(Lichngaytot.com) Có lẽ ai cũng biết "Thanh Minh trong tiết tháng 3", nhưng còn Tết Thanh Minh 2020 là ngày nào, Tết Thanh Minh 2020 là ngày tốt hay ngày xấu thì không phải ai cũng rõ...
1. Thanh Minh 2020 là ngày nào? Tiết Thanh Minh 2020 bắt đầu và kết thúc khi nào?
Thông thường
tiết Thanh minh bắt đầu vào ngày mùng 4/4 hoặc mùng 5/4 dương lịch. Tùy vào từng năm, giờ chuyển tiết khí sẽ thay đổi.
Xem lịch vạn niên năm nay,
Thanh Minh 2020 bắt đầu từ lúc 14h38 thứ 7 ngày 4/4/2020 dương lịch, tương ứng với ngày 12/3 âm lịch năm Canh Tý. Như vậy, ngày 4/4 nằm giao thoa giữa 2 tiết Xuân phân và Thanh minh.
Còn Tiết Thanh Minh 2020 sẽ bắt đầu từ ngày 4/4 dương lịch (12/3 âm lịch) và kết thúc vào ngày 19/4 dương lịch (27/3 âm lịch).
Tiết Thanh Minh nằm ngay sau tiết Xuân Phân và ngay trước tiết Cốc Vũ, là tiết khí thứ 5 trong số 24 tiết khí hàng năm.
Thường thì tiết Thanh Minh sẽ bắt đầu sau tiết Lập Xuân khoảng 45 ngày và trước tiết Đông Chí khoảng 105 ngày. Ngày đầu tiên trong tiết này được gọi là Tết Thanh Minh.
Tiết Thanh Minh là lúc mà khí trời trong sáng, thanh khiết, bầu trời quang đãng, sáng sủa đúng như tên của tiết khí này, thời tiết khi đó cũng trở nên đẹp và dễ chịu hơn khi dần hết những cơn mưa phùn mùa xuân, trời cũng hết nồm ẩm, thay vào đó là nắng nhẹ của mùa xuân, nhiệt độ cũng tăng dần.
2. Thanh Minh 2020 là ngày tốt hay ngày xấu?
Theo Lịch vạn niên năm Canh Tý thì Tết Thanh Minh 2020 là ngày Hắc đạo, ngày xấu.
Tết Thanh Minh năm 2020 trùng với ngày 12/3 âm lịch,
xem ngày tốt xấu theo Trực thì hôm đó là ngày Trực Khai, tốt cho mọi việc, trừ an táng, động thổ.
Xem hướng xuất hành, trong ngày hôm đó gia chủ nên chọn xuất hành theo hướng Nam hay hướng Đông, đây là hướng của Hỷ thần và Tài thần, nếu đi theo 2 hướng này thì dễ gặp được chuyện may mắn, vui vẻ, tiền tài cũng sung túc hơn.
Các khung giờ hoàng đạo, giờ tốt để xuất hành, làm chuyện đại sự như cưới hỏi, xây nhà, mua đồ trong ngày Tết Thanh Minh 2020 là giờ Tý, giờ Sửu, giờ Thìn, giờ Tị, giờ Mùi và giờ Tuất, ứng với các khung giờ từ 23h-1h, 1-3h, 7h-9h, 9h-11h, 13h-15h, 19h-21h.
Bạn cũng nên lưu ý, tránh xuất hành theo hướng của Hắc thần, tức ông thần ác. Trong ngày Thanh Minh 2020 thì hướng này nằm ở Chính Tây.
Cũng cần tránh các khung giờ xấu, giờ hắc đạo trong ngày để xuất hành hay làm việc lớn như giờ Dần, giờ Mão, giờ Tị, giờ Thân, giờ Tuất, giờ Hợi, ứng với các khung giờ 3h-5h, 5h-7h, 9h-11h, 15h-17h, 19h-21h, 21h-23h.
Trong ngày 4/4/2020, người tuổi Tân Mùi, Kỷ Mùi cũng nên lưu ý để giữ an toàn cho bản thân bởi bạn là con giáp xung ngày, dễ gặp nhiều chuyện xui rủi ngoài ý muốn.
3. Nên làm gì trong tiết Thanh Minh?
- Tảo mộ
Theo phong tục truyền thống của người Á Đông nói chung và người Việt nói riêng, tiết Thanh Minh là thời điểm mà con cháu trong nhà sẽ tụ họp lại với nhau để đi tảo mộ ông cha, tiên tổ.
Đây là lúc mà con cháu tỏ lòng hiếu thảo, tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên và những người thân đã khuất.
Ngoài việc ra mộ cúng bái, tu sửa, dọn dẹp lại mộ phần cho sạch đẹp thì các gia đình cũng sẽ sắp xếp thời gian thích hợp để làm lễ cúng mời tổ tiên và những người thân đã khuất về nhà dùng cơm với con cháu.
Nên tự mình sửa sang lại mộ phần, nhổ bỏ cỏ dại, lau dọn sạch sẽ từ bia mộ cho tới phần xung quanh mộ. Đây là mộ phần của người thân nên tốt nhất là tự tay mình làm.
Khi đi tảo mộ thì ngoài những lễ vật cúng cho người thân nhà mình thì nên mang theo một ít đồ cúng khác nữa như hương, nến… để công đức cho những linh hồn không có mộ phần. Với những phần mộ rõ ràng và có đầy đủ bia mộ thì không nên tùy tiện dọn dẹp. Lễ vật sau khi cúng bái thì không nên vứt bừa bãi.
Khi hóa vàng, phải kêu tên của người đã mất. Khi gọi tên ra thì có thể gợi nhớ lại những ký ức tốt đẹp, tự nhiên sẽ cảm thấy ấm lòng.
Trẻ nhỏ hoặc người có sức khỏe yếu, bị bệnh thì chớ nên đi tảo mộ, nếu bắt buộc phải đi thì bắt buộc phải mang theo vật trừ tà phòng thân. Những người này có thân nhiệt khá thấp, rất dễ bị lẫn tà khí, khá là rắc rối và phiền toái. Phụ nữ có thai thì tuyệt đối không nên đi.
- Du xuân
Nhân lúc khí trời thanh mát, mọi người nhất là lớp thanh niên còn có thể đi du xuân, ngắm nhìn đất trời đang trong thời điểm chuyển mùa, cỏ cây tươi tốt.
Đây còn được gọi là hội Đạp Thanh, dịp để mọi người cùng vui xuân mà Nguyễn Du đã từng nhắc đến trong Truyện Kiều:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Thanh minh trong tiết tháng Ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh...