Nói đến vị Thần ban phát tài lộc, hẳn ai trong chúng ta cũng có thể mường tượng ra được một hình ảnh tương đối rõ ràng, thế nhưng cụ thể Thần Tài là ai, gồm những vị nào, có nguồn gốc như thế nào, cách cúng dường ra sao... thì chưa hẳn ai cũng rõ. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Thần Tài là ai?
Thần Tài (tiếng Hán là 財神 Tài Thần) được coi là một vị Thần chuyên cai quản tiền bạc trong dân gian. Vị thần này rất quen thuộc và phổ biến trong tín ngưỡng Việt Nam và một số nước phương Đông, đã được biết đến từ lâu và được quan niệm là người bố thí của cải cho nhân dân.
Theo đó, các hộ kinh doanh, buôn bán muốn làm ăn phát đạt thì đều thờ cúng vị thần này.
2. Thần Tài gồm bao nhiêu vị?
Thần Tài có bao nhiêu vị? Tùy theo quan niệm mỗi quốc gia, Thần Tài gồm những vị khác nhau:
- Quan niệm ở Trung Quốc: Có 9 vị Thần Tài (hay còn gọi là Cửu Lộ Tài Thần)
- Quan niệm ở Tây Tạng: Có 5 vị Tài Thần (gọi là Thần Tài Ngũ Sắc)
- Quan niệm ở Việt Nam: Có 2 vị Thần Tài là Văn Thần Tài và Võ Thần Tài.
Quốc gia | Số lượng Thần Tài | Tên các vị Thần Tài |
Việt Nam | 2 loại: Văn Thần Tài và Võ Thần Tài | Văn Thần Tài: Tài Bạch Tinh Quân và Lộc Tinh. Võ Thần Tài: Triệu Công Minh hay Quan Công (Quan Đế). |
Trung Quốc | 9 vị Thần Tài (chia 2 loại: Chính Thần Tài và Tà Thần Tài) | Trung Bân Tài Thần (Vương Hợi), Tài Lộc Chân Quân (Tỷ Can), Thiên Tài Tinh Quân (Sài Vinh), Võ Thần Tài (Quan Công), Tài Bạch Tinh Quân (Triệu Công Minh), Phạm Lãi, Lý Quỷ Tổ, Đoan Mộc Tứ, Lưu Hải Thiềm. |
Tây Tạng | 5 vị (Ngũ bộ Thần Tài) | Bạch Tài Thần, Hoàng Tài Thần, Hồng Tài Thần, Lục Tài Thần và Hắc Tài Thần. |
Cụ thể như sau:
- Tại Trung Quốc:
Thần Tài ban phát tài lộc ở Trung Quốc phổ biến gồm có 9 vị, hay còn gọi là Cửu Lộ Tài Thần. Trong đó có 5 vị chính đại diện cho các phương hướng, bao gồm:
- Vương Hợi (Trung tâm) hay còn gọi là Trung Bân Tài Thần:thủ lĩnh đời thứ 7 của bộ lạc Thương; cũng là tổ 8 đời của Thành Thang, vua lập nên nhà Ân. Vương Hợi phát triển chăn nuôi, đề xuất việc trao đổi hàng hóa giữa các bộ lạc nên được tôn làm Tài Thần của giới kinh thương.
- Tỷ Can (hướng Đông) hay còn gọi là Tài Lộc Chân Quân: chú của Trụ vương, là người ngay thẳng, vì can gián Trụ Vương nên bị vương tức giận moi tim. Đạo giáo quan niệm, ông không có tim (hư tâm) nên ắt là bậc công chính.
- Sài Vinh (hướng Nam) hay còn gọi là Thiên Tài Tinh Quân: đây là vị vua thứ hai nhà Hậu Chu thời Ngũ đại, không những võ công hiển hách, có công mở rộng biên cương, mà còn là bậc minh quân phát triển thương nghiệp.
- Quan Võ hay Quan Công (Tây) còn gọi là Võ Thần Tài: Một nhân vật nổi tiếng qua tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, nức tiếng trung thành, tín nghĩa.
- Triệu Công Minh (hướng Bắc) hay còn gọi là Tài Bạch Tinh Quân: Thần Tài Triệu Công Minh là ai? Ông chính là 1 vị thần võ tướng đã lánh đời đi tu, nhưng sau khi đắc đạo thì coi trọng việc đuổi trừ ôn dịch, cứu bệnh trừ tà, giúp người chịu oan ức. Người buôn bán đến cầu để được làm ăn phát đạt may mắn.
- Chính Thần Tài
Chính Thần Tài lại chia làm 2 loại nhỏ gồm: Văn Thần Tài và Võ Thần Tài.
- Văn Tài Thần gồm: Tỷ Can, Phạm Lãi, Lý Quỷ Tổ, Lưu Hải Thiềm
- Võ Tài Thần gồm: Triệu Công Minh, Quan Võ (Quan Công)
- Tà Thần Tài
Một số quan niệm cho rằng, Tà Tài Thần là tứ diện Phật, một vị Phật của đạo Bà la môn, có 4 mặt đại diện cho sự nghiệp, tình ái, sức khỏe và tài vận.
- Tại Tây Tạng
Trong đó, Hoàng Tài Thần là vị thần cai quản tài bạch phương Bắc, chủ quản bảo khố, là vị thần tối cao trong danh sách các vị Tài Thần được người dân cung dưỡng. Tụng niệm thần chú Hoàng Thần Tài cũng mang lại nhiều tác động tích cực trong kinh doanh.
Xét về vị Thần Tài độ mệnh cho 12 con giáp sẽ thấy:
- Người tuổi Tý và Hợi được Hắc Tài Thần độ mệnh.
- Người tuổi Dần và Mão được Lục Tài Thần độ mệnh.
- Người tuổi Sửu, Thìn, Mùi và Tuất được Hoàng Tài Thần độ mệnh
- Người tuổi Tị và Ngọ được Hồng Tài Thần độ mệnh.
- Người tuổi Thân và tuổi Dậu được Bạch Tài Thần độ mệnh.
- Tại Việt Nam:
- Văn Thần Tài: Gồm 2 vị Tài Bạch Tinh Quân và Lộc Tinh trông coi việc tiền tài trong thiên hạ. Tài Bạch Tinh Quân thường xuất hiện với hình tượng mặt trắng, tóc dài, dáng vẻ oai phong. Lộc Tinh thường xếp ngang hàng với 2 vị thần khác là Phúc và Thọ. Lộc Tinh tượng trưng cho tài lộc, sự thăng quan tiến chức.
- Võ Thần Tài: Trong đền chùa thường thờ Triệu Công Minh, vị thần này mặc chiến bào, cưỡi hổ, đầu đội mũ vàng với gương mặt đen, râu rậm. Một vị võ Tài Thần khác chính là Quan Công hay Quan Đế, còn được gọi là Quan Thánh Đế Quân. Đây là vị thần vạn năng, được rất phổ biến trong phong thủy, giữ nhiều vai trò như diệt trừ ma quỷ, trấn cổng, hộ pháp...
Sơ lược phong tục cúng Tài Thần ở Việt Nam
Bàn thờ Tài Thần thường được đặt ở dưới đất, kê sát tường, ở gần cửa ra vào. Lễ vật thờ cúng cũng thường giản dị và tùy tâm.
Vị trí đặt biểu tượng Thần Tài ở Việt Nam
Vị trí đặt Tài Thần dựa vào chính tính chất của các vị Thần ngự trị, cụ thể như sau:
- Võ Thần Tài (Quan Công, Triệu Công Minh...): Vị trí đặt phù hợp nhất là đối diện cửa chính, vừa thu hút tài lộc, vừa trấn trạch, bảo vệ bình an cho gia chủ. Có bình an là có phúc, có phúc thì tài mới tiến vào.
- Văn Thần Tài: Vị trí đặt gần cửa chính, trái phải hai bên, bất luận là Phúc Lộc Thọ tam tinh hay Tài Bạch tinh quân đều phải quay mặt vào trong nhà kẻo tiền tài theo nhau kéo ra cửa hết.
- Tà Thần Tài: Vị trí đặt để cung phụng nên ở ngoài sân, hoa viên, nơi trống trải, ngoài cửa sổ hoặc nơi đất trống, tránh thờ cúng trong sảnh cùng với Phật Tổ, Quan Âm, Quan Đế. Đặt như vậy có tác dụng chiêu tài lại chế sát.
Công ty làm ăn coi trọng lợi nhuận, nếu tìm được vị trí đặt Tài Thần tốt nhất, sẽ giúp tài vận hanh thông, tài khí thịnh đạt. Hãy để lichngaytot.com giúp bạn.
