Vì đâu người Đức thích dùng đồ cũ dù cuộc sống họ luôn sung túc?

Thứ Tư, 18/03/2020 09:48 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Người Đức thích dùng đồ cũ đã trở thành thói quen lâu nay của những người hiện đại, văn minh ở đây vì đối với họ đó là lối sống thực tế có tác động tích cực tới cuộc sống và môi trường sống của mình cũng như mọi người.

Nước Đức không chỉ có những chiếc xe ô tô tuyệt vời hay những lâu đài tráng lệ mà còn vì chất lượng cuộc sống cao. Không phải ngẫu nhiên mà các đô thị lớn như Berlin và Munich thường xuyên nằm trong danh sách 10 thành phố đáng sống nhất trên thế giới. Và một điều ít ai nói tới đó là phong cách sống của họ: người Đức thích dùng đồ cũ như một thói quen đẹp, văn minh.
 

Dân tộc yêu đồ cũ


Thực tế cho thấy, đồ của người Đức sản xuất nổi tiếng bậc nhất thế giới, có những chiếc bút bi rơi cắm xuống đất hơn 10 lần vẫn còn dùng tốt. Người Đức xây nhà hơn 120 năm vẫn chưa đổ, và đặc biệt họ rất giữ gìn đồ đạc như là món vật quý trong nhà, đó là lý do dù là đồ cũ nhưng vẫn còn giá trị sử dụng rất cao.
 
Tại Đức, thị trường bán xe ô tô cũ đã rất phát triển và việc giao dịch thường được đăng lên mạng và giao dịch thông qua các trang website điện tử có tiếng. Những con người uy tín đã tạo nên không khí mua bán trung thực, đáng tin dù ở trên thế giới ảo. Họ trao đổi mọi thứ online và cuối cùng sẽ gặp nhau để tiến hành các thủ tục giao dịch trực tiếp. 

Đối với người Đức những đồ vật đã được sử dụng có ký ức lịch sử, có ký ức văn hóa. Nhiều người không mua quần áo mới trong vài năm, họ tìm đến khu chợ trời để săn lùng đồ cũ dù gia đình có hoàn cảnh kinh tế rất tốt, cuộc sống no đủ. Xem thêm: 10 cách tiết kiệm tốt nhất để đảm bảo cho tuổi già an nhàn

Đối với người dân ở đây, họ quan tâm “Chủ nghĩa thực dụng” và họ có ý thức bảo vệ môi trường cao, vì thế thói quen mua đồ cũ  vừa giúp người Đức tiết kiệm chi phí vừa có thể bảo vệ môi trường. Người Đức cho rằng cách tốt nhất là bắt đầu từ những điều nhỏ trong cuộc sống hằng ngày, ví dụ như hạn chế mua quần áo mới.

Rất nhiều người yêu đồ cũ cũng có thể nhặt được những món sản phẩm này ở bên đường, vì không muốn lãng phí tiền, họ có thể nhặt những chiếc tivi, tủ lạnh mà mọi người bỏ lại bên đường về sử dụng. Tại Đức, nhặt rác không phải là việc làm đáng xấu hổ. Xem thêm: 3 câu chuyện cuộc sống ĐAU ĐẦU VÌ TIỀN mà ai cũng phải đối mặt
   
 

Công trình trở thành kiệt tác nghệ thuật vì hiếm có cơ hội xây mới


Có một bức ảnh về kiến trúc Đức có tên “nước Đức không thay đổi” được nhiều người biết đến, nội dung là căn nhà người Đức sửa lại sau chiến tranh thế giới thứ 2 hoàn toàn là phong cách Baroque và kiến trúc Rococo cuối thời Trung cổ .
 
Nước Đức có một nhà hát opera hoàng gia, trong chiến tranh thế giới thứ 2 đã bị máy bay Mỹ ném bom phá hủy, người Đức vô cùng đau xót, một công trình được xây dựng 200 năm mới hoàn thành mà kết cục lại bị phá hủy trong phút chốc.
 
Sau Thế chiến 2, người Đức đã khoanh vùng đống đổ nát lại. Người Đức nhất định phải tìm ra bức ảnh chụp khi xưa, tìm bản vẽ thiết kế khi xưa, nhất định phải trùng tu từng ngôi nhà một theo đúng nguyên dạng ban đầu.

Họ tập hợp một nhóm hơn 100 nhà khoa học, nhà văn hoá học, khảo cổ học, kiến trúc sư, nhân viên kỹ thuật để dành thời gian 35 năm để lợp lại những viên ngói, lát lại những viên gạch bị vỡ nát, hiện nay nhìn thấy nhà hát opere này, bạn không thể biết được nó từng bị bom phá nát rồi được tu sửa lại, và toà kiến trúc này đã trở thành “di sản văn hoá thế giới”.
 
Người của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) nói: “Bản thân hành động này chính là di sản văn hoá thế giới”. Chính vì người Đức yêu quý và tôn trọng văn hoá của họ đến mức độ như vậy, do đó mới gọi là “nước Đức không thay đổi”.
 
Do kinh tế Đức phát triển không dựa vào thị trường bất động sản, cho nên một kiến trúc sư người Đức rất khó để có được một công trình, không dễ trúng thầu, nên nhất định phải chuyên tâm thiết kế, nhất định phải làm công trình trở thành kiệt tác nghệ thuật, nhất định phải để nó lưu danh trăm đời. Do vậy, ở Đức, bạn không thể nào nhìn thấy 2 toà kiến trúc giống hệt nhau.

Người ta nói: Kiến trúc sư Đức họ không coi trọng cái lợi trước mắt, mà là danh tiếng phía sau công trình..
 
 Lê Minh