Ngày giờ đẹp cúng ông Công ông Táo 2024: “3 ngày Cát khánh”, mang phước lành bao phủ!

Thứ Ba, 23/01/2024 08:05 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Năm nay có 3 ngày đẹp, được cho là "Cát khánh", nhiều phước lành để làm lễ cúng ông Công ông Táo 2024 vừa linh thiêng lại đúng thuần phong mỹ tục.
Mục lục (Ẩn/Hiện)
 
 
Lưu ý: Nói "Cúng ông Công ông Táo 2024" ở đây ám chỉ theo lịch âm dương là năm Quý Mão. Nhưng vì thời điểm dương lịch đã sang năm 2024 nên gọi chung như vậy. 
 

1. Tết ông Công ông Táo 2024 ngày bao nhiêu?

 
Năm 2024 dương lịch, Tết ông Công ông Táo rơi vào thứ Sáu, ngày 2/2/2024, tức ngày 23 tháng Chạp năm Quý Mão. Đây là ngày Binh Thân, ngày Hoàng Đạo.
 

2. Cúng ông Công ông Táo năm 2024 ngày nào đẹp?

 
Lệ hàng năm, cứ nhằm vào đúng ngày 23 tháng Chạp, các gia đình tiến hành lễ cúng ông Công ông Táo để tiễn các vị Thần cai quản bếp núc trong nhà lên trời, bẩm báo với Ngọc Hoàng về tình hình các gia đình ở hạ giới một năm vừa qua. 
 
Tuy vậy lệ xưa có sự thay đổi để phù hợp hơn với nhịp sống hiện đại của các gia đình, chú trọng vào tấm lòng thành kính, sự linh thiêng kết nối về tâm linh, chứ không phải cứ mâm cao cỗ đầy là xong.
 
Do đó, các gia đình chủ động sắp xếp thời gian làm lễ cúng cho thuận tiện. Nếu không có điều kiện tiến hành vào đúng ngày 23 tháng Chạp, thì có thể cúng trước 1 hoặc 2 ngày cũng không sao, miễn là không quá trễ.
 
Theo Lịch Vạn Niên, tháng Chạp năm Quý Mão có 3 ngày đẹp, được cho là “cát khánh”, mang tới phước lành, may mắn khi tiến hành cúng Táo quân. Cụ thể về ngày giờ đẹp cúng ông Công ông Táo 2024 như sau:
 

Ngày 20 tháng Chạp (30/1/2024 dương lịch)

  • Ngày này rơi vào thứ Ba, ngày Quý Tị, thuộc ngày Đại an Hoàng đạo.
  • Ý nghĩa: Đây được đánh giá là ngày rất cát lành cho nghi thức thờ cúng tâm linh, nhất là cúng Táo quân 2024, hứa hẹn mang lại sự bình an, yên ổn, thịnh vượng, thành công kéo dài, may mắn bền vững. Dù là cầu công danh hay cầu tài lộc đều thông thuận. Mất đồ cũng dễ dàng tìm lại. Người thân ở xa ở gần đều khỏe mạnh, yên vui. Sức khỏe gia chủ thêm tráng kiện, giảm thiểu ốm đau.

Ngày 21 tháng Chạp (31/1/2024 dương lịch)

  • Ngày này rơi vào thứ Tư, ngày Giáp Ngọ, thuộc ngày Lưu niên.
  • Ý nghĩa: Xét về yếu tố lịch học, ngày Lưu Niên sẽ gây sự trì hoãn về mặt thời gian, hành sự có sự chậm trễ nhất định. Có điều, dù việc làm hơi chậm nhưng lại có sự chắc chắn, cũng có thể đạt được kết quả như mong muốn nếu thực sự thành tâm. Tiến hành cúng ông Táo vào ngày này cũng khá phù hợp, dễ được sự bình an về tâm hồn.

Ngày 23 tháng Chạp (2/2/2024 dương lịch)

  • Ngày này rơi vào thứ Sáu, ngày Bính Thân, thuộc ngày Xích khẩu Hoàng đạo.
  • Ý nghĩa: Thông thường ngày này dễ có chuyện cãi vã, thị phi, nên tránh tiến hành những việc quan trọng như cưới hỏi, động thổ... nhưng nếu là việc tâm linh thì không sao. Bởi một khi phát nguyện tâm sám hối, tấm lòng thành khẩn thì không những được các vị Thần Bếp ban phước chở che mà tinh thần gia chủ cũng thêm phần nhẹ nhõm, an tịnh.
 

3. Cúng Táo quân năm 2024 giờ nào tốt?

 
Tương ứng với 3 ngày đẹp cúng ông Công ông Táo 2024 phía trên là những khung giờ Hoàng đạo mà các gia chủ có thể lựa chọn sao cho phù hợp. Cụ thể như sau:
 

3.1 Khung giờ tốt cúng ông Táo ngày 20 tháng Chạp

  • Giờ Thìn (7h-9h): Tư Mệnh – Tiến hành công việc làm ăn phát triển như diều gặp gió, dù khó khăn đến mấy vẫn vượt qua. Tiền của vật chất đem lại đong đầy và rủng rỉnh đầy túi. Cuộc sống sung túc, bình an và hạnh phúc viên mãn.
  • Giờ Ngọ (11h-13h): Thanh Long – Tiến hành mọi việc đều thuận lợi, nhân duyên cát lành, gia đạo hòa thuận, vui vẻ.
  • Giờ Mùi (13h-15h): Minh Đường – Tiến hành mọi việc suôn sẻ hơn, được quý nhân tương trợ, mọi thứ diễn ra thuận lợi như ý muốn.
Lưu ý: Nếu muốn tiến hành bao sái bàn thờ, rút tỉa chân nhang trong ngày này thì nên tiến hành sau giờ Mùi hoặc trong giờ Mùi, nhưng cần đảm bảo tiến hành cúng ông Táo trước đó xong xuôi. 

3.2 Khung giờ lành cúng Táo quân ngày 21 tháng Chạp

  • Giờ Mão (5h-7h): Ngọc Đường – Tiến hành việc gì cũng được quý nhân tương trợ và giúp đỡ, thành công đến bất ngờ ngoài mong đợi, tốt nhất cho khởi sự mới.
  • Giờ Ngọ (11h-13h): Tư Mệnh – Tiến hành công việc làm ăn phát triển như diều gặp gió, dù khó khăn đến mấy vẫn vượt qua. Tiền của vật chất đem lại đong đầy và rủng rỉnh đầy túi. Cuộc sống sung túc, bình an và hạnh phúc viên mãn.
  • Giờ Thân (15h-17h): Thanh Long – Tiến hành mọi việc đều thuận lợi, nhân duyên cát lành, gia đạo hòa thuận, vui vẻ.
  • Giờ Dậu (17h-19h): Minh Đường – Tiến hành mọi việc suôn sẻ hơn, được quý nhân tương trợ, mọi thứ diễn ra thuận lợi như ý muốn.
Lưu ý: Nếu muốn tiến hành bao sái bàn thờ, rút tỉa chân nhang trong ngày này thì nên tiến hành từ giờ Thân hoặc từ sau giờ Thân trở đi, nhưng cần đảm bảo tiến hành cúng Táo quân 2024 trước đó xong xuôi.

3.3 Khung giờ đẹp cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp

  • Giờ Thìn (7h-9h): Kim Quỹ – Tiến hành mọi việc thuận lợi, rất tốt cho những nguyện cầu về việc sinh con.
  • Giờ Tị (9h-11h): Bảo Quang – Tốt nhất cho việc khai trương, làm ăn phát tài phát đạt, lợi nhuận mang về gấp bội phần.
Riêng với giờ Ngọ (11h-13h): Bạch Hổ
 
Dân gian tương truyền, giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp là thời điểm các vị Thần Bếp quy tụ để chuẩn bị lên trời. Đây được coi là khung giờ tối linh thiêng, thích hợp để đưa tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời hơn cả (tốt hơn hết là trước 12h trưa).
 
Tuy nhiên, trong ngày 23 tháng Chạp năm Quý Mão, giờ Ngọ là giờ Hắc đạo Bạch Hổ. Do vậy, tùy quan niệm mỗi gia đình mà chọn ra khung giờ phù hợp, thuận tiện nhất. Không nhất thiết phải cúng vào lúc giữa trưa (chính Ngọ), mà có thể cúng vào các khung giờ đẹp nêu trên (như giờ Thìn hoặc Tị) trong ngày này.

Lưu ý: Trường hợp gia chủ muốn bao sái hoặc tỉa chân nhang trong ngày này, nên tiến hành sau giờ Tị, đảm bảo trước đó làm lễ cúng ông Táo xong xuôi.
 

4. Lưu ý quan trọng khi cúng Táo quân năm 2024


Để nghi lễ tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời đảm bảo được sự linh thiêng, đúng thuần phong mỹ tục, các gia đình cần chú ý một số điểm sau.
  • Thời gian cúng Táo: Tuyệt đối không cúng muộn hơn 23h đêm ngày 23 tháng Chạp. Bởi như vậy là hành động phạm húy, các Táo sẽ tới muộn, không kịp báo cáo với Ngọc Hoàng, cơ sự lỡ dở.
  • Vị trí đặt mâm cỗ cúng Táo: Nếu có bàn thờ ông Táo (thường đặt trong bếp) thì đặt mâm cỗ cúng các Táo ngay tại đó. Trường hợp không có bàn thờ ông Táo riêng, có thể đặt chung với ban thờ gia tiên, chứ không nên để ở mâm cỗ ở bếp hay ngoài ban công.
  • Điều cầu khấn: Khi cúng ông Táo, chỉ nên cầu xin Thần bếp bẩm báo điều tốt của gia đình, tránh những điều không hay. Đồng thời không cầu xin phú quý về vật chất, tiền bạc.
  • Có tiễn thì cũng phải có rước: Khi đã có lễ tiễn ông Táo lên chầu trời thì cũng cần ghi nhớ ngày rước ông Táo về nhân gian. Thông thường là ngày 30 tháng Chạp, tức ngày 9/2/2024 dương lịch. 
Ngoài ngày giờ đẹp cúng ông Công ông Táo 2024, để biết chi tiết về sắm lễ, văn khấn, những điều kiêng kỵ, các thắc mắc thường gặp… mời quý bạn xem tại bài viết: CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO.


Tin bài cùng chuyên mục: