(Lichngaytot.com) Không ít người cho rằng, sau ngày 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo, thần Ngũ Phương, Ngũ Hổ đều lên thiên đình, vắng mặt ở trần gian, gia chủ không nên thắp hương thờ cúng trên bàn thờ để tránh điều không may. Việc này thực hư thế nào?
Cúng ÔNG CÔNG ÔNG TÁO: Sắm lễ, Văn khấn, Ngày giờ đẹp tiến hành, Điều kiêng kỵ
Cúng ông Công ông Táo cần lưu ý những điểm gì, sắm lễ vật gì, bài văn khấn nào chuẩn nhất, nên tiến hành vào ngày giờ đẹp nào, kiêng kỵ những điều gì...
Cúng ông Công ông Táo cần lưu ý những điểm gì, sắm lễ vật gì, bài văn khấn nào chuẩn nhất, nên tiến hành vào ngày giờ đẹp nào, kiêng kỵ những điều gì...
1. Thắp hương ngày các vị Thần “đi vắng” sợ mời vong vào nhà
Quan niệm dân gian cho rằng, sau khi tiễn Táo quân, trong nhà vắng bóng thần linh, có gia đình vẫn tiến hành lau dọn bàn thờ trước ngày 30 Tết, có gia đình không. Và cũng có nhà tỉa chân hương mà không lo điều xui xẻo bởi họ cho rằng không nhất thiết phải đợi đến gần Tết mới tỉa chân hương trên ban thờ vì sợ phạm kỵ.
Tuy vậy, không ít người vẫn thắc mắc rằng sau ngày 23 tháng Chạp, có nên thắp hương thờ cúng hay không để tránh việc mời “vong linh cô hồn” vào nhà. Câu trả lời sẽ được các chuyên gia lý giải ngay dưới đây.
2. Sau lễ cúng Táo quân, vẫn có thể thắp hương bình thường
- Lời khuyên của TS. Nguyễn Văn Vịnh
Theo ông Nguyễn Văn Vịnh, nhà nghiên cứu Văn hoá cho biết, từ ngày 23 tháng Chạp trở ra gọi là "trạng thái chống quyền lực" của các thần bởi các vị thần như Táo quân, thần Ngũ Phương, Ngũ Hổ lên thiên đình. Mọi người vẫn có thể thắp hương thờ cúng được sau đó nhưng việc cầu mong của gia chủ sẽ không được các thần linh nghe thấy.
Ông Vịnh cho biết thêm, theo phong tục tập quán, nếu gia đình có giỗ, vẫn có thể cúng tổ tiên bình thường. Quan niệm không nên thắp hương thờ cúng sau 23 tháng Chạp để tránh việc mời “vong linh cô hồn” vào nhà là không đúng.
“Quan niệm chung bắt đầu từ 23 tháng Chạp trở ra gọi là trạng thái chống quyền lực của các thánh thần vì vị thần đứng đầu các vị thần như Táo quân, thần Ngũ Phương, Ngũ Hổ lên thiên đình nên mọi người quan niệm đến hết 30 mới là Tết.
Những ngày sau 23 đến 30 Tết, mọi người vẫn thắp hương được nhưng không cần chọn giờ, chọn ngày, cứ tùy nghi mà làm bởi lúc đó được gọi là trạng thái về không.
Những ngày sau 23 đến 30 Tết, mọi người vẫn thắp hương được nhưng không cần chọn giờ, chọn ngày, cứ tùy nghi mà làm bởi lúc đó được gọi là trạng thái về không.
Nếu gia đình có giỗ chạp vẫn cúng tổ tiên bình thường, không có gì ảnh hưởng, nặng nề”, TS.Nguyễn Văn Vịnh chia sẻ thêm.
Có nên thắp hương thờ cúng sau ngày ông Công ông Táo? |
- Lời khuyên của KTS Phạm Cương
Theo ý kiến của KTS Phạm Cương - Giám đốc công ty cổ phần Nhà Xuân, chuyên gia phong thủy, sau 23 tháng Chạp, mọi người vẫn thắp hương bình thường. Việc lau dọn ban thờ, tỉa bớt chân nhang có thể tiến hành ngay sau lễ cúng ông Công ông Táo.
"Ban thờ trong nhà thờ thần linh cai quản khu vực đó, sau 23 thì chỉ tiễn ông Táo về trời thôi còn thần linh vẫn cai quản ở đó, không thể nói là vắng bóng thần linh được", KTS Phạm Cương cho biết.
Đồng tình với quan điểm của TS. Vịnh và KTS Phạm Cương, anh Trần Văn Tưởng (Chuyên gia mỹ thuật phong thủy) chia sẻ thêm, thời điểm sau ngày 23, các vị thần linh không có nhà nhưng tổ tiên vẫn còn nên mọi thứ vẫn diễn ra bình thương.
- Lời khuyên của PGS.TS Nguyễn Thanh Tú
Là một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, chia sẻ thêm về cúng Táo quân, PGS.TS Nguyễn Thanh Tú cho biết thêm, mọi phong tục có thể biến thể và mọi người có thể cúng ngày 23, 24, 25 đều không có vấn đề gì.
“Phong tục không bao giờ cố định, phong là gió, tục là thói quen, nghĩa là theo gió mà lan xa ra nên có biến thể. Nếu mọi người cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 sẽ không đúng với mẫu gốc nên nhiều người có thể cúng ngày 23, 24, 25 không sao cả. Đó là độ mềm của văn hoá nên rất linh hoạt. Chính bởi vậy việc thắp hương sau 23 tháng Chạp đều không có vấn đề gì”, PGS.TS Nguyễn Thanh Tú cho biết.