Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Văn hóa ma cũ bắt nạt ma mới ở Hàn Quốc là nỗi ám ảnh của cả thế hệ trẻ

Chủ Nhật, 24/05/2020 08:00 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Văn hóa Kkondae - văn hóa ma cũ bắt nạt ma mới ở Hàn Quốc đã tạo nên áp lực vô hình lẫn hữu hình khiến người trẻ của xứ sở kim chi ít có cơ hội phát huy tối đa năng lực của mình nơi công sở.

Bạn có thể bất ngờ về những câu chuyện như một người lớn tuổi ở công ty luôn tỏ ra "hách dịch" và sai bảo cấp dưới làm cả những việc vặt không liên quan. Rồi có một ngày một người trẻ tuổi bằng cấp cao hơn vào công ty thì người lớn tuổi kia "lép vế" và chẳng dám to tiếng với ai nữa.

Những điều tương tự như trên quá phổ biến ở Hàn Quốc và dương như mọi người đã quen với việc "sống chung với lũ" như thế này khi bị bắt nạt nơi công sở.
 
van hoa bat nat noi cong so
 

Kkondae - văn hóa ma cũ bắt nạt ma mới


Văn hóa Kkondae được tạm dịch là văn hóa ma cũ bắt nạt ma mới ở Hàn Quốc nhưng đó cũng chỉ phản ánh được một phần nhỏ vì thực tế ở đây còn là việc bắt nạt xảy ra giữa những người có cấp bậc, địa vị, tuổi tác... 
 
Một văn hóa "ngầm" chốn công sở thể hiện sự nhún nhường, hạ mình của lớp trẻ với bậc cao tuổi. Hiểu theo cách khác, nó còn là sự phân cấp trong công việc, tức là khi tuổi đời, tuổi nghề của bạn thấp, bạn bắt buộc phải tỏ ra kính trọng đối với đàn anh. Thậm chí dù lớn tuổi nhưng vai vế trong công ty thấy hơn bạn vẫn phải dùng kính ngữ với người trẻ tuổi.
 
Trước đây, Kkondae được các học sinh dùng để nói về các giáo viên nghiêm khắc, độc đoán. Ngày nay, văn hóa Kkondae hầu như toàn mang ý nghĩa tiêu cực, khi vấn nạn bắt nạt, chèn ép công sở. Những người có thứ bậc cao hơn tự cho rằng mình luôn đúng, có quyền ép cấp dưới làm những điều khác nhau theo ý mình, không bao giờ lắng nghe bất cứ một ý kiến nào đến từ lớp trẻ. 

Đây thực sự là vấn nạn của Hàn Quốc đến mức có hẳn những trang web cung cấp các bài kiểm tra về mức độ Kkondae và lời khuyên khi gặp phải dạng người này. Một kênh truyền hình gần đây cũng dành riêng một chương trình để trò chuyện, thảo luận về Kkondae.
 
Khoảng cách thế hệ từ văn hóa ma cũ bắt nạt ma mới ở Hàn Quốc còn được minh chứng bởi cách xưng hô. Họ sẽ không gọi cộc lốc mỗi tên mà thường chỉ gọi chức danh đi kèm như trưởng phòng, giám đốc, phó phòng, chủ tịch..., hoặc cùng lắm là gọi tên kèm theo chức vụ.

Những cụm từ “tiền bối, hậu bối” trở thành những thứ thân quen hơn bao giờ hết khi người ta tiếp cận với xã hội Hàn Quốc. Việc phân cấp rất rõ ràng như vậy dường như làm cho đồng nghiệp, đặc biệt là quan hệ cấp trên và cấp dưới khó xích lại gần nhau để thấu hiểu nhau hơn.
 
gioi tre han dang phan doi van hoa bat nat
 
 

Từ đâu có văn hóa bắt nạt này?

 
Theo lời giải thích của tờ Economist về văn hóa Kkondae là do những thế hệ lão làng này được sinh trong thời kỳ chiến tranh Hàn Quốc kết thúc, mở ra một xã hội dân chủ hóa lẫn công nghiệp hoá. 

Con người phải tập trung cho sự nghiệp, đó được xem là thế hệ hi sinh cho đất nước phát triển nên họ được định hướng là phải học tập, rèn luyện hết mình. Từ lý do này, họ luôn viện cái cớ rằng tôi đã góp cong xây dựng Hàn Quốc giàu mạnh thì giới trẻ phải nể trọng tôi.

Họ tự cho mình cái quyền được sai bảo để bù đắp cho thời của họ vất vả, lao lực để có được sự nghiệp như hiện tại. 
 
Lee Beyoung Hoon, giáo sư xã hội học tại Đại học ChungAng cho biết, mọi ưu tiên đều là cho sự nghiệp, bỏ qua hết các mục tiêu của bản thân: "Với lòng tự tôn dân tộc cao, ưu tiên phát triển kinh tế luôn được đặt lên hàng đầu. Vì thế, họ đặc biệt trung thành với công việc."
 
Tuy nhiên, mỗi thời kỳ một khác, cuộc sống ngày nay đã thay đổi nhiều nhưng dương như những người ở thế hệ trước đây vẫn chưa quen với những điều mới mẻ mà giới trẻ mang lại.

Ngày nay, giới trẻ đang muốn đẩy lùi văn hóa này để đảm bảo môi trường lành mạnh nơi công sở. Họ sẵn sàng những buổi tiệc rượu mà cấp trên bắt ép tham gia. 

Người Hàn thế hệ tương lai muốn thay thế Kkondae thành "Worabel" - viết tắt của "Work Life Balance" (tạm dịch là sự cân bằng giữa cuộc sống - công việc). Bên cạnh đó, nhiều công ty cũng đưa ra các chính sách giúp nhân viên thoải mái hơn với rào cản thế hệ. Có thể kể tới là gọi nhau bằng tên hay nhân viên cấp dưới được từ chối đi ăn cùng đàn anh.

Để khắc phục tình trạng này, Hàn Quốc đã cho ban hành luật chống bắt nạt, quấy rối nơi công sởbắt đầu có hiệu lực tại Hàn Quốc ngày 16/7/2019, đưa vấn đề phổ biến nhưng thường bị bỏ qua tại công sở vào lĩnh vực pháp lý.
Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X