(Lichngaytot.com) Tết là ngày lễ truyền thống quan trọng nhất đối với mỗi người con đất Việt, khi mỗi gia đình lại được quây quần đầm ấm bên nhau. Và mười phong tục ngày Tết đẹp dưới đây là những phong tục dù con cháu có đi xa đến mấy cũng luôn nhớ về.
Tết Nguyên đán là ngày tết quan trọng nhất trong tâm thức của người Việt Nam, dù có ở bất cứ phương trời nào đi nữa.
Vào những ngày này, cha mẹ và con cái tập trung đông đủ, quây quần bên nhau, cùng thực hiện rất nhiều phong tục đẹp đẽ được truyền từ đời này qua đời khác.
Vào những ngày này, cha mẹ và con cái tập trung đông đủ, quây quần bên nhau, cùng thực hiện rất nhiều phong tục đẹp đẽ được truyền từ đời này qua đời khác.
1. Cúng ông Công, ông Táo
Phong tục ngày Tết cúng ông Công, ông Táo thường được diễn ra vào khoảng ngày 23 tháng Chạp đầu năm, khi các gia đình đã dọn dẹp sạch sẽ khu vực bếp nấu và chuẩn bị sẵn mũ áo, tiền vàng và cá chép để tiễn ông Táo về chầu trời.
Táo Quân sẽ bẩm báo với Ngọc Hoàng những việc gia chủ đã làm trong năm vừa qua. Theo quan niệm dân gian, Ngọc Hoàng sẽ quyết định thưởng phạt cho mỗi gia đình căn cứ theo những gì Táo quân báo cáo. Khám phá sự khác biệt thú vị về truyền thuyết Táo quân Việt Nam và Trung Quốc.
2. Lau dọn bàn thờ, sửa sang nhà cửa
Dịp cuối năm cũng là dịp các hộ gia đình đều lau dọn bàn thờ cũng như sửa sang nhà cửa để sẵn sàng đón chờ năm mới.
Lau dọn bàn thờ hay còn gọi là bao sái, có thể gồm những việc như tỉa chân nhang, vệ sinh bát hương, lau bàn thờ sạch sẽ rồi tiến hành sắm sửa mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả cũng thể hiện ước nguyện của gia chủ về một năm mới an khang, thịnh vượng hơn.
Cả gia đình sẽ cùng xắn tay vào lau dọn và trang trí nhà cửa, khiến cho ngôi nhà trở nên rực rỡ, khang trang hơn. Lau dọn nhà cửa mang ý nghĩa tống tiễn những chuyện không vui trong năm cũ, đón chào một năm mới đầy hi vọng.
3. Đi chợ Tết
Chợ Tết bày bàn nhiều loại thực phẩm, hương hoa, cây cối, và các đồ dùng đặc trưng của ngày Tết, đặc biệt là sự xuất hiện của những loài cây và hoa không thể thiếu như quất, đào, mai…
Không khí của buổi chợ ngày Tết sôi động, vui vẻ, là dịp để mỗi gia đình đi sắm sửa những gì còn thiếu cho căn nhà của mình.
4. Tạ mộ cuối năm
Phong tục ngày tết tạ mộ cuối năm là dịp để con cháu cùng nhau ra thăm phần mộ của tổ tiên, dọn dẹp phần mộ sao cho gọn gàng, sạch sẽ và làm lễ cúng mời ông bà về ăn Tết.
Phong tục này thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, luôn tưởng nhớ và biết ơn những người đã khuất của dòng họ mình.
5. Bữa cơm tất niên
Đây cũng là thời điểm cả nhà quây quần bên nhau với không khí vui vẻ, đầm ấm, cùng nói những lời hay ý đẹp chờ đón một năm mới sắp ghé thăm.
6. Cúng giao thừa
Đến đúng thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, người chủ gia đình sẽ làm lễ cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà. Lễ cúng ngoài trời là để cúng các vị Hành Khiển của mỗi năm, còn lễ cúng trong nhà là để cúng các vị ông bà, tổ tiên.
Thông qua phong tục ngày Tết này, người ta gửi gắm những điều mong ước tốt đẹp của mình trong năm mới.
Có thể bạn quan tâm: GIAO THỪA: Nắm chắc thời điểm, cách thức, văn khấn, kiêng kị để sẵn sàng đón năm mới an lành
7. Chúc tết và lì xì đầu năm
Kể từ sau khi tiếng chuông giao thừa điểm, mọi người đã có thể gửi đến cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Con cháu kính chúc ông bà sức khỏe dồi dào, ông bà mong con cháu sẽ có một năm mới học hành tấn tới, sự nghiệp thuận lợi.
Bạn bè, đồng nghiệp cũng có thể gửi những lời chúc tốt đẹp tới nhau thông qua tin nhắn.
Đặc biệt, người Việt Nam còn có phong tục lì xì cho trẻ em. Phong bao lì xì màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, người tặng có thái độ niềm nở, dịu dàng, còn trẻ em được nhận sẽ cầm bằng hai tay với thái độ vui vẻ, lễ phép.
8. Xông đất đầu năm
Đây là người có ảnh hưởng rất lớn đối với vận thế cả năm của gia đình. Do đó, người được chọn xông đất cũng sẽ là người được cân nhắc kĩ cả về tính cách, chức phận, tuổi hợp, năm sinh…
9. Khai bút, xin chữ đầu xuân
Từ sau thời điểm giao thừa, nhân dân ta còn có tục lệ khai bút đầu xuân. Dù đây không phải là một tục lệ bắt buộc nhưng lại tôn vinh truyền thống hiếu học của cha ông ta. Người khai bút sẽ ăn mặc chỉnh tề, ngồi vào bàn làm việc nghiêm túc viết những dòng chữ đầu tiên của năm mới.
Ngoài ra, trong những ngày du xuân, chúng ta còn có thể xin ông đồ những dòng chữ thư pháp mang ý nghĩa tốt lành để cầu chúc sự bình an, may mắn, thuận lợi cho suốt cả một năm.
10. Đi lễ chùa đầu năm
Phong tục đi lễ chùa ngày đầu năm là một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của mỗi người dân Việt Nam. Đi lễ chùa vừa cầu xin sự may mắn, phúc lộc đến với gia đình mình, vừa bày tỏ sự thành kính, biết ơn của mình đối với đức Phật và tổ tiên.
Xem các bài viết khác trên Lịch ngày tốt: