Đoan Ngọ được coi là một trong những dịp lễ tết lớn của người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết Tết Đoan Ngọ là gì, rơi vào ngày nào, có cần thắp hương
"Đoan Ngọ" nghĩa là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa) cũng được gọi với tên khác đó là Đoan dương, còn dương là mặt trời, là khí dương, Đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.
Đây là phong tục lễ tết Á Đông gồm các nước như Việt Nam, Trung QUốc, Triều Tiên, Hàn Quốc,... gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.
1. Tết Đoan Ngọ 2020 là ngày nào?
Vậy cụ thể Tết Đoan Ngọ 2020 là ngày nào? Tết Đoan Ngọ năm nay diễn ra vào ngày mùng 5/5/2020 Âm lịch, tức thứ 5, ngày 25/6/2020 dương lịch.
2. Ngày Tết Đoan Ngọ năm 2020 có tốt không?
Theo Lịch Vạn Niên, ngày Tết Đoan Ngọ năm nay là ngày 25/6/2020 (Dương lịch)
Đây là ngày Thiên Tặc tức là ngày mọi việc đều rất xấu, việc xuất hành xấu, cầu tài không được, đi đường dễ mất cắp. Mọi việc đều khó thành.
3. Cúng Tết Đoan Ngọ 2020 giờ nào tốt?
Đó là lý do mà từ xưa đến nay, chúng ta thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ và dâng hương cầu tai qua nạn khỏi, được mùa.
Theo tục lệ từ xưa, người dân thường cúng vào sáng sớm hoặc khung giờ Ngọ, đặc biệt là giờ chính Ngọ (12h trưa) ngày 5/5 âm lịch.
Trong năm Canh Tý 2020, các khung giờ tốt có thể tiến hành cúng Tết Đoan Ngọ gồm:
4. Tết Đoan Ngọ 2020 cúng gì?
5. Văn khấn Tết Đoan Ngọ năm 2020 đúng chuẩn
6. Đồ ăn đặc trưng của Tết Đoan Ngọ
Theo quan niệm dân gian, bộ phận tiêu hoá của con người thường có các loại ký sinh gây hại chỉ có ngày mồng 5/5 (âm lịch), chúng mới ngoi lên và đây là cơ hội để chúng ta có thể diệt chung.
Xuất phát từ điều đó tuy đồ ăn của ngày Tết Đoan Ngọ khác nhau theo vùng miên nhưng đều tập trung vào thức ăn, hoa quả vị chua, chát và nhất là rượu nếp,... với mục đích có thể loại bỏ chúng. Xem thêm: Món bánh này là thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ
Món ăn đặc trưng là rượu nếp cẩm: Hầu hết phụ nữ các vùng quê nơi đây biết "ngả rượu nếp" và thường tranh thủ dịp này ngả rượu mang đi bán.
Theo dân gian, rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy thì rất hiệu nghiệm. Rượu này chủ yếu là xôi còn nguyên hạt lên men, còn gọi là "cái".
7. Những kiêng kỵ phong thủy
- Tránh để rơi tiền: Rơi tiền bạc hay ví trong Tết Đoan Ngọ chẳng khác gì bạn để rơi mất tài lộc, tài vận ắt đi xuống.
- Tránh dừng chân ở nơi âm u: Nếu xuất hành trong ngày này nên tránh xa bệnh viện, đám ma vì những nơi này âm khí quá nặng, dễ chiêu bệnh tật, tà khí.
- Không mua vật phẩm có hình thù kỳ quái: Trong ngày Tết Đoan Ngọ, nên tránh mua những vật phẩm có hình thù kỳ quái, không rõ nguồn gốc, ý nghĩa để tránh rước thêm tà khí về.
8. Tục lệ độc đáo ngày Tết Đoan Ngọ
- Tục tắm lá: Sau khi đã ăn cơm rượu để giết sâu bọ, mọi người sẽ tắm bằng nước đun lá mùi, lá tía tô, kinh giới, lá sả, lá tre… Người xưa cho rằng: tắm lá mùi để mồ hôi toát ra, có cảm giác khoan khoái dễ chịu, thơm tho làm cho con người phấn chấn. Cách tắm này lại trị được cảm mạo bởi lá mùi là vị thuốc nam.
- Quệt vôi: Những em bé chưa biết đi thì được lấy một ít vôi quyệt vào thóp, vào ngực và rốn để chúng không bị đau bụng, nhức đầu.
- Tục khảo cây lấy quả ngày 5/5 Âm lịch để yêu cầu nó ra quả nhiều hơn. Chủ nhà sẽ chuẩn bị sẵn 1 cái vồ gỗ, chày hay dao to mang ra vườn, đúng 12h trưa, tức Chính Ngọ thì ra khảo cây. Việc này thường có sự tham gia của 2 người, 1 đứa trẻ đóng vai cái cây và 1 người lớn là chủ nhà sẽ đóng vai người tra khảo.
Tuy nhiên, cho đến nay phần lớn các tục lệ đã được bãi bỏ, chỉ còn giữ lại một số như tục tắm nước lá và tục đi hái lá thuốc...