Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Cách sắp đặt bàn thờ ngày Tết để có nhiều sức khỏe, tài lộc

Chủ Nhật, 04/02/2018 23:47 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Sắp đặt bàn thờ ngày Tết là việc rất quan trọng nhưng rất nhiều người làm theo thói quen mà không hiểu ý nghĩa và dễ phạm sai lầm.
  
Sau lễ cúng “ông Công, ông Táo” thì chúng ta bắt đầu công việc dọn dẹp, sắp đặt bàn thờ ngày Tết với quan niệm rằng đây là thời điểm “thần linh đi vắng”, nên gia chủ tranh thủ sửa sang nơi thờ tự đón Tết, để làm sao cho đến đêm 30 Tết, khi các vị thần linh trở về thì mọi việc đã hoàn tất đẹp đẽ.
 

Sắp đặt bàn thờ ngày Tết cần tuân theo quy tắc:


- Phía trong bàn thờ cần tối và cao nhưng phía ngoài bàn thờ cần sáng và thấp. Đồ vật theo đó sắp xếp từ cao xuống thấp, không nên sắp đặt chỗ cao thấp.

- Chính giữa bàn thờ là cạnh vuông của hình tam giác vuông, kéo dài ra mép ban thờ thì theo thứ tự: Bát hương đặt trên đế (chân) ở trong cùng phía sau cao nhất, rồi tới đỉnh đồng đằng trước (đỉnh đồng có thất bảo, để đốt trầm khi lễ tết, cúng giỗ và thường được chạm khắc long, lân, mai, trúc). 
 
- Đỉnh đồng chỉ được cao ngang hình mặt nguyệt in trên bát hương, chứ không được cao che mất bát hương.
 
- Nếu để đỉnh đồng theo lối “vạn sơn”: 3 bát hương trước, đỉnh đồng trong cùng thì đỉnh đồng là cao nhất, tiếp đó là 3 bát thấp hơn đỉnh. Ví dụ: Chính giữa trong cùng của bàn thờ đặt đỉnh đồng xòe 3 chân, thì các bát hương có đế chỉ được cao ngang mặt đỉnh, không được cao hơn.
 
- Có thể đặt 2 - 3 chóe ở phía trước bát hương. Nếu có 2 chóe (hũ sành/sứ/gốm có nắp đậy) thì một chóe đựng gạo, một chóe đựng muối. Hoặc một chóe đựng nước, một chóe đựng muối. Nếu 3 chóe thì thứ tự đựng là: Nước – gạo – muối.
 
- Cứ 2-3 tuần, hoặc 1 tháng nên thay gạo nhưng đổ vào thùng gạo ăn. Hoặc đổ 1/2 gạo/muối vào thùng gạo và thay thêm gạo, muối mới, đảo cho đều. Tuyệt đối không đổ đi - vì đó là tài lộc của gia tiên cho con cháu hưởng.

Xem thêm: Nên hay không lau dọn bàn thờ trước khi cúng ông Công ông Táo?
 
sap dat ban tho ngay Tet
 
- Để hai góc bàn thờ phía trong không bị trống, có thể xếp hai tháp nước: Một bên là 1 - 3 - 5 - 7 chai nước Lavie; một bên là xếp các lon nước nhiều màu cho đẹp mắt. Tiếp đó là hai lọ hoa bày hai bên. 
 
- Hoa trưng bàn thờ có thể bày vài ngày và không để cho hoa héo. Lọ không có hoa thì cho xuống dưới, không nên để lọ không trên bàn thờ. Nếu hoa khô mùi vẫn thơm và gia chủ có ý để cho thơm bàn thờ (như hoa hoàng lan, ngọc lan) thì khi hoa héo vẫn nên để xuống ngăn dưới bàn thờ.
 
- Các đĩa ở giữa hai lọ hoa bày bánh kẹo, hoa quả. Có thể bày bánh kẹo ở giữa, rồi hai bên là hai đĩa hoa quả, hoặc ngược lại. Lưu ý là khi cúng nếu có hoa quả, bánh kẹo thì bày vào đĩa đặt lên bàn thờ. Nếu không cúng dường gì thì nên bỏ đĩa xuống, không nên đặt đĩa không trên bàn thờ.
 
- Tiếp đó là 3-5 ly nước. Nếu thắp hương cúng gia tiên thì dùng 3 ly nước. Nếu thắp hương tế thần dùng 5 ly nước. Không thắp hương thì hạ ly xuống, không nên để ly không trên bàn thờ.
 
