Tết Trùng Cửu 9/9 âm lịch là gì? Những phong tục đặc biệt diễn ra trong ngày này là gì?

Thứ Sáu, 24/03/2023 15:27 (GMT+07)
Mục lục (Ẩn/Hiện)

Tết Trùng Cửu ngày nay tuy đã bị mai một theo thời gian nhưng mỗi khi nhắc đến, người già vẫn rơm rớm nước mắt về một ngày Tết đặc biệt đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt.


 

1. Tết Trùng Cửu là gì?


Tết Trùng Cửu hay còn gọi là Tết Trùng Dương, Tết hoa cúc, Tết người cao tuổi, Tết người già... được tổ chức vào ngày 9 tháng 9 âm lịch hàng năm. Sở dĩ gọi là Tết Trùng Cửu là vì ngày này là sự lặp lại hai lần của con số 9 trong ngày 9/9, biểu thị cho sự trường thọ.
 
Một cái tên khác của ngày Tết này đó là “Tứ Thành” với ý nghĩa "Tạm biệt cỏ xanh" vì lúc này là cuối Thu, cỏ xanh, cây cối nở rộ, thích hợp để du ngoạn đó đây. Thế nên, Tết Trùng Dương được xem là ngày cuối cùng để vui chơi trước bước sang mùa Đông lạnh giá.

Tết Trùng Cửu tiếng Anh là Double Ninth Festival, trong tiếng Trung là 重九 (Trùng Cửu) hoặc 重阳 (Trùng Dương).
 

Ngày Trùng Cửu tốt hay xấu?


Từ xa xưa, ngày Tết này có nguồn gốc từ Trung Quốc sau đó lan sang Việt Nam. Mặc dù có nhiều điển tích khác nhau về ngày đặc biệt này bao gồm cả tốt và xấu. 

Thế nhưng nhìn chung, mọi người thường xem đây là ngày đẹp. Đây chính là dịp Tết của người già, là dịp để con cháu và mọi người xung quanh biểu đạt lòng tôn kính đối với người cao tuổi. 
 
Ngoài ra, theo cách giải thích khác, hai con số 9 trong tiếng Trung đọc là “cửu cửu 九 九” đồng âm với “cửu cửu 久 久”, cũng thể hiện ngụ ý là lâu dài, trường thọ nên đây cũng được coi là một ngày may mắn, tốt lành.
 
Hàng năm, cứ đến dịp Tết Trùng Cửu nhiều người Trung Quốc lại cùng nhau đi leo núi, ngắm hoa cúc, ăn bánh bò… 
 

2. Nguồn gốc của Tết Trùng Cửu


Có nhiều điển tích về ngày Tết này nhưng có 2 điển tích được nhắc tới nhiều nhất:
 
+ Một câu chuyện kể về một con quái vật sống dưới sông đã mang bệnh cho người dân ở tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc.

Ngôi làng của anh thanh niên tên Huấn Canh phải hứng chịu nhiều trận dịch và anh cũng đã bị mất cả cha mẹ vì bệnh dịch.

Anh đã tìm tới nơi cư ngụ của một đạo sĩ bất tử với sức mạnh siêu nhiên để cầu cứu. Một ngày nhà hiền triết nói với Huấn Canh rằng con quái vật sắp quay trở lại vào ngày thứ chín của tháng thứ 9 để truyền bệnh.

Sau đó, vị đạo sĩ còn tiết lộ cho Huấn Canh biết cần phải làm để xua đuổi dịch bệnh. Huấn Canh về đến quê vào sáng ngày 9 tháng 9 âm lịch, triệu tập tất cả dân làng lên một ngọn đồi gần đó và đưa cho mỗi người lá cây chó đẻ và rượu hoa cúc.

Khi con quái vật trồi lên khỏi mặt nước, mùi hương của cây cỏ và rượu khiến nó choáng váng. Sau đó Huấn Canh đã đâm chết được con quái vật.

Sau đó, truyền thống leo lên một nơi cao hơn vào ngày 9 tháng 9 âm lịch để thoát khỏi bệnh dịch đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
 
+ Trong một câu chuyện khác, một ông già đến gần một người nông dân và nói với anh ta rằng anh ta nên chuyển đến một vùng cao cằn cỗi để tránh một tai họa ập xuống vào ngày thứ chín của tháng thứ chín.

Ông dặn “càng cao càng tốt" nhưng đến khi anh nói điều này cho dân làng lại không có một ai tin. Vì vậy, người nông dân leo lên đỉnh của một ngọn núi gần đó với gia đình của mình. Nhìn xuống núi, anh thấy ngôi nhà của mình cùng dân làng đang chìm trong biển lửa.

Sau đó, ngày thứ chín của tháng thứ chín người ta rủ nhau cùng leo lên một nơi cao như là cách thoát khỏi tai họa.

Xem chi tiết tại bài viết: Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trùng Cửu trong văn hóa Việt
 

3. Các phong tục ngày Tết Trùng Dương

 

3.1. Lên vùng cao

 
Theo như truyền thuyết xưa, nhân dịp ngày 9/9, nhiều người thường đến vùng ngoại thành để leo núi, nhớ lại cha ông đã từng phải “lên cao lánh nạn”. Nhân đây, họ được thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình, hít thở bầu không khí trong lành.

Đây là thời điểm hoa cúc trên núi nở rộ, mang nhiều niềm vui, tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên. Nếu thực hiện hoạt động leo núi thường xuyên sẽ nâng cao sức khỏe và tuổi thọ.

3.2 Bánh Trùng Dương


Bánh cao hay còn được gọi là bánh Trùng Dương là một món ăn truyền thống của Trung Quốc được dùng trong Tết Trùng Dương. Bánh còn có những cái tên khác như bánh hoa, bánh cúc, bánh ngũ sắc...

Đây là loại bánh đặc biệt được làm từ những người có tay nghề cao với các nguyên liệu từ bột và các loại hoa quả khô như nho, táo. 
 
Bánh Trùng Dương truyền thống được làm thành chín lớp, làm bằng bột gạo xay nước ngào đường đỏ hấp chín đổ thành 9 tầng như bảo tháp, tượng trưng cho đỉnh cao và số 9 với ước nguyện vạn sự như ý, mọi việc đều thăng tiến.  

Bên trên còn nặn hình hai con dê nhỏ tượng trưng trùng dương. Bánh được trang trí trên đó một ngọn đèn nến tượng trưng đăng cao là trèo lên cao, và cắm một ngọn cờ giấy nhỏ màu đỏ tượng trưng cho cài lá châu du 茱 萸. 
 

3.3 Ngắm hoa cúc và uống rượu hoa cúc

 
 
 
Ngày 9/9 âm lịch thường rơi vào tháng 10 dương lịch và tiết trời cuối Thu khá đẹp, có nhiều hoa nở, trong đó có hoa cúc, loại hoa tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, cho sự cao thượng, đại diện cho tình bạn và nét nho nhã của danh sĩ. Cúc được xem là một trong bốn loài hoa quân tử: Mai - Lan - Cúc - Trúc.

Ngắm hoa cúc là một trong những phong tục của ngày 9/9 Âm lịch. Không chỉ có thế, người ta còn uống rượu để ngắm hoa.

Việc thưởng rượu ngắm hoa cúc là theo ý tưởng của một nhà thơ lỗi lạc tên là Đào Tiềm vào triều đại nhà Tấn (265-420). Ông nổi tiếng về thơ ca, yêu thích rượu và hoa cúc. Theo bước chân của ông, người dân coi đó như một hoạt động quan trọng trong ngày hội.  
 

Rượu hoa cúc có tác dụng gì?

 
Theo danh y đời nhà Minh hoa cúc có công dụng chữa trị nhiều bệnh như đau mắt, chóng mặt, nhức đầu, giải phong nhiệt.

Rượu hoa cúc có thể giúp tránh bị trúng gió, khử nhiệt, bổ gan sáng mắt, tiêu viêm giải độc. Rượu hoa cúc có vị đắng, người xưa cho rằng, uống loại rượu này sẽ thêm tuổi thọ nên họ gọi đây là "rượu trường thọ". 
 

3.4 Mặc đồ cây mã đề


Vào thời xưa, cây mã đề có tác dụng bảo vệ cơ thể tránh khỏi các loại bệnh tật nguy hiểm và thảm họa.

Mọi người thường mang theo cây mã đề quanh cánh tay của họ, hoặc làm một gói để buộc vào dây thắt lưng như là cách để trừ tà. Tuy nhiên, cho tới nay, đời sống phát triển nên phong tục này ít được mọi người để ý và duy trì.  
 

3.5 Cài lá châu du


Người xưa tin rằng, mang theo lá cây châu du (hay còn có tên cây dầu Việt) bên mình sẽ có khả năng xua đuổi tà ma. Thế nên, họ sẽ cái vào người hoặc bỏ vào túi vải đeo theo người để trừ tà, nhất là phụ nữ và trẻ em.

Phong tục này rất phổ biến thời Đường, vì loại cây có quả dùng để chữa bệnh.

Đây loại cây nhỏ, cao hơn một trượng, lá như cái lông vũ, mùa hè nở hoa trắng, quả đặc có cơm béo ngậy màu vàng, quả sau thu thì chín màu tím đỏ. Ngoài vị đắng, nó còn có mùi thơm nhẹ. 
 

3. 6 Đeo hạt thù du


Ngày Trùng Cửu diễn ra vào lúc giao mùa từ mùa thu sang mùa đông - thời gian xuất hiện nhiều muỗi gây bệnh truyền nhiễm. Người ta còn đeo túi thơm đựng hạt thù du phòng ngừa bệnh dịch.  

Người Nhật còn gọi hoa thù du là hoa hoàng kim của mùa xuân ("xuân hoàng kim hoa", "hoàng" là màu vàng, "kim" là vàng). Hoa mai báo tin xuân sắp tới, còn thù du cho biết mùa xuân đã tới rồi.Tên khoa học của cây là Cornus officinalis, tên đầy đủ là sơn thù du. 

Thù du là một loại thảo dược mùi nồng, có độc tính nhẹ, có tác dụng xua đuổi côn trùng. Thế nên mọi người thường cho hạt thù du vào trong túi thơm hoặc cho vào trái hồ lô có khoan nhiều lỗ nhỏ mang theo bên người. Làm như vậy là để mùi của hạt lan tỏa trong không khí, tiêu diệt côn trùng.

Ngày nay, kỹ thuật may túi thơm và chế tác hồ lô đựng hạt thù du vẫn còn và tập tục đeo túi thơm đựng hạt thù du cũng còn được giữ gìn ở một số nơi.
 

4. Tết Trùng Cửu ở các nước trên thế giới


Có thể thấy, Tết Trùng Dương uống rượu cúc hoa, đeo cành thù du cũng có nét văn hóa tương đồng với Tết Đoan Ngọ uống rượu hùng hoàng và treo cành xương bồ, trần ngải. Mục đích của những việc này đều là phòng trừ bệnh tật, côn trùng trong thời điểm giao mùa.
 

4.1 Tết Trùng Dương ở Trung Quốc
 

Tại Trung Quốc, ngày lễ Trùng Cửu là một trong những ngày lễ lớn và quan trọng trong năm. Vào dịp này, người dân sẽ cùng nhau lên núi để ngắm hoa cúc, cắm thù du (loài hoa có mùi thơm và làm thuốc).

Đồng thời, có loại bánh “bánh Trùng Cửu” sẽ được thưởng thức trong ngày này - đây là loại bánh bắt nguồn từ những nơi không có núi. Vì vậy mọi người cho rằng ăn bánh này để thay thế cho việc lên núi cao.

Theo quan niệm của dân gian, con số 99 tượng trưng cho sự dài lâu, mong cầu sự trường thọ khỏe mạnh. 
 

4.2 Ngày Trùng Cửu ở Nhật Bản

 
Ở Nhật Bản, lễ này được gọi là Chōyō - Lễ hội hoa cúc (Kiku no Sekku).

Ngày trùng cửu ở đất nước hoa anh đào thuộc 1 trong 5 lễ hội thiêng liêng nhất. Ngày này tại Nhật được tổ chức vào 9/9 theo lịch Gregorian chứ không theo lịch âm.

Một buổi lễ lớn cho ngày Trùng Cửu được tổ chức tại 2 ngôi đền Shinto và chùa Phật giáo với mong cầu muốn kéo dài tuổi thọ của con người.

Họ sẽ cùng nhau uống rượu Sake và các món ăn như gạo hạt dẻ với bánh mochi. 
 

4.3 Ngày Trùng Cửu ở Hàn Quốc

 
Ở Hàn Quốc, ngày này được gọi là Jungyangjeol.

Ngày lễ này mọi người sẽ tổ chức một số lễ hội nhằm tăng cường sức khỏe như: Mang củi, leo đồi núi, dã ngoại và cắm hoa cúc.

Và loại bánh truyền thống ăn trong dịp ngày Tết Trùng Dương của Hàn Quốc là bánh kếp có chứa lá hoa cúc. 
 

4.4 Tết trùng cửu ở Việt Nam
 

Ở Việt Nam trước đây vào thời Lý - Trần các nho sĩ cũng tổ chức leo núi, uống rượu hoa cúc gọi là thưởng tết Trùng Dương.

Mặc dù hiện nay ngày Trùng Cửu không có sức ảnh hưởng lớn trong văn hóa của người Việt Nam nhưng nó vẫn được coi là một ngày lễ quan trong của Nho giáo.

Hiện nay, có những người vẫn đang thực hiện các phong tục nhằm cầu mong sự may mắn, sức khỏe. Đồng thời thể hiện tấm lòng thành, hiếu kính và nhớ ơn với ông bà cha mẹ. 

5. Làm gì để nhận may mắn trong ngày Trùng Cửu
   

 
Trong ngày đặc biệt như 9/9, người dân thực hiện rất nhiều việc có ý nghĩa nhằm mang lại may mắn cho bản thân và gia đình.
 

5.1 Thăm cha mẹ, ông bà


Đối với một số người dân Tết Trùng Dương còn là ngày để nhớ tới những người lớn tuổi.  

Sau khi hoa màu được thu hoạch vào mùa Thu thì con cháu trong nhà có nhiều món ngon hơn. Họ sẽ dành những đồ ăn ngon này để dâng tặng cho người lớn tuổi trong nhà như cha mẹ, ông bà.

Trong ngày này, chúng ta cũng có thể đến thăm mộ tổ tiên để dọn dẹp và cúng dường, hoặc đơn giản là dành thời gian cho những người thân lớn tuổi để thăm hỏi và tỏ lòng thương yêu với họ.

Đồng thời trao đổi chia sẻ những điều trong cuộc sống. Hơn nữa, nhân lúc thời tiết đẹp, đây cũng là dịp có thể tổ chức cho gia đình một chuyến đi du ngoạn, thăm quan hoặc tổ chức một bữa tiệc gia đình.
 

5.2 Mua vàng để may mắn


Tương truyền rằng trong ngày có 2 con số 9 nếu nếu mua vàng tích trữ trong nhà sẽ mang lại nhiều may mắn. Việc mua vàng đúng ngày này được xem là có thể giữ được lộc trong suốt cả năm.

Thế nên Tết Trùng Dương cũng là dịp để mọi người mua vàng về nhà để cầu may, thu hút vượng khí.
 

5.3 Ném cam vàng ra cửa để nhận may mắn


Đặc điểm của thời điểm này đó là đúng vào cuối Thu, có nhiều cam vàng. 

Người xưa truyền tai nhau rằng nếu ném quả cam vàng vào Tết Trùng Dương thì có thể đẩy được những điều không may ra ngoài đồng thời những điều may mắn sẽ tới.

Trước tiên người đó phải cầm quả cam trong tay đọc nhỏ những hy vọng của bản thân về sức khỏe, công việc, cuộc sống hoặc tình duyên,… rồi mới ném đi. Trong khi đó, có một số nơi, họ còn viết trực tiếp lên vỏ quả cam rồi cầu nguyện.
 
Trên đây là những thông tin bổ ích về Tết Trùng Cửu - một nét đẹp trong văn hóa lâu đời. Dù hiện nay mọi người chỉ thắp nhang tưởng nhớ chứ không làm mâm cỗ lớn như trước đây nhưng ngày này vẫn mang ý nghĩa đặc biệt.

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: