Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Hôm nay là Tết Đoan Ngọ 2023: 3 tuổi nhờ vía TỔ TIÊN, ăn ở có phúc có phần nên tài lộc phơi phới dịp này là ai?

Thứ Ba, 20/06/2023 08:31 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Tết Đoan Ngọ hay tết diệt sâu bọ là một trong những ngày tết truyền thống của người dân Việt Nam. Vậy tết Đoan Ngọ 2023 là ngày nào? Chuẩn bị lễ cúng và cách cúng ra sao trong năm Quý Mão để mọi việc hanh thông, may mắn? Mời bạn theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục (Ẩn/Hiện)


Bạn có biết: CÒN BAO NHIÊU NGÀY NỮA ĐẾN TẾT ĐOAN NGỌ 2023? 


1. Tết Đoan Ngọ 2023 là ngày nào?

 
Tet Doan Ngo 2023 la ngay nao
 
Tết Đoan Ngọ hay còn được biết đến với tên gọi tết Đoan Dương, là ngày lễ truyền thống được tổ chức cố định vào ngày mùng 5/5 âm lịch hàng năm.
 
Đây là một ngày tết đặc biệt trong nền văn hóa của nhiều quốc gia Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc.
 
"Đoan" chỉ sự khởi đầu, trong khi "Ngọ" đề cập đến khoảng thời gian từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều, và việc tiến hành lễ cúng tết Đoan Ngọ thường diễn ra vào buổi trưa. Đoan Ngọ là thời điểm mặt trời đạt đến đỉnh ngắn nhất, gần trái đất nhất trong năm.
 
Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi với tên gọi quen thuộc "tết diệt sâu bọ", đây là thời điểm mà người dân tiến hành nghi thức giết sâu bọ, phóng sinh, làm lễ tạ ơn tổ tiên, trời đất, vạn vật và ăn mừng mùa vụ thành công cũng như cầu mong cho một vụ mùa bội thu, mưa thuận gió hòa.
 
Trong năm nay, tết Đoan Ngọ 2023 sẽ rơi vào ngày 5/5 năm Quý Mão, tức thứ 5 ngày 22/6/2023.
 

2. Vì sao Tết Đoan Ngọ được gọi là “tết diệt sâu bọ”?

 
Nhiều người cho rằng Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ Trung Quốc, song theo chuyên gia phong thủy, tết Đoan ngọ xuất phát từ điển tích trong dân gian. Điển tích này có nhiều dị bản khác nhau.
 
Theo dân gian, vào một vụ mùa bội thu, người nông dân đang ăn mừng thì sâu bọ lại kéo đến đông đảo, ăn hết cây trái, thực phẩm đã thu hoạch, gây thiệt hại nghiêm trọng.
 
Nhân dân lo lắng chẳng biết làm thế nào để giải trừ được nạn sâu bọ này. Bỗng một ngày, một ông lão xuất hiện từ xa và tự xưng là Đôi Truân. Ông đã chỉ dẫn người dân cách lập bàn cúng tại mỗi nhà, bao gồm bánh tro và trái cây, sau đó ra ngoài vận động thể dục. Mọi người làm theo thì chỉ một lúc sau, đàn sâu bọ đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
 
Từ đó, vào ngày mùng 5/5 âm lịch, người nông dân truyền thống lập bàn cúng để xua đuổi sâu bọ và đảm bảo cho một mùa vụ bình an. Ngày này trở thành "Tết diệt sâu bọ" và còn được gọi là "Tết Đoan Ngọ", bởi vì thời gian cúng thường diễn ra vào giữa giờ Ngọ - khoảng thời gian giữa trưa.
 
Ở nước ta, ngày tết Đoan Ngọ thường rơi vào thời điểm nắng nóng kéo dài, sâu bọ phát triển nhiều. Cho nên, cái tên “tết diệt sâu bọ” của ngày lễ này càng thêm ý nghĩa.
 
Bởi vậy, không thể quan niệm Tết Đoan Ngọ của người Việt bắt nguồn từ Trung Quốc như một số người vẫn lầm tưởng như hiện nay.
 
Bên cạnh ý nghĩa tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng thì người Việt còn cho rằng đây là dịp để giải trừ bệnh tật trong thời điểm giao mùa.
 
Người xưa quan niệm bộ phận tiêu hóa của con người thường có các loại ký sinh gây hại không phải lúc nào cũng diệt được. Duy có ngày mùng 5/5, các loại ký sinh này thường ngoi lên và đây là thời cơ để con người ăn những thức ăn có vị chua, chát để loại bỏ chúng.

Tet Doan Ngo 2023 - Tet diet sau bo
 

3. Tuổi nào gặp nhiều may mắn trong ngày Đoan Ngọ năm 2023?

 
Theo dõi tử vi hàng ngày trên Lịch Ngày Tốt, vào ngày tết Đoan Ngọ năm nay, tức ngày 22/6/2023 dương lịch và là ngày 5/5 âm lịch năm Quý Mão, 3 tuổi dưới đây được dự báo sẽ có vận may tăng vọt, mưu sự dễ thành, nguyện ước nào cũng có thể trở thành sự thật.
 

- Tuổi Mão

 
Tuổi Mão được dự đoán sẽ là một trong những con giáp gặp nhiều may mắn nhất trong dịp tết Đoan Ngọ năm nay, cuộc sống có nhiều cải thiện chất lượng, chỉ cần làm việc chăm chỉ bạn sẽ đạt thành tựu lớn trong công việc.
 
Vào ngày này, sự giàu có của bản mệnh sẽ càng trở nên sung túc hơn. Có những món hời mà bạn nhận được ngay cả khi bạn không mong chờ nó quá nhiều. Cuộc sống nhờ đó mà thêm phần phong phú, nhiều niềm vui hơn.
 
Nhờ đó, bạn có thể tiến bộ nhanh hơn, khiến cho cuộc sống của mình thay đổi tích cực. Trạng thái tinh thần cũng vô cùng lạc quan, điều đó giúp sức khỏe tốt hơn thời gian trước rất nhiều. Bạn nên cố gắng duy trì lối sống lành mạnh như hiện tại nhé.
 

- Tuổi Tý

 
Dịp tết Đoan Ngọ 2023 này, việc hợp tác làm ăn của người tuổi Tý suôn sẻ và có nhiều bước tiến triển tích cực. Các mối quan hệ tốt đẹp, đối tác đều là những người đáng tin và sòng phẳng nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi làm việc chung.
 
Thời tiết tháng 5 Âm lịch trở nên nắng nóng khó chịu nhưng may mắn đến bất ngờ trong ngày Đoan Ngọ giúp cuộc sống của con giáp này lại ngày càng dễ chịu, suôn sẻ hơn.
 
Thời gian này, cuộc sống của Tý sẽ được cải thiện hơn. Những khoảnh khắc tốt đẹp của bạn sẽ kéo dài, tài khoản tiếp tục tăng, sự nghiệp sẽ phát triển tăng tốc.
 

- Tuổi Dần

 
Cũng là một trong những con giáp gặp nhiều may mắn vào ngày Đoan Ngọ 2023, tuổi Dần nhờ có sự hỗ trợ của nhiều cát tinh nên có được một ngày bình yên, không có rắc rối nào có thể ảnh hưởng tới bạn vì ngay lập tức được tháo gỡ. Thậm chí bạn còn có thêm thời gian để giúp đỡ nhiều người xung quanh.
 
Người tuổi Dần đang cảm thấy tiền trong tài khoản của mình ngày càng nhiều lên. Khả năng tiết kiệm tiền bạc của bản mệnh ngày càng cải thiện và bạn cũng không có quá nhiều nhu cầu mua sắm hay thể hiện với bất cứ ai.
 
Con giáp này cũng biết cách kiểm soát công việc và cuộc sống của mình, giúp chúng không đi trật bánh hay phạm lỗi lầm "khó đỡ".
 
Nếu nắm chắc các cơ hội đến vào thời gian này, bạn sẽ bứt phá rất nhanh đấy.
 

4. Ngày Tết Đoan Ngọ năm 2023 tốt hay xấu?

 
Xem ngày tốt xấu 22/6/2023 dương lịch tức ngày 5/5 âm lịch – tết Đoan Ngọ, đây là ngày Tân Hợi, tháng Mậu Ngọ, năm Quý Mão. Ngày này ngũ hành Kim, sao Tỉnh, trực Chấp (Tốt cho khởi công xây dựng; tránh xuất hành, di chuyển, khai trương), ngày Chu tước Hắc đạo.
 
