Thứ Ba, 31/05/2022 09:09 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Tết Đoan Ngọ hay dân gian còn gọi là tết giết sâu bọ, tết nửa năm... nhằm vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Năm Nhâm Dần, ngày Tết này rơi vào thứ Sáu, ngày 3/6/2022.
1. Tết Đoan Ngọ 2022 là ngày nào?
Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm nhằm mục đích diệt trừ sâu bọ phá hoại mùa màng, đồng thời dâng hương tổ tiên và đất trời, cầu mong mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no.
Theo
Lịch âm dương năm 2022, ngày "Tết giết sâu bọ" này rơi vào thứ Sáu, ngày 3/6/2022 dương lịch.
2. Ngày Tết Đoan Ngọ năm 2022 tốt hay xấu?
Xem ngày tốt xấu 3/6/2022 dương lịch, đây là ngày Đinh Hợi, tháng Bính Ngọ, năm Nhâm Dần. Ngày này ngũ hành Thổ, sao Cang, trực Phá, ngày Chu tước Hắc đạo.
Đánh giá mức độ tổng quan, ngày này ở mức Bình thường (không quá tốt, không quá xấu). Ngày này thích hợp với các việc như xuất hành, khởi công xây dựng, dỡ nhà cửa, chữa bệnh... Đồng thời ngày này kị việc khai trương, mở cửa hàng, cưới hỏi...
3. Cúng Tết Đoan Ngọ 2022 giờ nào tốt?
Khá nhiều người thắc mắc không biết nên
cúng Tết Đoan Ngọ giờ nào tốt. Lịch Ngày Tốt lý giải như sau, bản thân cái tên "Tết Đoan Ngọ" đã cho biết thời điểm nên tiến hành nghi lễ thờ cúng. Bởi Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa) còn dương là mặt trời, là khí dương, Đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.
Vì thế, thông thường nghi lễ cúng Đoan Ngọ diễn ra vào giờ chính Ngọ (12 giờ trưa) ngày 5/5 âm lịch. Hoặc người dân cũng có thể cúng vào sáng sớm hoặc trong khung giờ Ngọ (11h-13h).
Trong năm Nhâm Dần 2022, các khung giờ tốt có thể tiến hành cúng Tết Đoan Ngọ trong ngày mùng 5 tháng 5 gồm:
- Giáp Thìn (7h-9h): Tư Mệnh
- Bính Ngọ (11h-13h): Thanh Long
4. Tết Đoan Ngọ năm 2022 cúng gì?
- Hoa tươi
- Trái cây tươi theo mùa
- Hương nhang
- Vàng mã
- Nước, rượu
- Rượu nếp
- Bánh tro, bánh ú
- Xôi
- Chè
Mâm cúng Tết Đoan ngọ miền Bắc
Một mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ của người miền Bắc không thể thiếu những thứ sau:
- Hương, hoa, vàng mã
- Nước, rượu nếp
- Các loại hoa quả
- Bánh tro
- Xôi, chè
Mâm cúng Tết Đoan ngọ miền Trung
- Rượu nếp
- Hoa quả đúng mùa
- Vịt
Đối với miền Trung, món cơm rượu nếp trong lễ cúng Tết Đoan Ngọ người ta chỉ sử dụng nếp trắng bình thường và cơm rượu được nén thành từng khối chứ không rời như miền Bắc.
Bên cạnh các loại hoa quả đúng mùa, vịt cũng là món không thể thiếu bởi người miền Trung quan niệm, bắt đầu từ mùng 5 tháng 5 trở đi, vịt sẽ vào mùa, những con vịt béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi nữa. Vì thế, trong Tết Đoan Ngọ, ở hầu hết các gia đình ở vùng Trung bộ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, trong đó tiết canh vịt là phổ biến nhất.
Mâm cúng Tết Đoan ngọ miền Nam
Cũng giống như miền Bắc và miền Trung, lễ cúng Tết diệt sâu bọ của người miền Nam không thể thiếu món cơm rượu nếp. Người miền Nam thường chỉ dùng nếp trắng để chế biến thành cơm rượu, đặc biệt hơn, cơm rượu Nam Bộ được viên thành những khối tròn chứ không rời như miền Bắc hay ép thành từng khối như miền Trung.
Ngoài ra, người dân miền Nam đôi khi còn pha thêm đường vào cơm rượu để ăn chứ không ăn thuần túy như 2 miền còn lại. Vào ngày Tết Đoan Ngọ, người miền Nam còn ăn cả chè trôi nước. Đây là phong tục hoàn toàn khác với miền Bắc, nơi thường cúng và ăn chè trôi nước vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch (Tết Hàn Thực).
5. Văn khấn Tết Đoan Ngọ năm 2022 Nhâm Dần
Dưới đây là bài
văn khấn Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch chuẩn văn khấn cổ truyền.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ chúng con là:…………
Ngụ tại:………………………….
Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ....................., cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
6. Lưu ý quan trọng trong ngày Tết Đoan Ngọ năm 2022
Đoan Ngọ là bắt đầu lúc giữa trưa, tháng 5 âm trời bắt đầu nắng to, dương khí thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa. Vào ngày tết này, người dân sẽ dâng lễ cúng để đánh dấu việc bước sang khí tiết mới, mừng đất trời đổi thay.
Tuy nhiên, tết Đoan Ngọ nằm trong tháng Cửu Độc, ngày mùng 5 âm lịch cũng là ngày Sơ độc nên cũng có nhiều điều kiêng kị, bởi nếu không chú ý thì có thể sẽ vướng vào rắc rối, xui xẻo. Những điều
kiêng kị trong tết Đoan Ngọ cơ bản gồm:
- Không ở nơi âm u, nhiều tà khí
- Kiêng việc đánh rơi tiền
- Kiêng để giày dép lộn xộn
- Kiêng mua đồ lưu niệm
- Kiêng soi gương lúc chính Tý (12h đêm)
Trên đây là toàn bộ nội dung lý giải Tết Đoan Ngọ 2022 là ngày nào, cúng giờ nào tốt, sắm lễ thế nào cho phù hợp nét văn hóa truyền thống dân tộc. Hy vọng những thông tin này hữu ích dành cho bạn!
Tin bài cùng chuyên mục