- Nhưng trên bàn thờ bày 3 ly nhỏ thì ly giữa là rượu dâng thần. Ly thứ hai đựng trà khô (không pha nước để cúng xong còn vẩy ra xung quanh – coi như là gieo hạt). Ly thứ ba là đựng nước.
 
Nếu dùng 5 ly, thì lần lượt là 5 ly rượu – trà – nước – gạo – muối (gạo muối ở ly này khác gạo muối ở chóe, vì cúng xong là vãi gạo muối ngay).
 
- Hai bên góc bàn thờ ngoài cùng là đôi chân đèn để thắp nến, có ý nghĩa tượng trưng cho đôi vầng nhật nguyệt, cũng ngụ ý nói linh hồn gia tiên không tắt. Ở một số nơi, vị trí đôi chân đèn người ta dùng hai ngọn đèn dầu để thay thế.
 
Phía trước bát hương, gia chủ có thể bày thêm hoa quả tươi, trầu cau, tiền vàng mã. Nếu bàn thờ rộng có thể bày biện thêm đồ cúng lễ khác.
 
don dep ban tho ngay tet
 

Lưu ý khi sắp đặt bàn thờ ngày Tết


 - Không nên bày những thứ hoa quả không ăn được như ớt, bày cả chanh/quất trên bàn thờ để dâng cúng. Chỉ dâng cúng những món hoa quả ngon lành, đẹp mắt, tươi tắn lên bàn thờ để tỏ lòng tôn kính. 
 
- Khi thắp hương, không cắm hương vào mâm lễ, bởi như thế là thủ tục mời vong, cúng chúng sinh. Muốn báo hiệu đó là mâm lễ, hãy cắm que hương vào cốc gạo.
 
- Bàn thờ hướng trực tiếp ra cửa chính, không được đặt ở cuối lối đi. Nếu đường đi lại đâm thẳng vào vị trí bàn thờ sẽ gây tổn hại đến cung tài lộc, nhân đinh của gia đình.
 
- Đèn trên bàn thờ luôn bật sáng để thu hút năng lượng dương.

- Bàn thờ không nên treo trên không, không có chỗ dựa lưng hoặc trên đường đi lại. Bởi nếu làm những điều nói trên, ban thờ sẽ không hội tụ đủ sinh khí hoặc chênh vênh bất an, gia vận lên xuống khó đoán.
 
- Bàn thờ không được đặt ngược hướng nhà. Việc này sẽ khiến các thành viên trong gia đình bất hòa, dễ gặp bệnh tật. Nếu đặt ở vị trí quay sang trái hoặc sang phải nhà thì chủ nhân dễ có tâm sự phiền muộn khó nói ra.
 
- Bàn thờ không được đặt đối diện nhà vệ sinh để người trong nhà tránh được bệnh tật đau đớn.
 
- Bàn thờ nếu đối diện nhà bếp sẽ gây tranh cãi, tính tình gia chủ nóng nảy. Nếu đặt dưới cầu thang sẽ khó có cơ hội phát triển. Nếu đặt trên nền đất lồi lõm sẽ khiến chủ nhân gặp khó khăn tỏng mọi việc. Nếu phía trên, dưới, trái, phải ban thờ có cửa sổ thì chủ nhân dễ bị tán tài.
 
- Không đặt bàn thờ trên nóc tủ. Bàn thờ gia tiên tránh đặt giữa nhà. Bàn thờ gia tiên và bàn thờ Phật không nên đặt đối diện nhau trong một gian phòng. 
 

Sử dụng đồ sau khi cúng:

 
- Sau khi cúng xong, rượu và nước đem ra trước cửa nhà mình, hoặc ban công rưới theo 3 vệt (như quẻ Càn).
 
- Gạo, muối, trà vãi ra xung quanh, gốc cây… gọi là khoản đãi.
 
- Nếu nhà ở chung cư thì mang xuống tầng 1 vẩy theo 3 vệt.
 
- Lưu ý là ly nước tưới 2-3 vạch xong, tưới tiếp ly rượu 2- 3 vạch, đè vạch lên nhau cũng không sao. Nhưng không nên trộn nước và rượu lẫn lộn rồi mới đem rẩy xuống đất.

Kate Nguyễn

Đăng ký kênh Youtube Lịch Ngày Tốt - để không bỏ lỡ những Video HAY và HẤP DẪN nhất TẠI ĐÂY!

Tin cùng chuyên mục

X