(Lichngaytot.com) Trả lời câu hỏi nhà thuê có cần cúng ông Công ông Táo hay không sẽ giúp chúng ta cảm thấy an tâm hơn vì dù trong hoàn cảnh nào thì việc lưu giữ nét đẹp văn hóa này của người Việt Nam mới là quan trọng nhất.
1. Ở nhà thuê có cần cúng ông Công ông Táo hay không?
Nhất là những người ở nhà thuê, nhà trọ thường xa quê lên thành phố làm ăn, sinh sống nên không phải ai cũng có điều kiện để tổ chức cúng lễ một cách chu đáo.
Theo một số chuyên gia phong thủy, nếu không cúng nhập trạch khi thuê nhà thì người thuê cũng không nhất thiết phải cúng ông Công ông Táo dịp 23 tháng Chạp. Vì thế, không nên lo lắng quá về việc này.
Tuy nhiên, thờ cúng là vấn đề tâm linh, tùy thuộc vào ý nguyện cũng như điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người để quyết định làm lễ cúng hay không, không hề có quy định cụ thể hay bắt buộc cho việc này. Ví dụ một số trường hợp cụ thể như sau:
- Nếu chủ nhà đã làm lễ hoặc hoàn cảnh bản thân không cho phép thì người thuê nhà không phải cúng ông Công ông Táo.
- Nếu thuê nhà nguyên căn, không ở chung với nhà chủ thì đến ngày 23 tháng Chạp nên làm lễ cúng ông Táo. Tuy nhiên, chỉ cần sắm lễ đơn giản như 3 bộ mũ áo cho ông Táo, hoa quả, hương nến, rượu trà, cá chép sống (hoặc bằng giấy, hoặc thay bằng rau câu hay xôi hình cá chép) cùng một số món ăn truyền thống đơn giản.
- Cúng ông Công ông Táo ở cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải tùy hoàn cảnh cụ thể. Nếu chỉ thuê nhà để kinh doanh quần áo, trà sữa, kẹo bánh,... không nấu nướng ở bếp thì cũng không cần cúng ông Táo. Bởi Táo quân là vị thần cai quản việc bếp núc, nếu cửa hàng không có bếp, không có vị Táo quân ngự ở đó thì cũng không cần cúng ông Công ông Táo.
Nhìn chung, cho dù việc cúng lễ ông Công ông Táo khác nhau ở mỗi vùng miền nhưng đều có điểm chung là tùy tâm, quan trọng là lòng thành, không quan trọng hình thức hay việc mâm cao cỗ đầy. Vì thế, nếu người đi thuê nhà mà có nguyện vọng cúng ông Công ông Táo thì làm theo khả năng của mình, nhưng nếu không làm được thì cũng đừng vì thế mà lo lắng.
2. Lưu ý cúng ông Công ông Táo đối với người thuê nhà
Sau khi đã biết nhà thuê có cần cúng ông Công ông Táo hay không, nếu bạn rơi vào trường hợp nên cúng lễ thì nhớ những lưu ý sau.
- Những ai đang sống trong nhà thuê, nhà trọ không có không gian đủ rộng nên làm đơn giản, chủ yếu thể hiện sự thành tâm, cũng không cần phải đốt giấy tiền vàng mã vì dễ gây cháy nổ.
- Không nên tốn kém quá nhiều chi phí: Theo nhà nghiên cứu văn hóa Phạm Đình Hải, tục cúng ông Táo không phải bày biện mâm cao cỗ đầy và không bắt buộc phải khấn theo một khuôn mẫu có sẵn. Bởi đây là dịp gia đình nhìn lại một năm đã qua, kiểm điểm những việc đã làm, cũng như bày tỏ tâm sự, ước nguyện những tốt đẹp cho năm mới chứ không phải tổ chức lớn là để thể hiện sự giàu có của gia chủ.
- Không cầu xin phát tài, phát lộc vì Lễ cúng 23 tháng Chạp mang ý nghĩa tiễn ông Công ông Táo về trời để báo cáo việc lớn việc nhỏ trong năm của gia chủ với Thiên đình. Khi khấn chỉ nên xin Táo bẩm báo những việc tốt đẹp trong năm, việc chưa tốt thì xin nhẹ bớt. Đây cũng là lúc chúng ta tự kiểm điểm với bản thân, cùng sám hối và biết phấn đấu, tu dưỡng hơn nữa trong năm mới.
- Không nên cúng ông Công ông Táo quá sớm, tuyệt đối tránh cúng vào đúng ngày rằm tháng Chạp. Thời gian cúng sớm nhất là từ ngày 20 đến 23 tháng Chạp. Theo tín ngưỡng dân gian, 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo đã bay về chầu trời. Vì thế, việc cúng lễ cần tiến hành trước giờ này.
- Không nhất thiết phải thả cá: Nếu gia đình nào ở nơi thuận tiện cho việc thả cá chép thì mới làm thủ tục phóng sinh cá xuống nước. Chỉ nên cúng tượng trưng, tránh việc thả cá ở những nơi nguy hiểm, dẫn đến trượt chân, té ngã.
- Những ai đang sống trong nhà thuê, nhà trọ không có không gian đủ rộng nên làm đơn giản, chủ yếu thể hiện sự thành tâm, cũng không cần phải đốt giấy tiền vàng mã vì dễ gây cháy nổ.
- Không nên tốn kém quá nhiều chi phí: Theo nhà nghiên cứu văn hóa Phạm Đình Hải, tục cúng ông Táo không phải bày biện mâm cao cỗ đầy và không bắt buộc phải khấn theo một khuôn mẫu có sẵn. Bởi đây là dịp gia đình nhìn lại một năm đã qua, kiểm điểm những việc đã làm, cũng như bày tỏ tâm sự, ước nguyện những tốt đẹp cho năm mới chứ không phải tổ chức lớn là để thể hiện sự giàu có của gia chủ.
- Không cầu xin phát tài, phát lộc vì Lễ cúng 23 tháng Chạp mang ý nghĩa tiễn ông Công ông Táo về trời để báo cáo việc lớn việc nhỏ trong năm của gia chủ với Thiên đình. Khi khấn chỉ nên xin Táo bẩm báo những việc tốt đẹp trong năm, việc chưa tốt thì xin nhẹ bớt. Đây cũng là lúc chúng ta tự kiểm điểm với bản thân, cùng sám hối và biết phấn đấu, tu dưỡng hơn nữa trong năm mới.
- Không nên cúng ông Công ông Táo quá sớm, tuyệt đối tránh cúng vào đúng ngày rằm tháng Chạp. Thời gian cúng sớm nhất là từ ngày 20 đến 23 tháng Chạp. Theo tín ngưỡng dân gian, 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo đã bay về chầu trời. Vì thế, việc cúng lễ cần tiến hành trước giờ này.
- Không nhất thiết phải thả cá: Nếu gia đình nào ở nơi thuận tiện cho việc thả cá chép thì mới làm thủ tục phóng sinh cá xuống nước. Chỉ nên cúng tượng trưng, tránh việc thả cá ở những nơi nguy hiểm, dẫn đến trượt chân, té ngã.
- Không nên đốt vàng mã cho ông Công ông Táo vì họ là các vị Tiên chứ không phải người thường. Ông Táo chỉ cưỡi cá chép nên việc cúng vàng mã mô tả những phương tiện như máy bay, xe hơi, dùng điện thoại là đang thể hiện sự lệch lạc trong nhận thức của một số người.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: