Halloween là một trong những lễ hội có lịch sử lâu đời nhất và càng ngày càng thu hút nhiều người tham gia với những phong tục kì lạ trong ngày lễ này.
Biểu tượng bí ngô trong ngày Halloween
Bạn có biết, súp bí ngô cũng là một trong những món ăn Halloween không hề "đụng hàng" ở các nước.
Củ cải mới thực sự là biểu tượng của ngày Halloween
Ban đầu người ta dùng củ cải như biểu tượng của Halloween, họ khoét ruột khắc hình mặt quỷ , đặt một cây đèn vào trong với ngụ ý giúp soi đường đi cho các linh hồn. Khi lễ hội này đến Mỹ củ cải đã được chuyển sang bí ngô vì bí ngô lớn hơn, dễ điêu khắc và có nhiều ở Mỹ. Chính từ đây, bí ngô đã trở thành một biểu tượng gắn liền với một trong những lễ hội mùa đông lớn nhất thế giới, Halloween.
Lễ hội lâu đời
Bạn biết gÌ về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội Halloween? Halloween có lịch sử hình thành từ rất lâu đời và là một trong những lễ hội lâu đời nhất trên thế giới.
Ngày lễ này đã được tổ chức trong khoảng 6000 năm trở lại đây và nó được cho là có nguồn gốc từ khoảng 4000 năm TCN tại Ai-Len.
Viết sai chính tả
Halloween có nghĩa là Đêm của những vị thánh hay đêm của những linh hồn, lễ hội diễn ra vào đêm trước ngày 1 tháng 11 hằng năm.
Cách viết đúng chính tả của Halloween thực chất phải là Hallowe’en.
Nét tương đồng của Halloween với "ngày cô hồn" của châu Á
Trò đớp táo
Trò apple bobbing hay trò đớp táo là trò chơi phổ biến trong ngày Hallloween. Những quả táo được cho vào trong chậu nước lớn hoặc treo trên sợi dây và người chơi sẽ dùng răng để đớp lấy một quả. Cũng có rất nhiều trò chơi được biến thể theo đó, điển hình là trò “ăn bánh nướng”. Những chiếc bánh nướng được phủ mật mía hay siro treo trên cây và người chơi phải dùng miệng đớp nó mà không sử dụng tay.
Những thanh niên tới tuổi cập kê tìm mọi cách để lấy quả táo và người nào làm được thì sẽ là người sớm được lập gia đình. Ngoài ra còn nhiều truyền thuyết dân gian khá lý thú như ai gọt vỏ táo Pomona trước một cái gương bên cạnh một cây nến cháy thì sẽ nhìn thấy hình ảnh của người vợ (chồng) tương lai trong gương, hoặc cố gắng giữ vỏ táo càng lâu thì cuộc đời của bạn được kéo dài…
Nguồn gốc của trò này đó là từ những thế kỷ đầu tiên sau công nguyên, người Ý xa xưa đã dùng ngày cuối tháng 10 này để tưởng nhớ nữ thần Pomona, nữ thần trái cây của họ. Biểu tượng của nữ thần Pomona là trái táo.
Mục đích hóa trang ma quái
Người Châu Âu thì cho rằng, những bộ trang phục kỳ quái trong ngày Halloween không phải có xuất xứ từ người Celtic mà có xuất xứ từ chính những người Châu Âu. Vào thế kỷ thứ 9, ngày 2/11 hàng năm và cũng là ngày cầu cho các linh hồn, những giáo dân thường ăn mặc giống như những kẻ ăn mày rồi đi từ làng này sang làng kia để xin những mẫu bánh vụn tượng trưng cho thức ăn nuôi dưỡng linh hồn.
Những người này tin rằng, họ càng xin được nhiều mẩu bánh thì linh hồn của những người thân của họ sẽ nhận được càng nhiều những lời cầu nguyện. Các giáo dân tin rằng, những lời cầu nguyện này sẽ giúp cho những linh hồn người thân của họ còn mắc kẹt ở đâu đó sẽ được lên thiên đàng.
Người Celt tin rằng đêm 31.10 là thời khắc làn ranh giữa nhân gian và địa phủ trở nên mong manh nhất. Chính vì thế, việc hóa trang sẽ giúp cho những người tham gia lễ hội trên đường có thể tránh khỏi những hồn ma thực thụ.
Phù thủy và cây chổi
Người ta cho rằng nếu bạn mặc đồ ngược từ trong ra ngoài và đi giật lùi vào đêm Halloween. Theo truyền thuyết, với cách này đảm bảo bạn sẽ nhìn thấy một phù thủy vào lúc nửa đêm.
Bói người vợ/chồng tương lai
Chim cú
Bên cạnh mèo đen, loài cú là hình ảnh phổ biến trong Halloween. Vào thời Trung Cổ ở châu Âu, cú được loài vật thân thiết với ma quỷ, phù thủy. Mỗi khi cú kêu thì đó là điềm báo ai đó sắp chết.
Phong tục đốt lửa ngày Halloween
Trong lễ hội Halloween thời xưa, người ta thường đốt một đống lửa và chơi đùa, nhảy múa xung quanh. Họ làm như vậy vì mong muốn Mặt trời sẽ chiếu sáng rực rỡ trở lại sau khi mùa đông dài lạnh giá qua đi cũng như cầu mong vận may.
Hình ảnh chú nhện trong ngày lễ Halloween
MiMo