Cài đặt ngày sinh
Cài đặt ngày sinh (DL), giới tính để xem được nhanh nhất
Lịch Vạn Niên - Lịch âm dương - Xem ngày tốt xấu 2024

Những điều kiêng kỵ tạ mộ cuối năm nhất định phải ghi nhớ nếu không muốn bất kính

Thứ Tư, 25/01/2017 14:48 (GMT+07)

Tạ mộ cuối năm là nghi thức không thể thiếu vào mỗi dịp Tết đến xuân về của người Việt. Cái Tết sẽ không còn trọn vẹn nếu con cháu chưa tới thăm hỏi và sửa sang mộ ông bà tổ tiên, đón người đã khuất cùng về đón năm mới. 

Dưới đây là những điều kiêng kỵ tạ mộ cuối năm nhất định phải ghi nhớ nếu không muốn bất kính!

Nhung luu y khi ta mo cuoi nam can phai nho hinh anh 2
 
Tạ mộ cuối năm trước Tết Nguyên Đán là phong tục lâu đời, cũng là nét đẹp văn hóa truyền thống đáng quý của dân tộc Việt. Người ta tin rằng, cuối năm tới sửa sang và làm lễ cúng mộ, cảm ơn thần linh và đón ông bà về nhà thì sẽ được phù hộ độ trì cho làm ăn tốt đẹp, gia trạch hanh thông. Sâu xa và nhân văn hơn, nghi thức này là hành động tri ân nguồn cội, ghi nhớ về người thân, tỏ lòng hiếu lễ của những người còn sống.
 
Người Việt ta vẫn quan niệm, trần sao thì âm vậy, ngày Tết dương thế tưng bừng thì âm phần không thể cô quạnh. Quan trọng hơn cả là tạ mộ như thế nào mới đúng, mới chuẩn, không nên rình rang phô trương mà lại thiếu chân tình. Một số lưu ý hay những điều kiêng kỵ tạ mộ cuối năm dành để bạn đọc tham khảo.
 
1. Việc chính khi tạ mộ là sửa sang, dọn dẹp mộ phần của người nhà cho sạch sẽ, quang đãng. Khi sửa sang phần mộ, chú ý xem mộ phần có bị nước chảy vào không, có bị mối chuột làm tổ hay không, bát hương có bị tổn hại hay không. Nếu có bất cứ dấu hiệu xấu nào về phong thủy thì phải cải thiện, sửa chữa ngay kẻo ảnh hưởng tới gia trạch, con cháu không yên ổn.
 
Việc tiếp theo mà bất cứ nhà nào cũng phải làm khi tạ mộ là làm lễ cúng khấn cảm tạ thần linh thổ địa và mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình. Không cần sắm lễ to, linh đình, chỉ cần biện hoa tươi, quả, hương, nước, trầu cau, thuốc lá, chè, rượu trắng, nến đỏ là đủ. Bởi đây chỉ là nghi thức mời các cụ về ngày Tết, sau đó muốn cúng các cụ nhiều hơn, đầy đủ hơn thì làm cơm tại gia. Để lễ tạ đất, tạ thổ công thổ địa tại mộ thì sắm lễ xôi gà hoặc xôi thịt mồi và cúng ngay tại mộ hoặc miếu thần linh.

Nhung luu y khi ta mo cuoi nam can phai nho hinh anh 2
 
2. Văn khấn tạ mộ cuối năm nên tham khảo cuốn Văn khấn Việt Nam của Hòa thượng Thích Thanh Tuệ. Tiện lợi hơn nữa, bạn đọc thể vào mục văn khấn của Lichngaytot.com để xem các bài văn khấn cho tất cả các dịp, trong đó có văn khấn tạ mộ cuối năm.
 
3. Những người có sức khỏe yếu, đang có bệnh, phụ nữ mang thai, trẻ dưới 10 tuổi không nên ra nghĩa trang. Phần vì tâm linh, phần do những đối tượng này dễ nhiễm hàn khí, âm khí ở nơi mộ phần. Xem kỹ nội dung này tại Ai nên và không nên đi tạ mộ cuối năm.

4. Tuyệt đối không cười đùa, cợt nhả, cãi cọ, đánh chửi nhau khi đi làm lễ.
 
5. Kiêng kỵ việc ăn đồ cúng ở nghĩa trang, vì dễ bị lạnh bụng, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa (chưa kể đến vấn đề tần số tâm linh).
 
6. Kiêng kỵ việc nô đùa, ngồi lên những ngôi mộ vì bị coi là bất kính.
 
7. Kiêng việc ngồi thiền, tập dưỡng sinh, thể dục ở đó vì uế khí dễ xâm nhập vào cơ thể.
 
8. Đi tạ mộ về, nên hơ lửa hoặc tắm nước gừng để thanh lọc các chược khí, âm khí bám vào người và quần áo…
 
Trên đây là những điều kiêng kỵ tạ mộ cuối năm mà ai cũng cần ghi nhớ. Thêm nữa, tạ mộ cuối năm không chỉ là phong tục, là truyền thống mà còn chứa đựng những tình cảm gắn bó thân thiết giữa những con người có chung huyết thống. Người Việt duy trì tục này không bởi lễ tiết mà vì chữ “tình”, chữ “nghĩa”. Thế nên tạ mộ quan trọng nhất là chân tâm thành kính, không cần phải quá câu nệ lễ nghi.

Tin cùng chuyên mục

X