Mỗi độ cuối năm, các con phố trở nên tấp nập và nhộn nhịp hơn với không khí rộn ràng của mọi người ngược xuôi chuẩn bị đón Tết.
Những năm gần đầy đời sống phong phú hơn, các ngày ăn tiệc tất niên, từ tất niên công ty, tất niên xóm, tất niên gia đình, tất niên nhóm bạn... diễn ra càng rộn ràng hơn.
không chỉ được tiến hành trong gia đình mà nhiều cơ quan, nhóm hội cũng tổ chức cúng tất niên và mở tiệc tất niên, tổng kết năm cũ.
Tất niên cũng được hiểu rộng rãi hơn, ngày ăn tất niên cũng không chỉ là ngày cuối cùng của năm nữa, mà là những ngày giáp Tết, khi các cơ quan bắt đầu được nghỉ lễ.
Tất niên có thể là cách gọi chung khi người ta muốn nói đến một bữa tiệc tất niên, liên hoan cuối năm dành cho công ty, xí nghiệp… Nhưng thời điểm tất niên thật sự mà nhà nhà cùng chào đón hàng năm lại chỉ diễn ra vào những ngày cuối tháng Chạp.
Thường làm vào chiều 30 Tết – khi con cháu đi làm ăn xa đã trở về sum vầy cùng gia đình, họ mổ lợn, trâu, bò, mổ gà… để ăn Tết.
Tuy nhiên, tùy vào tình hình năm thiếu hay năm đủ để chọn đó là 30 tháng Chạp hoặc 29 tháng Chạp.
Thời điểm này nhà cửa đã trang hoàng đào, mai, quất... Tất cả việc chuẩn bị cho một cái Tết đầm ấm, đoàn viên đã xong, tất cả mọi người tham dự bữa cơm Tất niên sum họp đông đủ chờ đón xuân sang. Các cụ xưa quan niệm, càng đông đủ các thế hệ dự bữa cơm Tất niên chứng tỏ gia đình đó càng nhiều “phúc lộc”, may mắn.
Trên bàn thờ chiều 30 Tết phải có đầy đủ hương, đèn. Nén hương thơm theo quan niệm xưa là tượng trưng cho tinh tú, sự nối kết âm - dương. Đèn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời (do đó luôn phải có hai cây đèn ở hai bên ban thờ).
2. Tất niên dành cho các công ty
Chuyện liên hoan cuối năm của mỗi gia đình, khu phố hay các công ty có lẽ cũng rất cần thiết sau một năm lao động mệt nhọc. Nó là niềm vui, gắn kết các thành viên với nhau, tạo động lực cho mọi người có thêm động lực phấn đấu trong những năm tiếp theo.
Tiệc tất niên ở các công ty thường được tổ chức rất sớm, trước khi nghỉ Tết khoảng 1-2 tuần để tổng kết tất cả các công việc của năm vừa qua, cũng như tiệc ăn mừng cho toàn thể nhân viên và khách mời tham gia.
Còn việc cúng tất niên, các gia đình chọn ngày 30 tết còn những người kinh doanh hoặc buôn bán thì sẽ chọn ngày cúng tất niên vào ngày khác. Hay các công ty không thể cúng và 30 tết thì sẽ chọn các ngày trước 30 tết như 28, 29 tết.
Để chuẩn bị cho ngày cúng tất niên người đứng đầu công ty sẽ chuẩn bị một mâm cỗ thịnh soạn. Với công ty vì điều kiện hạn chế có thể là bày mâm ngũ quả. Và trưng bày những loại hoa quả, trái cây như ông bà ta thường nói: cầu, sung, dừa, đủ, xoài,…
Dù trong hoàn cảnh nào, theo
phong tục người Việt nói riêng, châu Á nói chung thì tiệc tất niên phải luôn vui vẻ, vì thể dù là tiệc với công ty hay gia đình, mọi người tham gia đều sẽ giữ một niềm vui hân hoan chào đón năm mới. Trong thời khắc đó tất cả thành viên có thể là chia sẻ những gì đã qua trong năm cũ. Hay những dự định mình muốn trong năm tới, những cột mốc mình muốn đạt được ở năm 2019.
Minh Minh (Tổng hợp)