trọng cả dòng khác thì vẫn tốt nhưng nếu thờ Phật mà tâm bạn nghĩ về Phật thì ít, nghĩ về Thánh thì nhiều thì việc thờ Phật của bạn là chưa thành tâm.
 
 

Một số sai lầm thường gặp trong việc thờ cúng 


- Thờ Phật, nhưng không có Phật nhập tượng hoặc tranh (tức là đã không có lễ hô thần nhập tượng).

- Thờ Phật và Thần linh Gia tiên trong một bát hương (cần có bát hương thờ Phật riêng).

- Đặt bát hương thờ Thần linh cao ngang với Gia tiên (luôn phải cao hơn).

- Thờ cả Phật và Ngọc Hoàng Thượng Đế trong một ngôi nhà (chỉ có thể thờ một trong hai vị).
 
- Thờ Phật, nhưng tâm thì nghĩ đến các Thánh nhiều hơn.
 
- Đặt bàn thờ Ngoại tộc cao ngang bàn thờ Nội tộc (luôn phải thấp hơn một chút).

- Thắp đèn đỏ trên bàn thờ (người âm rất sợ ánh sáng đỏ).

- Đặt tượng thú dữ (như hổ, sư tử) trên bàn thờ (như vậy là coi người được thờ như thú dữ).

- Hương có tẩm hóa chất. Vàng mã bị tẩm hóa chất.
 
- Khi thắp hương cúng lễ nhưng không có đủ 3 thứ là Hương, Lửa (châm được hương) và Nước (thiếu 1 trong 3 thứ này thì khôn gthành lễ).

- Để bàn thờ lạnh tanh, ít khi hương khói. 

- Đồ lễ đã ôi thiu hoặc làm bằng nguyên liệu đã thiu mốc, bị tẩm hóa chất độc, bị tẩm thuốc bảo quản quá mức, bị bón thuốc tăng trưởng quá mức.

- Trên bàn thờ thắp đèn điện sáng, hoặc thắp quá nhiều nến (người âm rất sợ ánh sáng).
 
- Bàn thờ để bụi bẩn và nhiều bùa chú cờ phướn lấy từ đình chùa đến miếu… mang về.
 
Thờ phải từ tâm thành, thánh thiện và không tham vọng. Và phải thờ đúng. Nếu thờ với tâm ác và tham, lại thờ sai thì việc thờ sẽ không được như ta như mong muốn, thậm chí còn tai vạ. 

Minh Minh