Đánh giá mức độ tổng quan, ngày này ở mức Bình thường (không quá tốt, không quá xấu). Ngày này thích hợp với các việc như khởi công xây dựng... Đồng thời ngày này kị việc xuất hành, di chuyển, khai trương...
 
Ngoài ra, theo Lịch vạn niên, ngày này còn là ngày Nguyệt kỵ. Mồng năm, mười bốn, hai ba. Đi chơi còn thiệt, nữa là đi buôn. Dân gian thường gọi là ngày nửa đời, nửa đoạn nên làm gì cũng chỉ giữa chừng, khó đạt được mục tiêu.
 
Do đó bạn nên cân nhắc và sắp xếp công việc phù hợp. Ngày này thích hợp để gia đình quây quần bên nhau, cùng chuẩn bị mâm cúng Đoan Ngọ dâng lên tổ tiên.
 

5. Cúng Tết Đoan Ngọ 2023 giờ nào tốt?

 
Cúng tết Đoan Ngọ giờ nào tốt là thắc mắc chung của rất nhiều người. Tuy nhiên, đúng như cái tên của dịp lễ này, thời điểm thích hợp nhất để tiến hành lễ cúng tết Đoan Ngọ là vào giờ Ngọ (11h – 13h) ngày 5/5 âm lịch, lúc dương khí đương thịnh.
 
Trong năm Quý Mão 2023, các khung giờ tốt có thể tiến hành cúng Tết Đoan Ngọ trong ngày mùng 5 tháng 5 gồm:
  • Nhâm Thìn (7h-9h): Tư Mệnh
  • Giáp Ngọ (11h-13h): Thanh Long
Cung Tet Doan Ngo 2023
 

6. Cúng tết Đoan Ngọ 2023 như thế nào?

 

6.1 Chuẩn bị lễ vật cúng

 
Vào tết Đoan Ngọ, các gia đình thường chuẩn bị lễ vật cúng tổ tiên, thần linh. Mọi người ăn hoa quả, cơm rượu nếp vào ngày 5/5 là một cách để diệt trừ sâu bọ. Vào ngày này, cần phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, ăn một bát cơm rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đó là ăn trái cây cho sâu bọ chết.
 
Ở nhiều nơi, các gia đình còn có thói quen ăn bánh tro hay còn gọi là bánh gio, chè trôi nước, hạt sen... để diệt trừ sâu bọ, bệnh tật trong người.
 

6.2 Mâm cúng tết Đoan Ngọ
 

Tùy thuộc vào từng vùng miền và tập tục địa phương, mỗi nơi lại có cách chuẩn bị mâm cúng tết Đoan Ngọ khác nhau. Về cơ bản mâm cúng Đoan Ngọ sẽ gồm: vải, mận, rượu nếp, cơm rượu nếp, bánh gio (bánh ú tro, bánh tro)...
 
Giữa 3 miền Bắc – Trung – Nam có một vài sự khác biệt như sau:

