(Lichngaytot.com) Cúng Rằm tháng Chạp là 1 trong 3 lễ cúng lớn trong tháng cuối năm. Vậy làm lễ cúng rằm tháng Chạp năm nay vào ngày nào tốt, giờ nào tốt, cần chuẩn bị những nghi lễ gì? Hãy tìm hiểu ngay nhé.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
- 1. Thời gian cúng Rằm tháng Chạp 2021 đúng chuẩn
- 2. Rằm tháng Chạp có giống các ngày Rằm khác?
- 3. Tại sao phải làm lễ cúng ngày Rằm này?
- 4. Sắm lễ cúng ngày Rằm tháng Chạp
- 5. Ai là người thực hiện lễ cúng này?
- 6. Văn khấn Rằm tháng Chạp đúng chuẩn
- 7. Kiêng kỵ trong ngày rằm tháng Chạp
- 8. Một số tục lệ khác trong ngày rằm tháng Chạp
1. Thời gian cúng Rằm tháng Chạp Canh Tý đúng chuẩn
- Cúng rằm tháng Chạp 2020 ngày nào tốt?
Xem lịch vạn niên, ngày rằm tháng Chạp năm Canh Tý rơi vào thứ Tư, ngày 27/1/2021 dương lịch.
Tuy nhiên, theo lệ xưa các cụ truyền lại, lễ cúng này có thể được tiến hành vào ngày 14 âm lịch hoặc ngày chính Rằm chứ không nhất thiết phải chỉ định vào 1 ngày duy nhất.
Ngoài ngày 14 và 15 âm lịch thì cúng vào các ngày khác đều không thiêng.
- Cúng Rằm tháng Chạp 2020 giờ nào tốt?
Ngày 14 tháng Chạp âm lịch năm Canh Tý rơi vào ngày 26/1/2021 dương lịch, tức thứ Ba. Trong ngày hôm đó có các khung giờ hoàng đạo như sau:
Bính Dần (3h-5h): Tư Mệnh
Mậu Thìn (7h-9h): Thanh Long
Kỷ Tị (9h-11h): Minh Đường
Nhâm Thân (15h-17h): Kim Quỹ
Quý Dậu (17h-19h): Bảo Quang
Ất Hợi (21h-23h): Ngọc Đường
Còn ngày chính rằm, ngày 15 tháng Chạp năm Canh Tý tức thứ Tư, ngày 27/1/2021 gồm các khung giờ hoàng đạo sau:
Đinh Sửu (1h-3h): Ngọc Đường
Canh Thìn (7h-9h): Tư Mệnh
Nhâm Ngọ (11h-13h): Thanh Long
Quý Mùi (13h-15h): Minh Đường
Bính Tuất (19h-21h): Kim Quỹ
Đinh Hợi (21h-23h): Bảo Quang
Căn cứ vào các khung giờ hoàng đạo trên, gia chủ có thể sắp xếp và lựa chọn thời gian phù hợp để thuận tiện tiến hành nghi lễ thờ cúng của gia đình mình.
Tuy nhiên, theo lời các cụ xưa truyền lại thì lễ cúng thường sẽ được thực hiện vào ban ngày hoặc tầm chiều tối. Nên cố gắng sắp xếp công viêc để không làm lễ quá muộn, tốt nhất trước khi trời tối.
Trong ngày 14 tháng Chạp, giờ Thìn (7h-9h), giờ Tị (9h-11h) và giờ Thân (15-17h) được coi là khung giờ tốt để tiến hành lễ cúng ngày Rằm cuối cùng của năm Canh Tý.
Trong ngày chính Rằm, giờ Thìn (7h-9h), giờ Ngọ (11h-13h) và giờ Mùi (13h-15h) khá tốt cho việc tiến hành nghi lễ cúng Rằm.
Lưu ý: Không làm lễ cúng rằm khi đã qua ngày chính rằm tháng Chạp, có thể làm lễ cúng trước rằm, tức ngày 14 hoặc làm vào ngày chính rằm, 15 tháng Chạp.
Xem video:
2. Rằm tháng Chạp có giống các ngày Rằm khác?
Trong tháng Chạp, có 3 lễ cúng vô cùng quan trọng không thể bỏ qua. Ngoài 2 lễ cúng là lễ cúng ông Công ông Táo và lễ cúng Tất niên thì lễ cúng Rằm là lễ cúng sớm nhất trong tháng và quan trọng không kém 2 lễ cúng sau.
Theo quan niệm cha ông xưa để lại, cúng Rằm tháng Chạp cũng không khác mấy so với các ngày Rằm khác.
