Thứ Hai, 28/01/2019 10:23 (GMT+07)
(Lichngaytot.com) Đó là hàng loạt thắc mắc của các gia đình. Vậy đích xác năm Hợi cúng gì, có cần phải kiêng cúng thịt lợn đêm Giao thừa hay không... hãy cùng Lịch Ngày Tốt tìm hiểu nhé!
1. Năm con vật nào kiêng dâng cúng thịt con vật đó?
Không ít người quan niệm rằng, đến năm tuổi con nào thì nên kiêng kỵ dâng cúng thịt con vật đó trong các nghi lễ thờ cúng dịp Tết.
Nhiều người cho rằng trong năm Kỷ Hợi 2019 thì không nên cúng thịt lợn trong mâm cỗ cúng Giao thừa, mà thay vào đó là thịt gà hoặc bò… Nếu cúng thịt lợn năm Heo thì gia đình dễ gặp nhiều điều không may mắn.
Vậy thực hư chuyện này ra sao?
2. Năm Hợi cúng gì? Có cần kiêng cúng thịt lợn hay không?
Theo các chuyên gia phong thủy và tâm linh, có nhiều người thắc mắc về việc kiêng kỵ dâng lễ vật thờ cúng trong các ngày Tết, trong đó có vấn đề năm Hợi có nên cúng thịt lợn đêm Giao thừa.
Không chỉ năm Hợi, những năm khác như Dậu, Sửu, Tị…, là những năm mà các con vật này làm chủ thể. Theo đó, nhiều người không cúng thịt các con vật đó trong những ngày đầu xuân năm mới.
Đặc biệt là lễ Giao thừa, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Việc “ăn thịt” chủ thể sẽ bị coi là phạm húy hoặc không mang lại may mắn về tài lộc, tình duyên…
Đó chỉ đơn thuần là niềm tin vào một điều gì đó trong đời sống tâm linh của mỗi người. Mọi người được tự do tín ngưỡng, không ai cấm cản được niềm ai đó. Tuy nhiên, điều này không có cơ sở khoa học cụ thể.
Theo
Lịch Ngày Tốt, hãy thử làm một phép lý luận nhỏ, trong
12 con giáp, có con không xuất hiện trong đời sống thực tế như Rồng. Vậy có ai tìm được rồng để làm thịt và cúng Giao thừa hay không?
Đây là quan niệm mang tính duy tâm, duy cảm và cũng có nét duy vật thô sơ. Nó cũng mang một chút tinh thần nhân văn trong đó. Tức là năm con vật chủ thể mà giết thịt thờ cúng là điều ác, nên kiêng kỵ.
Bởi “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, việc cúng hay không tùy thuộc vào quan điểm, ý nguyện và niềm tin của từng người.
Nếu ai còn băn khoăn lo lắng thì có thể tránh để cho tâm tình thư thái. Còn gia đình nào làm thì cũng không sao hết.
3. Mâm cỗ cúng Giao thừa năm Kỷ Hợi không nên nửa chay nửa mặn
Theo
phong tục dân gian, lễ cúng Giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ Tịch, được tiến hành vào giờ Tý (23h-1h) ngày 30 tháng Chạp. Đây cũng là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Việc chuẩn bị mâm cỗ cúng cũng như tiến hành các nghi lễ thờ cúng vào Giao thừa được người dân Việt vô cùng coi trọng.
Theo các chuyên gia phong thủy, mâm cỗ cũng giao thừa không nên nửa chay nửa mặn. Nếu gia chủ cúng chay thì cần chay hoàn toàn.
Điều đặc biệt, lễ phải có
ngũ quả. Ngũ quả chính là tượng trưng cho ngũ phúc (Phúc – Lộc – Thọ - Khanh – Ninh) là những điều con người ta luôn mong ước.
Trong cúng giao thừa phải có sớ viết cẩn thận, tiền vàng phải có đủ cho quan hành khiển, phán quan và ngũ phương long mạch ninh thần… Dù vậy lưu ý không nên sắm vàng mã quá nhiều với ý nghĩ rằng “cúng càng nhiều sẽ càng có nhiều lộc” để tránh lãng phí và mê tín.
Dù là cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời, chuyện thờ cúng nên xuất phát từ tâm. Lễ vật dâng cúng cũng tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình. Cái quan trọng là tấm lòng thành kính của gia chủ.
T.H