3. Nguồn gốc của Thần Tài
a. Truyền thuyết ở Trung Quốc
b. Truyền thuyết ở Việt Nam
Thần xuất hiện trong tiềm thức của những người đi khai hoang, gặp phải nhiều khó khăn nên cần tìm thần linh làm chỗ dựa tinh thần.
c. Truyền thuyết ở Ấn Độ
Hình tượng của vị Tài Thần này là một người mang túi to, giơ hai tay thẳng lên trời, cười thoải mái, tượng trưng cho sự may mắn, thành công.
d. Truyền thuyết ở Tây Tạng
Trong Phật giáo Tây Tạng có 5 vị Tài Thần gồm: Hoàng Tài Thần, Hắc Tài Thần, Bạch Tài Thần, Hồng Tài Thần, Lục Tài Thần.
Xem chi tiết về khía cạnh này tại bài viết: Nguồn gốc Thần Tài qua truyền thuyết các nước Á Đông.
4. Cách sắp xếp bàn thờ Tài Thần
4.1 Vị trí đặt bàn thờ
- Kị đặt bàn thờ ở những nơi không sạch sẽ như nhà vệ sinh, nhà bếp hay đặt cạnh thùng rác…
Xem chi tiết nội dung này ở bài viết:
Bạn có biết vị trí đặt bàn thờ Tài Thần chính xác? Bởi đây là một vị thần rất quan trọng với những gia đình làm ăn, kinh doanh nên việc thờ cúng sao cho
4.2 Cách sắp xếp bàn thờ Thần Tài
- Tượng Ông Tài, Ông Địa: Người Việt Nam thường lập bàn thờ chung cho cả 2 vị thần. Gia chủ có thể chuẩn bị tượng của Tài Thần và Ông Địa bằng sứ, vị trí là ông Tài ở bên trái, Ông Địa ở bên phải nếu nhìn từ ngoài vào. Sau khi thỉnh Ông Tài, Ông Địa, gia chủ cần dán nhãn chữ nho phía sau bàn thờ.
- Bát nhang (có thể dán cố định): Khi mới mua bát nhang về, gia chủ cần phải rửa sạch sẽ để tẩy uế rồi chuẩn bị cốt bát hương bao gồm tro trấu hoặc cát trắng tinh khiết, cộng với một túi gồm thiết vàng, thiết bạc, thạch anh, ngọc, san hô đỏ, mã não, xà cừ,… Sau khi chuẩn bị xong bát nhang có thể dán cố định lên bàn thờ để tránh việc vô tình di động bát nhang khi lau dọn.
- Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy thường được đặt ở giữa Ông Tài và Ông Địa. Ba hũ này không cần thay thường xuyên mà nên để đến cuối năm.
- Hoa tươi và hoa quả với vị trí lọ hoa bên tay phải, hoa quả bên tay trái theo chiều nhìn từ ngoài vào. Hoa tươi thường được chọn là hoa cúc, hoa đồng tiền… Khi bày hoa quả, tốt nhất nên chọn 5 loại. Tuy nhiên, việc thắp hương hoa quả không nhất thiết phải thực hiện hàng ngày mà có thể chọn thực hiện hàng tháng.
- Khay hình chữ Nhất xếp 5 chén nước tượng trưng cho ngũ phương và Ngũ Hành phát triển.
- Cóc ngậm tiền: Buổi sáng, gia chủ phải quay Cóc ngậm tiền ra ngoài đường để đón lộc, đến tối phải quay Cóc ngậm tiền vào trong nhà để giữ lộc, tránh để tiền bạc thất thoát. Ngoài ra, gia chủ có điều kiện có thể chuẩn bị thêm tô sứ nông đựng nước và cánh hoa tươi tượng trưng cho Minh Đường Tụ Thủy, có ý nghĩa giữ tiền bạc khỏi trôi đi.
4.3. Cách lau dọn bàn thờ Tài Thần
Bài khấn xin phép trước khi tiến hành lau dọn bàn thờ Thần Tài:
4.4 Cháy bát nhang Tài Thần điềm lành hay dữ?
Nếu người bốc bát hương mang nghiệp, gia chủ cũng có thể thay bát hương đang thờ Tài Thần, có điều kiện thì lập ban thờ mới.
