(Lichngaytot.com) Nét đẹp văn hóa thờ cúng Ông Công ông Táo trong ngày 23 tháng Chạp âm lịch đã được lưu truyền từ ông cha ta cho đến nay nhưng đi theo đó là những quan niệm sai lầm có tính hệ thống.
Từ bao đời nay, lễ cúng ông Công ông Táo hay còn gọi là Tết ông Công ông Táo đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc ăn sâu vào trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam.
Thế nhưng vẫn còn những hiểu nhầm về ông Công ông Táo, những quan niệm về ngày này vẫn còn có những sai biệt cần phải làm rõ, khi hiểu rồi chúng ta sẽ thực hiện các nghi lễ thành tâm hơn.
Cúng ông Táo ở dưới bếp, cúng ông Công trên bàn thờ gia tiên
Nhiều người quan niệm sai lầm rằng cúng ông Công và ông Táo cần phải tách biệt: ông Công được cúng trên bàn thờ tổ tiên còn ông Táo phải về đúng vị trí là ở gian bếp. Thật ra quan niệm như vậy là sai lầm.
Trước hết, cần phân định rõ vai trò của ông Công và ông Táo như sau:
– Ông Công là thần cai quản đất đai.
– Ông Táo (3 vị đầu rau) là thần trông coi việc bếp núc của toàn gia đình.
Bạn phải hiểu rằng, lễ cúng 23 tháng Chạp âm lịch là lễ cúng tiễn chung cả ông Công và ông Táo để các vị thần cùng về chầu trời. Cả hai ông Công – vị thần cai quản đất đai và ông Táo trông coi bếp lửa đều cần phải được thờ cúng trên bàn thờ gia tiên.
Xưa, lễ cúng Táo quân thường đặt trong bếp, nơi đặt ban thờ riêng các Táo. Song ngày nay, việc thờ cúng đã đơn giản hóa, nhiều nhà không có ban thờ riêng ông Táo. Vì thế, không nên thực hiện việc cúng lễ ở bếp vì nơi đây chứa nhiều uế tạp, chất thải.
Thực ra, việc cúng ở đâu vẫn là câu chuyện gây đầy tranh cãi cho đến tận bây giờ, tuy nhiên, trước khi thực hiện nghi lễ cúng tiễn thì gia chủ đảm bảo xung quanh vị trí cúng sạch sẽ, tươm tất và quan trọng là có sự thành tâm là đủ.
Ta cần biết rằng, bàn thờ của mỗi gia đình bao giờ cũng phải có 3 bát hương mới đủ lệ bộ. Trong đó, bát hương ở chính giữa là để thờ Thổ công, Táo quân, tiền chủ – chính là những vị thần cai quản mảnh đất gia đình cư ngụ. Hai bát hương hai bên mới chính là để thờ tự các bậc tiền bối, cha ông, gia tiên và tiền tổ của riêng gia đình. Cả ông Công và 3 vị Táo đều phải được thờ phụng trên ban thờ/bàn thờ chính của gia đình.
Thực ra, việc cúng ở đâu vẫn là câu chuyện gây đầy tranh cãi cho đến tận bây giờ, tuy nhiên, trước khi thực hiện nghi lễ cúng tiễn thì gia chủ đảm bảo xung quanh vị trí cúng sạch sẽ, tươm tất và quan trọng là có sự thành tâm là đủ.
Ta cần biết rằng, bàn thờ của mỗi gia đình bao giờ cũng phải có 3 bát hương mới đủ lệ bộ. Trong đó, bát hương ở chính giữa là để thờ Thổ công, Táo quân, tiền chủ – chính là những vị thần cai quản mảnh đất gia đình cư ngụ. Hai bát hương hai bên mới chính là để thờ tự các bậc tiền bối, cha ông, gia tiên và tiền tổ của riêng gia đình. Cả ông Công và 3 vị Táo đều phải được thờ phụng trên ban thờ/bàn thờ chính của gia đình.
Ông Công ông Táo có nguồn gốc từ Trung Quốc
Tại sao Ông Táo lại về trời lại là ngày 23 tháng Chạp mà không phải là ngày 30? Ngày 23 tháng Chạp là ngày mà lý học Đông phương cho là ngày Nguyệt Kỵ. Sách cổ chữ Hán chỉ ghi nhận mùng 5, 14, 23 là ngày Nguyệt Kỵ và không một lời giải thích. Trong truyền thuyết dân gian Việt cho rằng: "Đó là những ngày vua đi, nên kiêng ra đường".
Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương đã chứng minh: Đây chính là phép du niên phiên tinh ngày, tính theo tháng. Ngày của sao Ngũ Hoàng nhập trung theo chu kỳ cửu cung. Xem thêm: Ngày ông Công ông Táo chớ phạm những điều kiêng kị này kẻo mất linh thiêng
"Vạn vật quy ư thổ", hay nói theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành, thì đây chính là ngày kết thúc chu kỳ của Ngũ Hành vào tháng cuối cùng trong năm. Kết thúc chu kỳ Ngũ hành vào ngày 23, đồng thời cũng là kết thúc chu kỳ của 64 quẻ Dịch.
Hành thổ thuộc trung cung, thuộc ngôi Hoàng cực chi phối Ngũ Hành, Theo Lý học Đông phương, thuộc về Hoàng tộc, nên là ngày của Vua Bếp - Táo Quân về Trời.
Chiếc mũ Ông Công, Ông Táo được bán đầy ở khắp chợ, thôn quê ngày nay lại là một hình tượng được cách điệu bằng giấy của chiếc mũ các vua Hùng trên trống đồng Lạc Việt. Đó chính là những điều kỳ diệu của nên văn hiến Việt vì thế đừng cho rằng ông Công ông Táo có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Cầu xin tài lộc, sung túc
Một trong những Sai lầm khi cúng ông Công ông Táo đó là có rất nhiều người cúng ông Công, ông Táo không quên xin được làm ăn phát đạt, tấn tài tấn lộc, sung túc.
Tuy nhiên, theo phong tục từ lâu đời cho thấy Táo Quân lên thiên đình là để báo cáo việc lớn nhỏ của gia chủ với Ngọc Hoàng nên các gia đình chỉ nên khấn và cầu xin Táo Quân báo cáo điều tốt, không nói điều xấu với thiên đình.
Vì thế, việc cầu xin tài lộc, sung túc là không nên. Các gia đình chỉ nên khấn xin Táo báo những việc đã làm được, là thành tích đáng kể của gia chủ trong một năm qua.
Vì thế, việc cầu xin tài lộc, sung túc là không nên. Các gia đình chỉ nên khấn xin Táo báo những việc đã làm được, là thành tích đáng kể của gia chủ trong một năm qua.
Kiêng cúng một số món mặn
Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo không cần quá cầu kỳ, miễn sao thể hiện sự thành tâm của gia chủ với các vị thần cai quản đất đai và thần cai quản nhà bếp. Cỗ cúng ông Táo, các gia đình có thể lễ chay hay mặn đều được.
Lễ chay thì gồm có giấy vàng, giấy bạc, tờ tiền, cau trầu, nước và hoa quả. Nếu gia chủ muốn cúng lễ mặn thì có thể cúng giò chả, chân giò, xôi và các món ăn cổ truyền khác. Tuy nhiên, một số loại thịt từ vịt, chim, ngỗng, trâu, bò, dê, chó... thì không nên dùng để thờ cúng.
Xem Video Chọn ngày giờ đẹp cúng ông Công ông Táo năm Quý Mão năm 2023 chi tiết đầy đủ nhất:
Lễ chay thì gồm có giấy vàng, giấy bạc, tờ tiền, cau trầu, nước và hoa quả. Nếu gia chủ muốn cúng lễ mặn thì có thể cúng giò chả, chân giò, xôi và các món ăn cổ truyền khác. Tuy nhiên, một số loại thịt từ vịt, chim, ngỗng, trâu, bò, dê, chó... thì không nên dùng để thờ cúng.
Xem Video Chọn ngày giờ đẹp cúng ông Công ông Táo năm Quý Mão năm 2023 chi tiết đầy đủ nhất:
Kate Nguyễn