(Lichngaytot.com) Tập tục huyền táng vốn là một phương pháp mai táng vô cùng đặc biệt có từ thời cổ xưa và được tìm thấy nhiều nhất ở Trung Quốc. Những cỗ quan tài có niên đại hàng ngàn năm tuổi treo trên các vách núi cheo leo vẫn là một bí ẩn thôi thúc các chuyên gia khảo cổ đi tìm hiểu…
1. Tập tục huyền táng là gì?
Con người từ lúc sinh ra đến khi lìa đời luôn gắn liền với rất nhiều nghi thức và nghi lễ quan trọng trong cuộc đời như: thành sinh, thành niên, thành thân, thành nghiệp và cuối cùng là trở về với cát bụi!
Trong các nghi lễ này, phức tạp và cũng thiêng liêng nhất chính là nghi lễ tiền đưa con người về nơi ai nghỉ cuối cùng khi qua đời. Mỗi dân tộc lại có một văn hóa riêng nên quan niệm và các thức mai táng người chết cũng không giống nhau.
Ngoài các hình thức an táng người chết phổ biến như: địa táng (chôn dưới đất), thủy táng (chôn dưới nước), hỏa táng (thiêu xác), điểu táng (cho chim ăn xác)… có một nghi thức mai táng cổ xưa rất kỳ bí và gây ra nhiều tò mò với các chuyên gia khảo cổ chính là tập tục huyền táng – tức treo quan tài trên vách núi.
Huyền táng hiểu đơn giản chính là
phương pháp chôn cất bằng cách treo quan tài của người đã khuất lên trên vách núi. Chữ “huyền” ở đây có nghĩa là treo, tức là treo quan tài của người chết trên các vách núi dựng đứng cực kì nguy hiểm.
2. Nguồn gốc của tập tục huyền táng
Phát hiện nhiều ở Trung Quốc và…
Tục huyền táng được cho là xuất phát từ một hình thức mai táng đặc biệt của các dân tộc thiểu số ở Tây Nam, Tứ Xuyên, Vân Nam (Trung Quốc), trong đó phổ biến nhất ở dân tộc Bo.
Ngày nay, các quan tài treo trên vách đá được tìm thấy nhiều ở các tình Tứ Xuyên, Quảng Tây, Hồ Nam, Phúc Kiến. Trong đó nổi tiếng nhất là những quan tài treo trên vách núi của dân tộc Miêu ở gần sông Cách Đột (Tứ Xuyên, Trung Quốc).
Người Miêu thường dùng 3 loại huyền quan: loại thứ nhất dựa vào những vách núi kín gió, bên dưới có sông suối chảy quanh. Người dân tận dụng kheo hở trên vách đá để cắm các cây cọc gỗ làm giá đỡ cho quan tài. Do đó, các quan tài ở đây thậm chí có lịch sử từ vài trăm năm.
Loại huyền quan thứ 2 là quan tài gỗ được đặt trong động do người Miêu dùng đục đá để tạo ra ở các ngọn núi đá vôi.
Loại thứ 3 chính là quan tài được đặt trong các hang động tự nhiên.
Người Miêu ở Tứ Xuyên kể rằng, khoảng vài chục năm trước, trên các vách núi quanh nơi họ sống có đến vài trăm chiếc huyền quan. Tuy nhiên, một trận bão lớn đã quét gần hết khu di tích ghi dấu ấn độc đáo này.
Hiện chỉ còn vài chục chiếc huyền quan vẫn vững vàng trên vách núi, thách thức các nhà khoa học về câu chuyện huyền bí của người xưa.
Người Miêu hiện nay không còn dùng tục lệ cổ xưa này nữa, và cũng chưa có lời giải thích xác đáng nào cho cách mai táng kỳ bí này.
Bạn có biết: Có những
phong tục tang lễ kỳ lạ trên thế giới không phải ai cũng được mục sở thị
… xuất hiện ở các quốc gia khác…
Huyền táng cũng là một nghi lễ chôn cất truyền thống đã tồn tài hàng nghìn năm của người dân ở vùng Sagada (Phi-lip-pin). Sau khi có người qua đời, gia đình sẽ đặt xác của người chết vào trong một chiếc quan tài và mang đến hang động để an táng.
Nhưng thay vì được chôn cất dưới đất như cách làm thường thấy, những chiếc quan tài này lại được treo lên các vách đá trong hang động.
Người dân ở vùng này quan niệm rằng, những chiếc quan tài được treo trên những vách núi đá dựng đứng để người đã khuất có thể ở gần Thượng đế, tổ tiên của mình hơn.
Qua năm tháng, do ảnh hưởng của thiên nhiên, những chiếc quan tài xưa cũ dần bị gió mưa nắng sương bào mòn khiến nó bị hỏng và rơi xuống. Khi đó, người ta lại đặt chúng vào những vị trí thấp hơn. Hầu hết các quan tào mới sẽ có kích thước lớn hơn và màu sắc sặc sỡ hơn chiếc cũ.
Không chỉ có ở Phil-lip-pin, tục treo quan tài trên vách núi này cũng được phát hiện ra ở bộ tộc Toraja thuộc đất nước Indonesia.
Tại đây, các cỗ quan tài được treo bằng những sợ dây thừng, dưới mặt đất lầ nhiều mảnh xương và những sợ dây thừng cũ, mảnh vỡ quan tài bị mục nát nơi xuống khi trải qua sức tàn phá của thời gian.
… Và có cả ở Việt Nam
Tại Việt Nam, một số di tích còn sót lại cũng đã tiết lộ tục huyền táng dường như cũng đã từng xuất hiện ở nước ta.
Năm 2007, người dân phát hiện nhiều quan tài cổ nằm cheo leo trên những đỉnh núi cao chót vót ở tại huyện Quan Sơn, tình Thanh Hóa.
Bên trên chân núi Pha Dờn chính là hang Pha Dờn rộng lớn, sâu gần 20m và có nhiều hang nhỏ. Bên trong hang có hơn 30 bộ quan tài nằm lộn xộn, không còn nguyên vẹn do thời gian phong và cũng như sự xâm hại của con người.
Các quan tài ở đây đều được làm bằng cây gỗ to đủ loại chẻ đôi và ghép lại. Cứ 2 miếng ghép thành 1 bộ quan tài và bên trong sẽ được khoét rỗng để đặt thi thể người chết vào.
Người dân nơi đây cho biết trên đỉnh Pha Dờn còn nhiều hang động cũng có quan tài cổ và hầu hết đều bị mục nát, nằm ngổn ngang khắp từ cửa hang vào sâu bên trong.
Sự việc đã gây ra sự chú ý, tò mò trong dư luận. Giới khao học, nhà nghiên cứu và cơ quân chức năng đến nay vẫn chưa lý giải được ai là chủ nhân của những bộ quan tài này và làm cách nào có thể đưa người trên lên tận đây để mai táng.
Đọc ngay:
Hủ tục chôn sống con theo mẹ rùng rợn nơi núi rừng Việt Nam
3. Tại sao lại “chôn” người chết trên vách đá?
Vậy tại sao lại có tục “chôn” người chết trên vách đá?
Cách giải thích hợp lý nhất được cho là: Người dân tộc Miêu (Trung Quốc) xưa quan niệm vách núi hay hang động trên cao là nơi yên tĩnh lại cách biệt ở nơi cao nên rất thích hợp để các linh hồn được yên nghỉ.
Hơn nữa, từ trên cao, người chết có thể “ngắm nhìn” trời xanh, sông núi một cách thoải mái, “sống” tách biệt với sự ồn ào của nhân gian bên dưới. Đó là lý do nhiều địa phương còn gọi nơi huyền táng bằng các danh xưng mĩ miều như “tiên thất”, “thiên hàm”, “tiên đài”…
Người ta còn tin rằng, các quan tài khi được huyền táng ở những nơi hiểm trở sẽ không lo bị phá hoại, không bị thú dữ tấn công, không bị nước ngấm, không bị thối rữa, như vậy thi thể người chết sẽ được bao lưu mãi mãi.
Chính vì thế, vị trí quan tài đặt càng cao càng thể hiện được sự tôn kính với người đã khuất. Cho nên những bậc trưởng bối, bô lão, già làng có chức sắc khi mất đều sẽ được đặt trong những cỗ quan tài tốt nhất và ở độ cao nhất.
Ngược lại, những người dân thường, hoặc người phạm tội, bị ghét bỏ… thì khi chết sẽ chỉ được chôn ở những vị trí thấp dần.
Thêm một cách giải thích nữa cho hình thức huyền táng này là do người xưa không có nhiều đất để canh tác nói gì đến đất chôn người đã khuất.
Những người già ở các bộ lộc này chỉ ra 4 cái lợi của tục huyền táng bao gồm: thứ nhất là ngăn không cho kẻ thù hủy hoại quan tài; thứ hai là ngăn cản dã thú ăn xác người chết; thứ ba là nhiệt độ trên núi thường thấp, đặc biệt là các quan tài để trong hang động thì rất khó bị phân hủy; cuối cùng là để tiết kiệm đất canh tác.
Mặc dù cho đến nay tập tục mai táng trên vách núi này không còn nữa nhưng tang lễ của những người già trong tộc Miệu vẫn còn những nghi thức mô tả phong tục có từ hàng ngàn năm trước.
Cụ thể, trong tang lễ sẽ có 4 con ngựa trống khỏe mạnh bị giết để chôn theo người chết, cùng với những vật dụng dùng trong chiến đấu như yên ngựa, đao, cung tên, mũ chống tên được bện bằng tre và tấm vật liệu bí truyền.
Sở dĩ có những vật dụng đó là vì người Miêu rất coi trọng chiến đấu do thời xưa họ đã phải giao chiến rất ác liệt với các bộ lạc khác để dành chỗ đứng.
Chiến thuật của người Miêu dựa nhiều vào ngựa, thế nhưng ngựa chiến khi xưa của họ chạy không nhanh. Vì thế, trong tang lễ, người ta coi việc cho 4 chiến mã bồi táng là cách để giúp người đã khuất sẽ mạnh mẽ hơn khi ở thế giới bên kia.
Xem ngay:
Những đại kỵ trong đám tang cần tránh tuyệt đối
4. Làm thế nào để treo quan tài lên được vách núi?
Làm thế nào để người xưa có thể treo các cỗ quan tài nặng như thế trên vách núi là câu hỏi thắc mắc chung của rất nhiều người.
Vách núi nơi có huyền quan thường dựng đứng và có độ cao hàng trăm mét, dưới lại có sông hoặc suối, kênh rạch chảy quanh, với một địa hình hiểm trở như vậy, người xưa rốt cuộc đã “treo” quan tài lên bằng cách nào?
Sau nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia khảo cổ của Trung Quốc cũng chỉ có thể đưa ra câu trả lời mang tính phỏng đoán về các người Miêu đã làm như sau:
- Thứ nhất, người Miêu đã khoét núi làm đường, sau khi đã đặt quan tài lên vị trí cần thiết thì lập tức phá hủy con đường đó đi, khiến cho người ngoài không thể tới được chỗ của quan tài treo.
- Thứ hai, ban đầu người Miêu đặt các quan tài vào vách núi xong rồi mới khoét dần đất ở xung quanh cho tới khi chiếc quan tài được “đẩy” lên độ cao cả trăm mét.
- Thứ ba, người xưa sẽ dùng thang gỗ hoặc “xa lâu” (loại tháp di động có bánh xe gắn ở bên dưới, ở trên có thể chứa được khoảng chục người) để di chuyển quan tài tới vị trí cần treo.
Gần đây nhất, có thêm một cách giải thích có vẻ hợp lý hơn nhưng cũng nhuốm đầy màu huyền bí: Người Miêu xưa có kỹ thuật leo trèo trên các vách núi đá vôi rất cao siêu do cuộc sống thường ngày cần phải leo núi để hái thuốc, tìm tổ yến…
Lâu dần, kĩ thuật leo núi được người Miêu truyền từ đời này sang đời khác. Khi có tang lễ, công việc treo quan tài lên vách núi sẽ được giao cho những người có kĩ thuật leo giỏi nhất – được gọi là “người nhện”.
“Người nhện” sẽ tách từng mảnh gỗ, mảnh ván quan tài ra rồi leo lên gắn vào vách núi. Đương nhiên, trước đó mọi người đã chọn kĩ địa điểm và chuẩn bị các điều kiện cần thiết như đóng sẵn các cọc gỗ làm giá đỡ.
Sau khi đã mang hết các mảnh quan tài lên, người Miêu mới ghép hết chúng lại và tiến hành “vận chuyển” xác người chết lên đặt vào bên trong rồi đóng nắp áo quan.
Tuy nhiên, qua các cuộc kiểm chứng, “người nhện” cao thủ nhất của Miêu tộc cũng chỉ có thể leo được vách núi cao khoảng 30 mét. Vậy những huyền quan nằm ở độ cao cả trăm mét thì sao?
Lúc này, người ta chỉ đành lý giải rằng, do biến động địa chất khiến núi cao dần lên, đồng thời “nâng” các cỗ quan tài lên cao hơn so với vị trí chỉ cách mặt đất vài chục mét ban đầu.
Tóm lại, các cỗ quan tài treo trên vách núi cao cho tới nay vẫn là điều bí ẩn với các chuyên gia khảo cổ trên thế giới.
Lam Lam