(Lichngaytot.com) Nếu đang thắc mắc thất Tịch là ngày gì, Thất tịch 2018 rơi vào ngày nào và có cần kiêng kỵ điều gì hay không, bạn theo dõi nội dung dưới đây sẽ rõ!
Người phương Tây quen gọi Thất tịch là ngày Valentine châu Á. Vậy chính xác đây là ngày gì, rơi vào ngày nào trong năm 2018?
1. Ngày Thất tịch là ngày gì?
Lễ Thất Tịch là ngày gì? Theo phong tục tập quán một số nước Đông Á như Việt Nam và Trung Quốc, ngày Thất tịch chính là ngày lễ tình nhân ở Phương Đông. Còn người Phương Tây gọi đây là “ngày Valentine Châu Á”.
Đây cũng được gọi là ngày ông Ngâu bà Ngâu hay ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau. Ngày này được diễn ra vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm.
2. Ngày Thất tịch 2018 là ngày nào?
3. Các nước quan niệm ngày Thất tịch có ý nghĩa gì?
Thất tịch là gì ở Việt Nam?
Ở Việt Nam, ngày lễ Thất tịch hay còn được gọi là ngày lễ Ông Ngâu Bà Ngâu, ngày Ngưu Lang Chức Nữ.
Thất tịch là gì ở Trung Quốc?
Theo phong tục Trung Quốc, ngày Thất tịch 7/7 âm lịch là lễ hội Trùng Thất,. Đây là ngày mà các đôi nam thanh nữ tú bày tỏ tình cảm, trao gửi yêu thương. Đặc biệt, các cô gái trẻ tặng người mình thích các vật phẩm tự làm.
Thất tịch là gì ở Nhật Bản?
Tại Nhật Bản, ngày Thất Tịch là ngày kỷ niệm giữa cuộc gặp gỡ giữa Orihime và Hikoboshi. Ngày này còn được người Nhật gọi là lễ Tanabata, là một trong những lễ hội lãng mạn bậc nhất. Lễ Thất Tịch tại Nhật Bản còn được coi là Lễ hội lời chúc.
Tại đây, ở hai thành phố là Sendai và Hiratsuka thì lễ Tình Nhân này sẽ được tổ chức vào ngày 7/7 âm lịch với sự trang hoàng những hình ảnh vật dụng được gấp bằng giấy cũng như để tặng cho nhau trong các ngày này.
4. Ngày Thất tịch 2018 kiêng kỵ gì?
- Không tổ chức đám cưới
Dân gian quan niệm, tổ chức các nghi thức cưới hỏi (kể cả ngày 2 gia đình gặp gỡ, dạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu...) vào dịp lễ Thất Tịch sẽ kém may mắn, nên tránh trong dịp này.
Lý luận về mặt tâm linh, ngày này không may mắn là bởi Ngưu Lang Chức Nữ tuy yêu nhau tha thiết nhưng vẫn phải chia xa, mang ý nghĩa ly biệt, không tốt lành cho đôi lứa.
Họ đại diện cho tình yêu chân thật, ngày 7/7 âm lịch là lễ tình nhân đôi lứa hẹn hò nhưng họ lại không phải đôi vợ chồng hạnh phúc, nên không thích hợp để tổ chức cưới hỏi.
Về mặt thời tiết, tháng 7 mưa Ngâu, tiến hành các nghi thức cưới gả gây bất tiện cho cả hai bên gia đình, họ hàng, khách mời.
Bên cạnh đó, vì trời mưa nhiều nên không khí ảm đảm, thiếu dương khí, thiếu sự tươi tắn tốt lành nên người xưa kiêng kỵ tổ chức đám cưới vào ngày này.
Có thể bạn quan tâm: “Xài chiêu” phong thủy để ngày Thất Tịch không bị thất tình
Có thể bạn quan tâm: “Xài chiêu” phong thủy để ngày Thất Tịch không bị thất tình
- Không xây dựng nhà cửa
Truyền thống của người Việt là tránh khởi công xây dựng, làm nhà vào tháng 7 âm lịch. Bởi đây là tháng Ngâu, mưa nhiều, công trình dễ gặp trở ngại, chất lượng bị ảnh hưởng.
Thêm nữa, đây còn là tháng Cô hồn có Rằm Tháng 7 xá tội vong nhân, có nhiều âm hồn vất vưởng, ma quỷ hoành hành, làm việc lớn dễ ảnh hưởng tới gia trạch, nhất là phần âm trạch.
- Không làm điều ác
Xét về âm Hán Việt, “Thất” đọc gần giống với từ “Cát” (Qi – Ji), nên có quan niệm cho rằng, Thất tịch 2018 không nên làm điều ác vào ngày Thất tịch để luôn gặp cát lành, may mắn.
Ngày này ca ngợi tình yêu chân thành và sâu đậm của Ngưu Lang – Chức Nữ, vì thế, các cặp đôi nên thể hiện sự quan tâm, bày tỏ tình cảm và trao gửi yêu thương là phù hợp nhất.
- Kiêng “chuyện ấy”
Dịp Thất tịch, các cặp đôi trai gái có thể trao gửi yêu thương bằng cách tặng quà, sẻ chia lời nói ngọt ngào, nhưng “chuyện ấy” thì không nên.
Có quan niệm cho rằng, tháng 7 mưa Ngâu, âm khí vượng. Dịp này, quỷ môn quan lại mở, nhiều vong hồn vất vưởng, gây ảnh hưởng xấu tới cả tâm và sinh lý. Vì thế, nên hạn chế “động phòng” để tránh hao tổn sức lực, hạn chế những tác động xấu tới sức khỏe.
Việt Hoàng
Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích về ngày lễ Thất tịch nhé!