Tuy nhiên, có thể nói chính yếu tố thời điểm đã làm cho ngày Rằm này ý nghĩa khác biệt hơn hẳn so với ngày Rằm bình thường. Bởi đây lại là ngày rằm cuối cùng trong 1 năm, coi như 1 dịp tổng kết những điều đã qua, sẵn sàng chào đón những điều mới, nên trong lòng mọi người đều có phần khẩn trương, chú trọng hơn để lễ cúng rằm cuối cùng trong năm được trọn vẹn, tươm tất nhất có thể.
Thông qua lễ cúng rằm, các gia đình đều muốn thể hiện sự thành kính, chu toàn của mình trong suốt cả năm ròng. Với lễ cúng này, không khí Tết cũng bắt đầu được khởi động, bởi kế tiếp ngay sau đó sẽ là lễ cúng 23 tháng Chạp, chẳng mấy nữa là đến Tết Nguyên Đán.
Theo quan niệm cha ông xưa để lại, cúng Rằm tháng Chạp cũng không khác mấy so với các ngày Rằm khác.
Tuy nhiên, có thể nói chính yếu tố thời điểm đã làm cho ngày Rằm này ý nghĩa khác biệt hơn hẳn so với ngày Rằm bình thường. Bởi đây lại là ngày rằm cuối cùng trong 1 năm, coi như 1 dịp tổng kết những điều đã qua, sẵn sàng chào đón những điều mới, nên trong lòng mọi người đều có phần khẩn trương, chú trọng hơn để lễ cúng rằm cuối cùng trong năm được trọn vẹn, tươm tất nhất có thể.
Thông qua lễ cúng rằm, các gia đình đều muốn thể hiện sự thành kính, chu toàn của mình trong suốt cả năm ròng. Với lễ cúng này, không khí Tết cũng bắt đầu được khởi động, bởi kế tiếp ngay sau đó sẽ là lễ cúng 23 tháng Chạp, chẳng mấy nữa là đến Tết Nguyên Đán.
Kể từ Rằm tháng Chạp người Việt sẽ bắt tay vào chuẩn bị những vật dụng và nghi lễ cần thiết để hoàn tất năm cũ và đón năm mới như lễ cúng ông công ông Táo, cúng Tất niên, cúng Giao thừa và cúng mùng 1 Tết.
3. Tại sao phải làm lễ cúng ngày Rằm tháng Chạp?
Theo quan niệm dân gian, người Việt có mùng 1 âm lịch là ngày Sóc, còn ngày rằm tức 15 âm lịch là ngày Vọng. Ngày Vọng mặt trăng và mặt trời thông tuệ nên những lời cầu nguyện thành tâm sẽ được thần thánh, tổ tiên chứng giám.
Vì thế, người ta tin rằng trong ngày này, chỉ cần con người thành tâm khấn nguyện thì người đã khuất sẽ cảm ứng được và đáp lại lời khẩn cầu.
Bên cạnh đó, lúc mà trời đất đều thông tỏ như vậy con người sẽ cảm nhận được thuần khiết, trong sáng và thanh sạch của tâm hồn. Nghi thức bày ra giống như một cách thức để “rửa tội”, tự kiểm điểm bản thân, đẩy lùi những điều tội lỗi xấu xa bên trong, sống hướng thiện, sáng suốt.
Ngày rằm tháng Chạp cũng là 1 trong 12 ngày rằm trong năm, tuy có điểm giống với những ngày rằm khác nhưng cũng có khá nhiều điểm khác biệt.
Rằm tháng Chạp còn được coi là lễ cúng tổng kết cho 1 năm, là bước chuẩn bị cho lễ cúng Giao thừa, đón Tết Nguyên Đán sắp về. Chính vì thế, lễ cúng ngày rằm tháng Chạp thường được chuẩn bị chỉn chu, tươm tất và nhiều nghi lễ, thủ tục hơn các lễ cúng rằm khác trong năm.
Tùy theo từng địa phương, từng gia đình mà nghi thức cúng lễ này có phần khác biệt, nhưng về cơ bản vẫn giữ những nét chung trong nghi lễ cúng.
4. Văn khấn Rằm tháng Chạp 2020
Khi làm lễ cúng rằm tháng 12 âm lịch này, cần phải đọc văn khấn cúng Thổ công và các vị thần linh trước rồi mới khấn tới gia tiên.
Dưới đây là chi tiết bài cúng ngày Rằm tháng Chạp đối với Thổ công, các vị thần và Gia tiên.
Dưới đây là chi tiết bài cúng ngày Rằm tháng Chạp đối với Thổ công, các vị thần và Gia tiên.
VĂN KHẤN CÚNG THỔ CÔNG VÀ CÁC VỊ THẦN
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
- Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Thần Quân
- Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
- Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
- Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là: ……………………………
Ngụ tại: ………………………………
Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
VĂN KHẤN CÚNG GIA TIÊN
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ (chúng) con là: ……….........
Ngụ tại: ………………….................
Hôm nay là ngày ….. gặp tiết ..... (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ …......, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)