Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Tam sên là gì mà lễ cúng vía Thần Tài nào cũng phải có? Lễ vật cúng Thần Tài gồm những gì mới đủ?

Thứ Năm, 18/02/2021 14:32 (GMT+07)
Mục lục (Ẩn/Hiện)

Tam sên là thức cúng không thể thiếu trong nghi lễ thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa, thậm chí cả cúng Khai trương, Động thổ... Tuy nhiên, rất nhiều người còn chưa biết bộ tam sên gồm những gì, ý nghĩa ra sao?

 

tam sen
 

1. Bộ tam sên là gì?


- Bộ Tam sên là thức cúng đại diện cho 3 loài vật tượng trưng cho Thổ, Thủy và Thiên

Theo PGS.TS.Phan Thị Yến Tuyết (khoa Việt Nam học - ĐH KHXH-NV Tp.HCM): Tam sên là một thức cúng không thể thiếu trong lễ cúng việc lề của người Việt ở Nam Bộ (tín ngưỡng này không có ở miền Bắc và miền Trung).

Bộ Tam Sên là đại diện 3 loài vật tượng trưng cho Thổ – Thủy – Thiên, miếng thịt heo (sống trên cạn) – Thổ, con tôm hoặc cua (sống dưới nước - Thủy), trứng gà hoặc trứng vịt (đại diện loài có lông vũ bay trên trời) – Thiên.

Vậy bộ Tam sên thông thường gồm: 1 miếng thịt ba rọi, 1 con tôm (hoặc cua), 1 quả trứng vịt hoặc trứng gà.

Bên cạnh bộ Tam sên, người dân còn thường cúng Thần Tài bằng cá lóc nướng.

Cá lóc này phải để nguyên con, không cạo vảy, không cắt vi, cắt đuôi, đem đi nướng trui. Việc để nguyên trạng cá lóc như trên là để tưởng nhớ rằng ông cha rất thiếu thốn khó khăn trong buổi đầu khai hoang, không nề hà chuyện cá vảy cả con, miễn sao nuôi dưỡng được bản thân và đảm bảo công việc thì vui lòng.

- Ý nghĩa bộ Tam sên trong Kinh Lăng Nghiêm:
 
- Ngoài ra, bộ Tam sên trong Kinh Lăng Nghiêm còn có một ý nghĩa khác, Đức Phật chia chúng sinh ra làm 12 loài:
  • Loài sinh từ trứng (Noãn sinh).
  • Loài sinh bằng thai (Thai sinh).
  • Loài sinh ở dưới đất do ẩm ướt như côn trùng (Thấp sinh).
  • Loài bỏ bản chất cũ mà sinh ra hình chất mới như bông lúa hóa sâu, gạo hóa mọt, cỏ mục hóa đom đóm (Hóa sinh).
  • Loài có sắc (hình tướng),…
Chữ “Tam sên” theo dân gian truyền lại thì nó được bắt nguồn từ tên gọi “Tam Sinh”, gồm 3 biểu tượng là Thai sinh, Noãn sinh, Thấp sinh.

Ngày nay thì nhiều nhà có cúng thêm cá nướng và cua (Thấp Sinh) và còn tùy vào kinh tế mỗi nhà mà mâm cúng thêm đầy đặn. 

Tam sen la gi, bo tam sen cung Via Than Tai
 

2. Bộ Tam sên dùng trong các lễ cúng nào?

 
Lễ Tam sên dùng cả trong lễ cúng thánh thần, cúng Thổ thần, cúng động thổ, cúng thần tài. Cụ thể như sau:
 
- Cúng thánh thần, thường cúng trong ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng, cúng Thổ Thần, cúng Động Thổ, mâm cúng Khai Trương cửa hàng….

Một mâm cỗ sẽ được chuẩn bị 1 miếng thịt, 1 hoặc một vài con tôm hoặc 1 con cua, 1 quả trứng luộc. Tuy nhiên, tùy theo mỗi vùng miền mà mâm cỗ Tam sên khác nhau, ví dụ ở Huế thì là người dân cúng Môi (mép) Bò, Dồi Trường, Lưỡi Heo; còn ở miền Nam thì họ thường cúng thêm Cá Lóc,…
 
- Thổ Địa, Thần Tài là một trong những vị thần dân gian được người dân thờ cúng với mong muốn cầu bình an, sung túc cho gia đạo.

Không giống các vị thần thánh khác, phải đặt trên cao, nơi trang nghiêm. Thần Tài – Thổ Địa lại thường được đặt thờ dưới đất, hướng mặt ra cửa chính của mỗi gia đình. Và việc cúng Thần Tài không chỉ là nghi thức nhằm cầu tài lộc cho gia đình mà còn là một cách tưởng nhớ công ơn của các vị thần dân gian.
 

3. Lễ vật cúng vía Thần Tài gồm những gì?


Tam sen la gi Va cung Than Tai nhu the nao moi co loc hinh anh 2
 
Lễ vật cúng vía Thần Tài thường gồm:

- Một bộ tam sên gồm: 1 miếng thịt ba rọi, 1 hột vịt (trứng vịt), 1 con tôm (hay cua), tất cả đều luộc.
  • 1 bình hoa tươi (có thể là hoa cúc vạn thọ, hoa đồng tiền...)
  • Mâm ngũ quả
  • 5 cây nhang
  • 2 đèn cầy
  • 2 điếu thuốc
  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối hột
  • Vàng bạc đại 2 miếng (tiền vàng mã)
  • 3 chén nước
  • 3 chén rượu
  • Tiền lẻ
  • 1 đĩa bánh kẹo
  • Trầu, cau
  • Sắm lễ cúng Thần Tài có thể có cá lóc nướng, lợn quay bánh hỏi hoặc không tùy điều kiện của mỗi gia đình.
Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối chín vàng. Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài.

Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác.
 
Bo tam sen cung Than Tai
 

Lưu ý sau khi cúng vía Thần Tài xong

  • Gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc , không được rải ra ngoài.
  • Vàng, bạc đại đốt ở ngoài.
  • Rượu hay nước cúng thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào .
  • Bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài.

Lưu ý trước và sau khi cúng Thần Tài, Thổ Địa nói chung

  • Hàng ngày bạn nên thắp hương mỗi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 16 – 19h, mỗi lần đốt 5 cây nhang.
  • Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa thường xuyên.
  • Không được để các con vật chó mèo đến quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa.
  • Hàng tháng thường xuyên lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước.
  • Mỗi mâm cúng đều có những lễ vật thiết yếu và những điều lưu ý cần tránh, cho nên sự chuẩn bị kỹ càng và chu đáo trong các mâm cúng rất quan trọng.
Trên đây là những chia sẻ của Lịch Ngày Tốt về Bộ Tam sên là gì để bạn đọc hiểu và biết cách chuẩn bị lễ cúng vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng nói riêng, cúng Thần Tài, Thổ Địa, Khai trương... nói chung sao cho phù hợp.

Tin bài cùng chuyên mục:

Tin cùng chuyên mục

X