(Lichngaytot.com) Ngày Giáng sinh khá quen thuộc với chúng ta cho dù bạn có tin vào Chúa hay đấng tối cao hay không và gần đây, người Việt Nam xem đây như là ngày lễ lớn chung của cả nước vậy.
1. Lễ Giáng sinh là ngày nào?
Vào dịp này, đông đảo người dân Việt Nam đi chơi ngày 24/12 để đón Giáng sinh, nhưng trong thực tế đó chỉ là "Christmas Eve". Theo tiếng Anh cổ "Eve" là "ngày trước một sự kiện nào đó".
Vào Christmas Eve, người nước ngoài vẫn có những hoạt động mừng Giáng sinh như thăm họ hàng, ăn uống tiệc tùng với gia đình, tham gia nghi thức ở nhà thờ. Sau đó, bước sang ngày 25/12 mới là "Christmas Day".
2. Không nên dùng từ Noel nữa
Ở Việt Nam, chúng ta thường có thói quen gọi ngày Lễ Giáng sinh là Noel, không hiểu điều này xuất phát từ đâu, có thể là từ 'Noël' trong tiếng Pháp. Tuy nhiên, người bản địa đã không dùng từ Noel từ rất lâu, đó chỉ là từ cũ, chỉ còn xuất hiện trong những lời bài hát cũ.
Vì thế, từ nay không nên dùng từ Noel nữa mà nên dùng từ Giáng sinh, hay nếu nói tiếng Anh thì chỉ dùng từ Christmas thì người ta mới hiểu bạn muốn nói đến điều gì.
3. Ngày Giáng sinh không phải là ngày để đi chơi
Hầu như thói quen của người Việt Nam đó là cứ ngày lễ là đi chơi, đi ra đường để hưởng chút không khí ngày lễ.
Thế nhưng, đó là cách chúng ta du nhập văn hóa các nước nhưng không hiểu rõ ý nghĩa gốc rễ của nó. Thực tế, Lễ Giáng sinh của người phương Tây cũng tương tự như Tết Nguyên Đán của chúng ta.
Nghĩ lại xem, khi Tết đến Xuân về chúng ta về quê để ở bên gia đình, lúc này chúng ta sẽ dành thời gian để quây quần bên người thân, trao lì xì cho nhau. Và Giáng sinh cũng có nét tương tư, đó là lúc mọi thành viên trong gia đình các nước phương Tây cùng ở bên nhau trong bữa cơm đầm ấm đón chờ năm mới.
4. Tặng quà Giáng sinh
Văn hóa tặng quà trong dịp Giáng sinh quá quen thuộc nhưng bạn phải lưu ý rằng người Anh đặc biệt không thích những món quà mang ý nghĩa biểu tượng trang trí của công ty hay cá nhân. Ngoài ra, không nên mua quà trị giá đắt tiền cho nhân dịp này, nếu không, họ sẽ nghĩ là bạn đang hối lộ và thậm chí còn có thể bị trả lại quà.
Nếu được mời đến bữa tiệc trong ngày Giáng sinh của người Pháp, món quà tốt nhất nên tặng là một chai rượu để cùng góp vui với gia chủ trong bữa tiệc. Nếu tặng hoa cho người Pháp không bó chung các loại hoa với nhau và đặc biệt, đừng bao giờ tặng hoa cúc cho họ. Người Pháp quan niệm hoa cúc là loài hoa chỉ dùng trong những đám tang.
5. Ngày sinh của Giê-su?
Bách khoa từ điển Anh Quốc (Encyclopedia Britannica) cho biết: “Trong suốt hai thế kỷ đầu tiên của đạo Đấng Ki-tô, các tín đồ phản đối dữ dội việc ăn mừng ngày sinh của những người tử vì đạo và của Chúa Giê-su”. Tại sao? Các tín đồ đạo Đấng Ki-tô xem việc ăn mừng sinh nhật là phong tục ngoại giáo, một thứ phải tuyệt đối tránh. Sự thật là Kinh Thánh không đề cập gì đến ngày sinh của Chúa Giê-su.
6. Không phải tín đồ Công giáo nhưng vẫn đón Noel
Cho đến nay, nhiều người, nhất là giới trẻ lầm tưởng đây là lễ hội văn hóa truyền thống. Đó là lý do trong những ngày này nếu đi ngoài đường, đặc biệt là ở các thành phố lớn ở Việt Nam, du khách nước ngoài sẽ ngỡ rằng đa số người dân Việt Nam theo đạo Thiên Chúa, vì cảnh sắc mừng Chúa giáng sinh còn trang hoàng lộng lẫy hơn cả những quốc gia theo đạo Thiên Chúa.
Thực tế, ở Việt Nam có gần 7 triệu tín hữu công giáo, chiếm khoảng 7,3% dân số cả nước. Thế nhưng vào dịp Noel tại các thành phố lớn như Hà Nội hay Sài Gòn lại được nhiều bạn trẻ hưởng ứng, các công ty, nhà hàng, quán ăn, khu vui chơi, đường phố...đâu đâu cũng thấy không khí của của lễ Giáng sinh.
Tin bài cùng chuyên mục:
Tin bài cùng chuyên mục: