Thứ Hai, 25/01/2016 08:31 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Tìm hiểu sự tích ông Công ông Táo theo tuyền thống: Ông Công, ông Táo trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam được xem là vị Thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà.
Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp (Âm lịch) các gia đình thường làm cơm cúng, tiễn đưa Táo quân về trời. Tục lệ này đã có từ xa xưa dựa theo những truyền thuyết được dân gian lưu truyền. Táo Quân có nguồn gốc từ 3 vị thần: Thần Đất, thần Nhà và thần Bếp. Vì sao ngày 23 tháng Chạp lại cúng Ông Công Ông Táo, cùng tìm hiểu nhé!
Sự tích ông Công ông Táo kể rằng ngày xưa có hai vợ chồng rất nghèo khổ, người chồng tên là Trọng Cao, người vợ tên là Thị Nhi. Hai người lấy nhau đã lâu mà không có con, chính vì vậy cuộc sống hai vợ chồng thường xảy ra mâu thuẫn, tranh cãi.
Một ngày nọ, vì quá tức giận mà Trọng Cao đánh vợ mình. Giận chồng, Thị Nhi bỏ nhà ra đi và bị một người đàn ông có tên Phạm Lang dùng lời ngon ngọt để quyến rũ, hai người sống như vợ chồng. Một thời gian sau, Trọng Cao hết giận, thấy vợ bỏ đi mãi không về, liền nóng ruột đi tìm khắp nơi nhưng không có tung tích gì. Ông quyết định bỏ nhà, bỏ công ăn việc làm để đi hành khất tìm vợ.
|
Trọng Cao hành khất tới xin nhà giàu - gặp lại Thị Nhi |
Một hôm vì quá đói và mệt, Trọng Cao gõ cửa một nhà giàu để xin ăn thì được bà chủ - chính là Thị Nhi mang cơm ra cho. Hai người bàng hoàng khi nhận ra nhau, tình xưa nghĩa cũ lại ùa về. Thế nhưng, Phạm Lang lại sắp đi làm đồng về, Thị Nhi bèn bảo Trọng Cao trốn vào trong đống rơm ở góc vườn. Vì quá mệt mỏi nên Trọng Cao ngủ thiếp đi không biết gì.
|
Phạm Lang đốt rơm vô tình thiêu cháy Trọng Cao |
Thật không may, Phạm Lang về nhà mục đích là để lấy tro mang ra bón ruộng, nên ông bèn châm lửa đốt đống rơm mà Trọng Cao đang say ngủ trong đó. Nhìn thấy người chồng cũ của mình bị chết cháy, Thị Nhi bèn lao vào lửa để chết theo. Phạm Lang vì thương vợ nên cũng lao mình vào đám cháy để cùng chết.
Cách rút bớt chân bát hương và vệ sinh ban thờ ngày TếtVệ sinh bát hương ngày tết là điều nên làm khi tết đến xuân về, chúng ta nên vệ sinh ban thờ vào ngày 23 tháng Chạp.
Cũng có truyền thuyết
ông Công ông Táo kể rằng: Một hôm vào ngày lễ, Thị Nhi đang đốt mã hóa vàng ngoài sân thì thấy có người hành khất tới xin ăn. Thị Nhi nhận ra đó chính là Trọng Cao – người chồng cũ của mình, liền động lòng thương và mang gạo ra cho. Phạm Lang có chút nghi ngờ qua cử chỉ thân mật khác thường của vợ mình và người hành khất. Thị Nhi thấy chồng mình như vậy thì xấu hổ, nói đoạn nhảy luôn vào đống lửa đang đốt mã để tự tử. Trọng Cao và Phạm Lang thấy vậy cũng nhảy vào cùng chết, một người thì cảm tình ân nghĩa, một người vì lòng yêu thương vợ.
|
3 người được phong làm Táo Quân |
Thượng đế (ông Trời) thấy ba người có nghĩa mới phong cho làm Táo Quân, và phân chia mỗi người một việc:
-Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp.
-Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà.
-Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa.
Tổng hợp