- Mâm cúng tết Đoan Ngọ miền Bắc"
  • Hương, hoa
  • Nước, rượu nếp
  • Các loại hoa quả theo mùa: mận, vải...
  • Xôi, chè
  • Bánh nếp
  • Bánh tro, bánh ú: Loại bánh được làm từ gạo nếp, ngâm trong nước tro, gói bằng lá chuối. Bánh dễ ăn, dễ tiêu, ngon hơn khi ăn với đường hoặc mật.
  • Cơm rượu nếp: Đây là món đặc trưng của người miền Bắc, đặc biệt là món cơm rượu nếp cái hoa vàng bởi không phải nơi nào cũng có và ngon như ở nơi đây. Một số nơi còn có thêm cơm rượu nếp cẩm.
- Mâm cúng tết Đoan Ngọ miền Trung:
  • Hương, hoa
  • Nước, rượu nếp
  • Các loại hoa quả như: vải, mận…
  • Bánh tro, bánh ú
  • Chè kê: Đây là món đặc biệt quen thuộc và xuất hiện trong mâm cúng tết Đoan Ngọ của người dân ở tỉnh Quảng Nam.
  • Thịt vịt: Món ăn này thường có trên mâm lễ cúng tết Đoan Ngọ của người miền Trung. Theo quan niệm xưa, thịt vịt có tính mát, ăn vào sẽ giải nhiệt cho cơ thể, có khả năng bổ máu và tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Cơm rượu: Món này ở miền Trung được làm bằng phương pháp lên men cổ truyền, có hình dạng vuông vức.
- Mâm cúng tết Đoan Ngọ miền Nam:
  • Hương, hoa
  • Nước, rượu nếp
  • Các loại hoa quả như: vải, mận…
  • Cơm rượu: Món này ở miền Nam không để rời mà được vo thành những viên tròn trước khi ủ. Đến khi rượu dậy mùi thì thêm nước đường vào. Ăn cảm giác giống như xôi chè ở miền Bắc.
  • Bánh ú bá trạng: Bánh được làm tương tự như bánh tro nhưng to hơn một chút. Bánh làm từ gạo nếp và được nhồi nhiều loại nhân, sau đó gói trong lá rồi đem đi luộc hoặc hấp chín.
  • Chè trôi nước: Những viên chè tròn to được làm bằng bột nếp trắng, có nhân đậu xanh thơm bùi, ăn cùng với nước đường gừng và nước cốt dừa.

6.3 Văn khấn tết Đoan Ngọ mùng 5/5

 
Dưới đây là bài văn khấn Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch để bạn tham khảo:
 
“Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
 
- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ chúng con là:…………

Ngụ tại:………………………….

Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ....................., cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)”
 

7. Ăn gì, làm gì trong dịp Đoan Ngọ năm 2023 để gặp may?

 
- Ăn thịt vịt
 
Trong ngày Tết Đoan Ngọ, một món ăn không thể thiếu của người miền Trung là thịt vịt. Nhiều người tin rằng, vào những ngày nắng nóng của tháng 5, việc ăn thịt vịt sẽ mang lại cảm giác mát mẻ cho cơ thể.
 
Thịt vịt được chế biến thành nhiều món ngon như vịt luộc, vịt quay, vịt tiềm,... và tạo nên một phần không thể thiếu trong bữa cỗ truyền thống.
 
- Ăn cơm rượu nếp
 
Cơm rượu nếp, một đặc sản nổi tiếng được ưa chuộng trong ngày Tết Đoan Ngọ, là một món ăn phổ biến được cúng và ăn ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam.
 
Theo quan niệm dân gian, ăn cơm rượu và uống rượu vào ngày này có khả năng diệt các loại vi khuẩn, ký sinh... hiệu quả.
 
- Ăn chè trôi nước
 
Trong ngày Tết Đoan Ngọ, chè trôi nước là món ăn đặc trưng của người miền Nam. Chè được chế biến từ bột nếp, bên trong có nhân đậu xanh thơm ngon. Khi thưởng thức chè, ta cảm nhận được hương vị thanh mát và thơm ngon, đặc biệt khi kết hợp với nước cốt dừa thơm ngọt.
 
Món chè này không chỉ ngon miệng mà còn mang lại cảm giác dễ chịu và sảng khoái trong ngày hè oi bức.
 
- Ăn chè kê
 
Trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Huế không thể "vắng mặt" món chè kê. Hạt kê được xay nhuyễn và lấy đi lớp vỏ, sau đó đun sôi cho đến khi mềm và có độ đặc sền sệt. Tiếp theo, thêm nước đường và một ít gừng, kết quả là một nồi chè kê thơm phức và hấp dẫn.
 
Món chè này mang đến hương vị đặc biệt, tạo cảm giác ngọt ngào và sảng khoái khi thưởng thức trong ngày nắng oi bức.
 
- Ăn trái cây tươi
 
Vào ngày Tết Đoan Ngọ, trái cây trở thành vật không thể thiếu trên bàn cúng tổ tiên và trong bữa tiệc gia đình.
 
Tại miền Bắc, tháng 5 âm lịch cũng là thời điểm vào mùa của quả vải và quả mận, nên 2 thức quả này không thể thiếu trong mâm cúng Đoan Ngọ, khiến cho mâm cúng trở nên phong phú và hương vị trái cây thêm ngọt bùi, chua thanh, làm cho ngày Tết này trở nên đậm đà hơn.
 