Mua hoa quả thắp lễ cúng bái lại Tài Thần, khi cúng bái bạn cần phải chân thành, nếu đang làm điều xấu thì phải lập tức ngừng lại.
5. Ngày vía Thần Tài là ngày nào?
Ngày vía Tài Thần:
Ngày vía Thần Tài là ngày mùng 10 tháng Giêng, tương truyền đây là ngày vị Thần này quay trở về trời. Vào ngày này trong năm, người ta sẽ tắm rửa cho tượng và lau dọn bàn thờ tươm tất, đồng thời sắm sửa lễ tam sên cúng Tài Thần Thổ Địa.
Nguồn gốc ngày vía Tài Thần
Dân gian kể lại rằng do 1 lần uống rượu say, Tài Thần đã ngã từ trên thiên giới xuống trần gian, va đầu phải đá nên tạm thời mất trí. Bị kẻ gian trấn lột, thần rơi vào cảnh không xu dính túi, đành phải lang thang xin ăn.
Ông được chủ một cửa hàng bán thịt quay mời vào và cho ăn. Kể từ đó, cửa hàng nọ vốn đang vắng vẻ bỗng tấp nập khách khứa. Một thời gian sau, chủ cửa hàng thấy Tài Thần không làm được việc gì nên đuổi đi.
Ngài lại được chủ cửa hàng đối diện cưu mang, từ đó, khách hàng ở cửa hàng bên kia lại chuyển hết sang bên này.
Đến đây, người ta mới biết hóa ra ông già nọ chính là người chiêu tài, ai cũng muốn mời về cửa hàng nhà mình. Người ta mua quần áo cho ông mặc, tình cờ lại mua được chính bộ quần áo đã bị mất trước đây của Ngài. Ngài mặc lại, khôi phục trí nhớ và quay về trời.
Từ đó dân gian coi ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm cũng như hàng tháng là ngày Vía Tài Thần, thờ phụng vô cùng chu đáo.
Để hiểu chi tiết hơn về ngày Vía Tài Thần, xem ở bài viết sau:
Ngày vía Tài Thần là ngày nào và có những điều gì cần biết về ngày cúng này hẳn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là các hộ kinh doanh buôn
6. Cách cúng Thần Tài hàng tháng
6.1 Lễ vật cúng Tài Thần hàng tháng
Trong ngày này, gia chủ có thể cúng lễ chay hoặc lễ mặn đều được. Thường là đầu năm cúng lễ mặn, cuối năm cúng lễ chay.
- 1 lọ hoa tươi, 5 loại hoa quả, 5 nén nhang, 5 chum rượu đế, 2 cây nến, 2 điếu thuốc, gạo, muối trắng, 2 miếng vàng bạc đại.
- 1 bộ tam sên gồm : 1 miếng thịt, 1 quả trứng , 1 con tôm hoặc cua đều đã được luộc chín.
6.2 Văn khấn Tài Thần hàng tháng
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
- Con kính lạy Thần Tài vị tiền.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
6.3 Một số lưu ý khi thờ cúng Tài Thần hàng tháng và hàng ngày
7. Cách cúng Thần Tài hàng năm
7.1 Lễ vật dâng cúng
7.2 Văn khấn cúng Thần Tài hàng năm
7.3 Kiêng kị trong ngày cúng vía Tài Thần
- Không tắm rửa cho tượng Tài Thần, không lau dọn bàn thờ sạch sẽ, bài trí bàn thờ lộn xộn
- Đặt ban thờ gần những nơi không sạch sẽ như nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp, nơi để rác…
- Dùng đèn nháy hay bóng đèn điện thay cho đèn dầu, nến
- Thỉnh Tài Thần, Thổ Địa vào bát hương. Nếu làm việc đó vào ngày vía của Ngài thì việc làm ăn kém suôn sẻ, thường vướng tai họa bất ngờ
- Mặc quần áo thiếu nghiêm túc, đầu tóc không gọn gàng
- Nói tục, chửi bậy, to tiếng mâu thuẫn với nhau
- Chia lộc cúng vía Tài Thần cho người ngoài
7.4 Ngày vía Tài Thần mua gì?
Trên đây, Lịch Ngày Tốt đã cung cấp toàn bộ thông tin lý giải Thần Tài là ai, có bao nhiêu vị Thần Tài tại Việt Nam cũng như trong văn hóa một số nước phương Đông. Mong rằng chúng hữu ích dành cho bạn!
Xem các bài viết khác: