Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

TẾT HÀN THỰC 2023 là ngày nào? 3 tuổi được TỔ ĐỘ cho may mắn muôn phần dịp này là ai?

Thứ Sáu, 21/04/2023 08:23 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Tết Hàn Thực là dịp người Việt tưởng nhớ ông bà tổ tiên, những người đã khuất. Vậy tết Hàn Thực 2023 là ngày nào? Năm Quý Mão cúng lễ bánh trôi bánh chay ra sao hay có những điều cần kiêng kỵ nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn đọc tất cả vấn đề xoay quanh dịp Hàn Thực năm nay để mọi việc hanh thông, may mắn.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
 
Tet Han Thuc 2023 la ngay nao?
 

1. Tết Hàn Thực là gì?

 
Trong văn hóa dân gian, Tết Hàn Thực, hay còn được gọi là “Tết Bánh trôi - bánh chay” là một dịp trong những dịp lễ quan trọng với người Việt.
 
“Hàn Thực” có nghĩa là “thức ăn lạnh”, tức là mọi người sẽ dùng thức ăn lạnh, nguội như một cách tưởng nhớ đến những người thân đã khuất.
 
Tết này được diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. Tết Hàn Thực xuất hiện chủ yếu ở Trung Quốc và Việt Nam, với ý nghĩa đánh dấu bước chuyển mình của vạn vật trước khi bước sang mùa hè. Đây là dịp mỗi gia đình tưởng nhớ, bày tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên, người đã khuất.
 
Hàn Thực tháng 3 tại Việt Nam thể hiện rõ nét đặc trưng văn hóa, lối sống riêng của người Việt đó là hướng về cội nguồn, tổ tiên, ghi nhớ công ơn của những người đã khuất.
 
Vào ngày này, các gia đình Việt sẽ chuẩn bị bánh trôi, bánh chay để lễ Phật, cúng gia tiên, thậm chí nhiều nơi cúng thần hoàng để bày tỏ lòng thành. Các thành viên cũng cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình.
 

2. Tết Hàn Thực 2023 là ngày nào?

 
Tết Hàn Thực được diễn ra cố định vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm.
 
Trong năm 2023 này, Tết Hàn Thực sẽ rơi vào ngày mùng 3/3 âm lịch năm Quý Mão, tức thứ 7 ngày 22/4/2023 dương lịch.
 
Năm nay Tết bánh trôi chay nằm trong tiết Thanh Minh nhưng lại sau ngày Tết Thanh Minh 2023 vài ngày.
 
Đánh giá ngày tốt xấu: Xem ngày tốt xấu, mùng 3 tháng 3 âm lịch năm nay là ngày Tam nương sát, không tốt cho việc khai trương, cưới hỏi, sửa chữa hay cất nhà. Do đó bạn nên cân nhắc và sắp xếp công việc phù hợp. Ngày này thích hợp để gia đình quây quần bên nhau, cùng làm bánh trôi bánh chay, chuẩn bị mâm cỗ cúng dâng lên tổ tiên.

3. Tuổi nào gặp nhiều may mắn trong ngày Hàn Thực năm 2023?

 
Theo dõi tử vi hàng ngày trên Lịch Ngày Tốt, vào ngày tết Hàn Thực năm nay, tức ngày 3/3/âm lịch năm Quý Mão, 3 tuổi dưới đây được dự báo sẽ gặp nhiều điều may mắn, hanh thông, chất lượng cuộc sống cũng có sự cải thiện.
 

- Người tuổi Dần

 
Trong ngày tết Hàn Thực năm nay, tuổi Dần được Tam Hợp trợ lực, công danh sự nghiệp có sự phát triển thuận lợi, các mối quan hệ tại nơi làm việc cũng rất tốt đẹp mang tới cho bạn nhiều nguồn hỗ trợ để sớm hoàn thành mục tiêu của mình.
 
Tài lộc của Dần cũng có dấu hiệu tăng tiến, nhờ đó con giáp này có thêm động lực phát triển các kế hoạch kinh doanh, đầu tư bên ngoài của mình.
 

- Người tuổi Mão

 
May mắn cũng sẽ đến với người tuổi Mão trong dịp Hàn Thực năm nay. Các kế hoạch công việc được hoàn thành trơn tru mà không gặp bất cứ sự cản trở nào. Tài chính cũng có tín hiệu đáng mừng, đặc biệt người kinh doanh buôn bán hái ra tiền. 
 
Chuyện tình cảm trong ngày cũng như được tiếp thêm nguồn sức sống mới, người độc thân vượng đào hoa nên nhận được không ít tín hiệu theo đuổi từ người khác phái, bạn có thể cân nhắc một người mà mình cũng có cảm tình.
 

- Người tuổi Ngọ

 
Tuổi Ngọ cũng là con giáp được dự đoán sẽ gặp nhiều may mắn trong ngày tết Hàn Thực 2023. Những vấn đề bế tắc trong công việc được tháo gỡ nhanh chóng, quý nhân xuất hiện kịp thời cũng giúp bạn tìm được đường đi nước bước phù hợp.
 
Kinh doanh buôn bán ở thời điểm này cũng có lộc nên tiền bạc rất dư dả, nhờ đó bạn có thể tự thưởng cho bản thân món quà khích lệ tinh thần.
 

4. Vì sao phải cúng bánh trôi bánh chay vào tết Hàn Thực?

 
Trong ngày tết Hàn Thực, người Việt có tục dâng lên tổ tiên và ăn bánh trôi bánh chay. Đây loại bánh thể hiện ý nghĩa tốt đẹp của dân tộc ta.
 
- Thể hiện lòng biết ơn với văn hóa lúa nước
 
Việc dùng bánh trôi, bánh chay để cúng lễ thể hiện cho văn hóa lúa nước. Cả hai thứ bánh đều được làm từ bột gạo nếp thơm, thành quả lao động vất vả mới có được để dâng lên ông bà, tổ tiên.
 
- Thể hiện lòng thành với tổ tiên, hướng về cội nguồn
 
Từ xa xưa bánh trôi, bánh chay đã được sử dụng để thờ cúng gia tiên, thể hiện lòng thành kính với bề trên vào ngày lễ Hàn Thực.
 
Hình ảnh bánh trôi, bánh chay được nặn hình tròn còn bắt nguồn từ tích truyện “bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ”.
 
Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chay tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển. Chính vì thế, Tết Hàn Thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất.
 
- Thể hiện truyền thống dân tộc
 
Hình ảnh bánh trôi bánh chay không những quen thuộc với đời sống của người Việt mà còn đi sâu vào nét truyền thống dân tộc thông qua thơ ca. Hình ảnh bánh trôi nước được nhà thơ Hồ Xuân Hương, ẩn dụ cho nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: trong trắng, hy sinh, lam lũ, sự tảo tần,...
 
- Dịp để gia đình quây quần, sum vầy
 
Vào ngày này hàng năm, mọi người trong gia đình lại quay quần bên nhau tự tay nặn những viên bánh trôi, bánh chay.
 
Sau khi dâng lên tổ tiên, mọi người sẽ cùng với nhau thưởng thức những viên bánh trôi tròn đầy cùng với hương vị ngọt ngào, tận hưởng không khí gia đình viên mãn.
 
- Cầu nguyện mưa thuận gió hòa
 
Việc dùng bánh trôi bánh chay để dâng cúng tổ tiên cũng để gửi gắm nguyện ước cầu cho mưa thuận gió hòa, trước mắt là mong mùa Hè bớt nóng bức của người dân. Đây còn là ngày đánh dấu sự kết thúc của Mộc khí.
 
Hơn nữa, món lạnh theo ngũ hành sẽ thuộc Kim, bánh trôi chay màu trắng cũng thuộc Kim. Còn hình dáng của bánh trôi tròn đều, bên trong phần nhân hình vuông, gợi lên câu tục ngữ "mẹ tròn con vuông". Trong khi đó, bánh chay vỏ trắng tính dương, phần nhân đậu xanh bên trong vàng tươi sáng mang tính âm. Hai loại bánh thể hiện âm dương giao hòa, cầu cho trời yên biển lặng, mùa màng bội thu.

Cung gi trong ngay tet Han Thuc 2023?
 

5. Cúng tết Hàn Thực 2023 như thế nào?

 

- Cúng gì trong ngày Hàn Thực 2023?

 
Tết Hàn Thực gắn liền với món bánh trôi bánh chay nên tất nhiên không thể thiếu 2 món bánh này trong dịp Hàn Thực năm nay.
 
Vào ngày 3/3 âm lịch, mỗi gia đình thường chuẩn bị những mâm lễ để cúng gia tiên, lễ Phật với các món chính gồm: Bánh trôi, bánh chay, trầu cau, nhang, hoa tươi và trái cây. Dân gian quan niệm số lẻ sẽ đem lại may mắn vậy nên lượng bánh trôi, bánh chay được cúng thường là 3 hoặc 5 bát bánh.
 
Về hoa quả, bạn nên chọn 5 loại quả đại diện cho ngũ hành. Hoa cúc tươi thường được ưa chuộng nhất trong mâm cỗ Tết Hàn Thực, biểu thị sự trang nghiêm và cầu mong may mắn. Gia chủ có thể sắm thêm một số loại hoa tươi khác tùy vào điều kiện gia đình.
 
Cuối cùng, hãy chuẩn bị một ly nước sạch đặt trên mâm cúng để thể hiện sự tinh khiết và tấm lòng thành kính của gia chủ. 
 

- Năm Quý Mão cúng tết Hàn Thực ngày nào đẹp? Cúng sớm được không?

 
Như đã nói ở trên, Tết Hàn Thực 2023 rơi vào ngày 3/3 âm lịch, tức ngày 22/4/2023 dương lịch.
 
Theo các chuyên gia tâm linh thì thời gian tốt nhất để bạn thực hiện cúng Tết bánh trôi bánh chay là vào ngày đúng ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch và nên thực hiện trước 19 giờ.
 
Tuy nhiên hiện nay nhiều gia đình bận rộn với công việc không thể cúng đúng ngày thì có thể cúng trước đó 1 ngày, tức là vào ngày mùng 2/3 âm lịch cũng không sao.
 
Nhưng bạn không nên cúng quá sớm, vì nó sẽ không thể hiện được lòng thành tâm cũng như thể hiện được đúng tinh thần, ý nghĩa mà ngày mùng 3/3 mang đến.
 

- Cúng tết Hàn Thực giờ nào tốt?

 
Trong ngày này, các khung giờ sau khá đẹp để tiến hành nghi thức cúng lễ tổ tiên, bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho phù hợp với kế hoạch của gia đình mình:
  • Mậu Dần (3h-5h)
  • Canh Thìn (7h-9h)
  • Tân Tị (9h-11h)
  • Giáp Thân (15h-17h)
  • Ất Dậu (17h-19h)
  • Đinh Hợi (21h-23h)
Lưu ý: Nên cúng trước 19h.
 

- Bài văn khấn tết Hàn Thực 2023

 
Dưới đây Lịch Ngày Tốt xin chia sẻ bài văn khấn Tết Hàn Thực mùng 3/3 âm lịch chuẩn nhất, phổ biến nhất hiện nay.

Bai khan tet Han Thuc mung 3 thang 3
Bài khấn tết Hàn Thực mùng 3 tháng 3
 

6. Những kiêng kỵ cần phải biết trong dịp Hàn Thực năm 2023

 
Theo phong tục Việt Nam, ngày tết Hàn Thực 3/3 âm lịch là dịp mỗi gia đình tưởng nhớ, bày tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên, người đã khuất.
 
Tuy vậy, theo phong tục tập quán từ xa xưa, trong ngày này, gia chủ cũng cần chú ý những điều kiêng kỵ, tránh làm những việc dưới đây để ngày tết Hàn Thực thực sự trọn vẹn, tốt lành.

- Kiêng đồ mặn:
 
Trong ngày tết Hàn Thực, các gia đình thường ăn chay, kiêng ăn mặn để tránh sát sinh. Tục lệ này cũng liên quan đến tiết Thanh minh và mang ý nghĩa mong cầu cho linh hồn người đã khuất dễ dàng siêu thoát.
 
Nếu không có điều kiện để ăn chay thì vào ngày này, gia chủ cũng cần kiêng sát sinh trong nhà để thể hiện sự tôn kính với người đã khuất.
 
- Kiêng cúng bánh trôi nhiều màu:
 
Bánh trôi là món không thể thiếu trong ngày tết Hàn Thực. Vào ngày ngày, nhiều gia đình, nhất là những nhà có trẻ con sẽ rất chuộng món bánh trôi ngũ sắc, nhiều màu để thắp hương, dâng lên tổ tiên.
 
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc cúng bánh trôi nhiều màu không đúng với ý nghĩa nguyên gốc của tết Hàn Thực. Theo truyền thống, bánh trôi được làm từ bột nếp trắng tròn đầy, tinh khiết với nhân đường phèn.
 
Từ thời xưa, thứ bánh trắng trong này cũng đã đi vào những câu thơ của thi sĩ Hồ Xuân Hương, gắn liền với thân phận và những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt như: sự tảo tần, trong trắng, hy sinh, lam lũ... Chính vì thế, ngoài ý nghĩa hướng về cội nguồn, ngày Tết Hàn thực ở Việt Nam còn được xem là ngày Tết tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ.
 
- Kiêng việc bày vẽ mâm cao cỗ đầy
 
Vào ngày tết Hàn Thực, gia chủ tuyệt đối không bày vẽ mâm cỗ cúng cầu kỳ hay đắt đỏ gây tốn kém, lãng phí.
 
Mâm cúng ngày tết Hàn Thực chỉ cần bánh trôi, bánh chay đơn giản. Gia chủ nên thành tâm khi dâng mâm cúng của mình lên tổ tiên để nguyện cầu bình an, hạnh phúc cho gia đình.
 
- Kiêng chuyển nhà
 
Ngày tết Hàn Thực, gia chủ cũng cần kiêng chuyển nhà. Bởi, theo quan niệm của người xưa, linh hồn của người thân sau khi qua đời vẫn luôn ở lại nơi mà trước khi mất họ từng ở và hiện hữu bên những người thân yêu.
 
Việc di chuyển nhà cửa vào ngày này có thể sẽ gây ảnh hưởng đến “vong linh” người đã khuất khiến nhà cửa bị xáo trộn, không tốt lành.
 
- Kiêng chưng hoa quả có gai, vị đắng: 
 
Việc làm này ngụ ý tránh mang đến tai ương, đau khổ, cuộc sống chịu nhiều cay đắng, khó khăn hơn. Thay vào đó, bạn nên chọn lựa những loại quả ngọt tự nhiên, màu sắc tươi sáng, chín đẹp để dâng lên tổ tiên.
 
- Kiêng cúng hoa ly, hoa sứ, hoa vạn thọ: 
 
Chuyên gia cũng khuyên bạn nên kiêng cúng các loại hoa như hoa ly, hoa sứ, hoa cúc vạn thọ bởi đây là những loại hoa mang ý nghĩa không tốt, có thể mang xui xẻo cho cả gia đình.

Kieng ky trong ngay tet Han Thuc 2023
 
 

7. Những nhầm lẫn thường gặp về tết Hàn Thực

 

- Tết Hàn Thực có phải Tết Thanh Minh hay không?

 
Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu thơ nổi tiếng và vô cùng quen thuộc với hầu như mỗi người Việt: "Thanh Minh trong tiết tháng Ba/ Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh...". Câu này khiến mọi người nghĩ rằng tết Thanh Minh luôn diễn ra vào tháng 3 âm lịch. 
 
Tuy nhiên, trên thực tế, người ta tính các tiết khí theo lịch dương. Năm Quý Mão nhuận tháng 2 nên tết Thanh Minh 2023 rơi vào 15/2 âm lịch chứ không phải tháng 3 âm lịch. 
 
Cũng có nhiều năm tết Thanh Minh và tết Hàn Thực trùng ngày nhưng thực chất đó là 2 dịp lễ khác nhau. Hai dịp này khác nhau cả về ý nghĩa và nguồn gốc.
 
Vào tết Thanh Minh, các gia đình thường đi tảo mộ, làm lễ cúng, dọn dẹp nhà cửa, ban thờ… để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Ngoài ra, nhiều gia đình muốn sửa sang, xây dựng lại mộ phần cho ông bà tổ tiên thường đợi đến ngày Thanh Minh mới động thổ.
 
Trong khi đó, tết Hàn thực lại cố định vào ngày 3/3 (âm lịch) hàng năm. Vào ngày này, con cháu thường dâng lên ông bà tổ tiên món bánh trôi, bánh chay chứ không đi tảo mộ.
 
Bên cạnh đó, Tết Hàn Thực diễn ra cố định mỗi năm vào ngày 3/3 âm lịch còn tết Thanh Minh không có ngày cố định mỗi năm.
 

- Tết Hàn Thực là của người Việt hay người Trung Quốc?

 
Dù bắt nguồn từ một truyền thuyết của Trung Quốc nhưng khi du nhập vào Việt Nam, tết Hàn Thực lại có những thay đổi phù hợp với văn hóa, phong tục của người Việt.
 
Thoạt nghe cái tên “Hàn Thực” nhiều người có thể nghĩ là “bắt chước” từ Trung Quốc nhưng không phải, mà khi vào Việt Nam nó đã hợp nhất với Tết bánh trôi, bánh chay, Tết tháng 3 của người Việt.
 
Bản thân ngày Tết này cũng mang ý nghĩa và thể hiện rõ nét về đặc trưng văn hóa, lối sống, những khát vọng mơ ước rất riêng của người Việt. Chính điều này đã tạo nên sức sống lâu bền của ngày Tết bánh trôi, bánh chay.
 
Hơn nữa, khác với Tết Hàn Thực ở Trung Quốc thường không đốt lửa trong 3 ngày và chỉ ăn đồ lạnh đã nấu sẵn trước đó, ở Việt Nam người dân không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn diễn ra bình thường.
 
Vậy nên có thể nói ngày Tết Hàn Thực hay tết bánh trôi - bánh chay ở Việt Nam là nét đẹp văn hóa riêng biệt của nước ta.
 

- Tết Hàn Thực ở Việt Nam khác gì ở Trung Quốc?

 
Đối với người Trung Quốc, khi Hàn Thực diễn ra, người dân sẽ kiêng dùng lửa và sử dụng thức ăn nguội lạnh, tham gia nhiều hoạt động truyền thống như viếng mộ, chọi gà, đánh đu, đua thuyền,.. suốt 3 ngày liên tiếp.
 
Còn ở tại Việt Nam, người dân đón Tết Hàn Thực bằng việc dâng mâm cỗ bánh trôi bánh chay lên ông bà tổ tiên, lễ Phật và hoàn toàn không có tục lệ kiêng dùng lửa hay ăn đồ nguội lạnh. Điều này tạo ra sự khác biệt với phong tục nước bạn.
 
Trên đây Lịch Ngày Tốt đã giải đáp chi tiết thắc mắc Tết Hàn Thực 2023 là ngày nào, cách cúng ra sao, cũng như cần kiêng kỵ điều gì để bản thân và gia đình luôn gặp may mắn. Hy vọng những thông tin này hữu ích dành cho bạn!
 

Tin cùng chuyên mục

X