Trong khi đó, ở miền Nam, xoài, chôm chôm, dưa hấu, và vải là những loại trái cây được ưa chuộng để cúng ông bà và thưởng thức trong ngày Tết Đoan Ngọ. Những loại trái cây này đặc biệt và đậm hương vị của vùng miền Nam. Khi bày cúng và thưởng thức những quả trái này, người dân miền Nam gửi gắm mong ước một mùa màng thịnh vượng, đầy tốt lành, và hy vọng rằng bệnh tật sẽ tan biến, cây trái sẽ đâm chồi nảy lộc.
 
- Ăn bánh ú tro
 
Bánh ú tro - một biểu tượng ẩm thực độc đáo, vừa ngon miệng, lại mang ý nghĩa sâu sắc trong ngày Tết Đoan Ngọ. Bánh có nhiều hình dạng khác nhau tùy thuộc vào từng vùng miền.
 
Bánh có vị ngọt vừa, mềm dẻo, màu trong đặc trưng, dễ ăn, dễ tiêu, mát ruột. Nếu là bánh tro không nhân thường được ăn với mạch nha hoặc đường mật mía.
 
- Khảo cây vào giờ Ngọ
 
Khi đồng hồ chỉ 12 giờ trưa trong ngày Tết Đoan Ngọ, nhiều vùng miền trên khắp đất nước sẽ tiến hành một nghi lễ đặc biệt gọi là khảo cây, hay còn được gọi là đánh cây. Những cây bị khảo thường là những loại cây ăn quả mà trái chưa phát triển hoặc bị sâu bệnh.
 
Trong nghi thức khảo cây, thường có hai người tham gia. Một người trèo lên cây và đóng vai cây, còn người kia cầm dao gõ vào gốc cây và đặt câu hỏi về tình trạng cây. Người trên cây sẽ trả lời bằng giọng điệu và lời bày tỏ của mình. Trò chơi này tượng trưng cho việc xua đuổi sâu bọ và bảo vệ mùa vụ.
 
- Hái lá thuốc
 
Vào giờ Ngọ (12 giờ trưa), người dân ở các vùng thôn quê rủ nhau đi hái lá. Họ quan niệm rằng, những lá cây hái trong thời khắc quý giá này được xem là "thần dược" tự nhiên, có khả năng chữa trị các vấn đề về da ngứa, đồng thời cải thiện hệ tiêu hóa.
 

8. Lưu ý quan trọng trong ngày Tết Đoan Ngọ năm 2023

 
Đoan Ngọ là thời điểm bắt đầu lúc giữa trưa, tháng 5 âm trời bắt đầu nắng to, dương khí thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa. Vào ngày tết này, người dân sẽ dâng lễ cúng để đánh dấu việc bước sang khí tiết mới, mừng đất trời đổi thay.
 
Tuy nhiên, tết Đoan Ngọ nằm trong tháng Cửu Độc, ngày mùng 5 âm lịch cũng là ngày Sơ độc nên cũng có nhiều điều kiêng kị, bởi nếu không chú ý thì có thể sẽ vướng vào rắc rối, xui xẻo. Những điều kiêng kị trong tết Đoan Ngọ cơ bản gồm:
  • Tránh dừng chân nơi âm u, nhiều tà khí
  • Tránh làm rơi hay mất tiền
  • Tránh để giày dép lộn xộn
  • Không soi gương sau nửa đêm
  • Kiêng để dép lộn xộn
  • Tránh mua đồ lưu niệm trong ngày Tết Đoan Ngọ
  • Không đi du lịch, đặc biệt là không đi tham quan lăng tẩm, địa đạo
  • Không đặt chân xuống đất khi vừa mới ngủ dậy
Trên đây là toàn bộ nội dung lý giải Tết Đoan Ngọ 2023 là ngày nào, cúng giờ nào tốt, sắm lễ thế nào cho phù hợp nét văn hóa truyền thống dân tộc. Hy vọng những thông tin này hữu ích dành cho bạn!
 

Tin cùng chuyên mục

X